ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đạo đức nghề giáo trên báo chí điện tử

Trong bất cứ xã hội nào, người thầy luôn là một hình mẫu chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là "kiến trúc sư trí tuệ" đào tạo ra thế hệ tương lai của dân tộc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều vụ việc vi phạm đạo đức nghề giáo được phanh phui trên báo chí đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong toàn xã hội.

18/03/2018 15:13

 

Mấy ngày nay, dư luận đang rất xôn xao vì vụ một cô giáo trường tiểu học Bình Chánh (Long An) sau khi phạt học sinh quỳ trong lớp đã bị phụ huynh yêu cầu phải quỳ lại để xin lỗi. Ảnh: TL

Vấn đề đạo đức nghề giáo trên báo chí điện tử

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống truyền thông trong ngành giáo dục”, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp về truyền thông để nâng cao trách nhiệm và đạo đức người thầy trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Các bài viết về đạo đức nghề giáo xuất hiện khá nhiều trên các báo điện tử. Trong vòng 6 tháng, từ 9/2016 đến tháng 2/2017 đã có 525 bài viết trên báo Tuổi trẻ online (TTO), VNExpress (VNE), Dân trí, và Giáo dục thời đại online (GDTĐO) về vấn đề này.

Qua các bài báo, độc giả nắm bắt được những thông tin nhanh chóng, kịp thời về tấm gương 4 cô giáo cứu 15 học sinh mầm non thoát khỏi lũ dữ ở Phú Yên, cô giáo Nguyễn Thị Hợi, 29 năm gieo chữ dạy học ở những trường khó khăn nhất của huyện đảo Vân Đồn, cô Đoàn Thị Thảo dành trọn 30 năm gắn bó với giáo dục mầm non ở vùng cao tỉnh Sơn La, thầy Lê Văn Tuấn hàng chục năm cắm bản dạy học,...

Bên cạnh đó, nhiều vụ việc được báo chí phản ánh gây bức xúc toàn xã hội như vụ học sinh bị xe taxi tông gãy chân ở trường Nam Trung Yên, nữ sinh bị bỏng cồn ở trường Phan Đình Phùng, cô giáo dùng dép tát và thúc vào bụng trẻ tại mầm non Sen Vàng, cô giáo cho 43 bạn tát vào mặt một nam sinh vì nghi chửi bạn....

Xu hướng các bài viết tích cực và tiêu cực có sự chênh lệch giữa các báo. Trong khi số lượng bài viết tích cực và tiêu cực trên VNE và Dân trí là khá cân bằng, GDTĐO đa phần là các bài viết tích cực.

Những tấm gương tiêu biểu về đạo đức người thầy cần được lan tỏa, nhân rộng hơn. Ảnh: TL

Thông tin về đạo đức nghề giáo cơ bản tập trung vào 3 nội dung lớn: nêu gương sáng về đạo đức người thầy; phê phán các vụ việc vi phạm đạo đức; và phản ứng của cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này.

Bài viết nêu gương sáng về đạo đức nghề giáo thường được khai thác ở các khía cạnh: Các tấm gương giáo viên bám trường bám lớp, dạy học ở vùng cao, nơi đảo xa hay những hành động đẹp ngoài việc dạy học của giáo viên như hiến đất xây trường, mua sữa cho học sinh uống, dạy miễn phí cho trẻ khuyết tật, bệnh down...

Trong ngành giáo dục, có rất nhiều tấm gương tâm huyết với nghề, cống hiến cả cuộc đời cho ngành giáo dục, gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Tuy nhiên, các bài viết ca ngợi các nhà giáo thường được viết theo dạng phản ánh, nêu thành tích của cả cuộc đời theo dấu mốc từng năm tháng.

Tiêu đề các bài báo thường rất dung dị như “Có một người giáo viên như thế” (báo Lao Động, 19/11/2017), “Cô giáo hết lòng với trẻ em vùng cao” (GDTĐO, 25/1/2017), “Thầy giáo 14 năm cắm đảo” (VNE, 16/11/2016), “Cô giáo Tây Nguyên xung phong dạy VNEN” (TTO, 14/12/2016), “Hai cô giáo ươm mầm học nơi đảo xa” (18/11/2016), “Nhà giáo nhân dân người Khmer nặng lòng với công tác khuyến học” (Dân trí, 4/12/2016),... Cách viết tuyên truyền, nêu gương các điển hình vẫn theo mô-típ truyền thống, nên đa phần đơn điệu, thiếu hấp dẫn đối với độc giả.

Bên cạnh đó, các bài viết phê phán vụ việc vi phạm đạo đức nghề giáo thường được đưa theo tuyến bài, khai khác nhiều khía cạnh của vụ việc, không chỉ phê phán các hành vi xâm phạm đến thân thể, danh dự, tiền bạc của các cá nhân, tổ chức của đội ngũ những người trong nghề (như đánh học sinh gây thương tích, đe dọa phụ huynh, tham nhũng tiền bạc,...), mà còn phản ánh những vi phạm như che giấu, trốn tránh trách nhiệm, trì trệ trong cách giải quyết công việc,... Chẳng hạn, sự kiện em Trần Chí Kiên bị xe taxi chở cô Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên đâm gãy chân được 58 bài báo đề cập, hay vụ việc cô giáo dùng dép tát và thúc vào bụng trẻ tại Trường Mầm non Sen Vàng xuất hiện trên 20 bài viết trong 4 tờ báo trong diện khảo sát.

Bên cạnh 2 mảng nội dung rất đậm nét nêu trên, báo chí cũng phản ánh một cách nhanh chóng, kịp thời ý kiến phản hồi của các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục và các ban, ngành liên quan đến sự kiện, thể hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vấn đề đạo đức nghề giáo và những thông tin được phản ánh trên báo chí.

Những cô giáo anh hùng tại Trường Mầm non xã An Hiệp. Ảnh: TL

Ngay sau khi báo chí đưa tin về sự kiện "Bốn cô giáo trường mầm non ở Phú Yên cứu học sinh khỏi lũ dữ", Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thư khen cho các cô.

Trên VNE ngày 15/12/2016 đăng toàn văn Thư khen của Thủ tướng, trong đó có đoạn: “Tôi rất xúc động biết tin ngày 13/12 với lòng dũng cảm, trách nhiệm và tình người sâu sắc, các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp và người dân địa phương đã cứu giúp, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho học sinh khi lũ về nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng. Thật cảm động trước suy nghĩ của các cô giáo thà cô chết chứ không để trò chết”.

Ở những sự kiện vi phạm đạo đức nghề giáo, như vụ Cô giáo dùng dép tát và thúc vào bụng trẻ tại mầm non Sen vàng (Hà Nội), các báo đều đăng tải các bài viết thể hiện phản ứng kịp thời của cơ quan quản lý Nhà nước. Như bài viết "Đuổi việc hai cô giáo dùng dép tát và thúc gối vào bụng trẻ mầm non "(6/2/2017) có ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Bộ đã chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra làm rõ vụ bạo hành trẻ tại nhóm lớp độc lập, tư thục Sen Vàng, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nếu có sai phạm xử lý nghiêm theo quy định”.

Trong ngày hôm đó, Dân trí còn đăng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tiêu đề “Bộ GD&ĐT chỉ đạo Hà Nội xử lý nghiêm vụ cô giáo mầm non dùng dép tát trẻ”, có đoạn: “Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra làm rõ vụ việc, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định;... báo cáo kết quả về Bộ GD&ĐT (qua Vụ Giáo dục Mầm non) trước ngày 10/2/2017”.

Đặc điểm quan trọng của báo điện tử là cơ chế phản hồi, comment của độc giả dưới từng bài viết, thể hiện phản ứng của dư luận xã hội đối với từng vụ việc. Các tờ báo TTO, Dân trí và VNE đều có nhiều lượt bình luận của độc giả, thậm chí, tỷ lệ bài viết có bình luận của độc giả lên tới 96% (VNE) và 83% (TTO), trong khi, GDTĐO không có lượt bình luận nào trong 117 bài viết về đạo đức nghề giáo. Nhiều bài viết có số lượng comment lớn như bài “Thà cô chết chứ không để trò chết” (301 comment trên VNE), “Màn đối đáp dẫn tới đánh nhau giữa thầy giáo và nữ sinh” (VNE, 775 comment)... Những bình luận của độc giả giúp bài báo có cái nhìn đa chiều hơn, đồng thời, qua đó, độc giả cũng thể hiện được thái độ của mình đối với bài viết và vấn đề được đề cập trong bài báo.

Trong bất kỳ xã hội nào, nghề giáo luôn là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ảnh: TL

Một số vấn đề đặt ra

Nghề giáo là một nghề được xã hội quan tâm, có vai trò định hướng tư tưởng và giáo dục tri thức, nhân cách cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Bên cạnh phần lớn các thầy cô giáo giữ vững được phẩm chất đạo đức người thầy trong việc gieo mầm tri thức, vun trồng nhân cách cho các thế hệ học trò, đem đến những bài học về đạo làm người, vẫn xuất hiện một bộ phận giáo viên vô tâm hành hạ, đánh đập, dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học trò, hay chạy theo lối sống kim tiền, tự đánh mất mình, mất lòng tin của xã hội.

Cần có các cơ chế, chính sách phù hợp, chăm lo đến đời sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần) để nhà giáo làm việc và cống hiến.

Để nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, cần đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Đặc biệt cần đẩy mạnh truyền thông về các tấm gương đạo đức, khai thác thông tin phong phú, đa dạng về người thầy ở nhiều góc tiếp cận khác nhau, không nên chỉ tập trung vào gương sáng của người thầy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cần đa dạng hóa hình thức thể hiện để tạo ấn tượng hiệu quả đối với công chúng và cũng là để những tấm gương tiêu biểu về đạo đức người thầy thực sự có ý nghĩa tạo động lực và sức mạnh lan tỏa, nhân rộng hơn giá trị của nghề giáo, nghề nghiệp được cả xã hội tôn vinh ./.

Theo: Đặng Thị Thu Hương - Huỳnh Văn Bi/ Tạp chí Người Làm Báo

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khai giảng đào tạo nghiệp vụ nhà hàng

Khai giảng đào tạo nghiệp vụ nhà hàng

17:00 , 28/03/2024

Sáng ngày 28/3, tại thành phố Thanh Hoá, Trung tâm đào tạo, xúc tiến du lịch Thanh Hoá đã tổ chức lễ khai giảng, đào tạo nghiệp vụ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng.

Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu năm 2024

Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu năm 2024

16:57 , 28/03/2024

Sáng ngày 28/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Xuất bản, In và phát hành, Bộ Thông tin truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu năm 2024 cho các cán bộ, thành viên đội liên ngành phòng chống in lậu tỉnh và các cán bộ văn hoá của các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Công an huyện Hà Trung bắt 3 đối tượng  mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an huyện Hà Trung bắt 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

16:45 , 28/03/2024

Công an huyện Hà Trung vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Hội nghị Ban Thường vụ  Tỉnh uỷ tháng 3

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tháng 3

16:45 , 28/03/2024

Ngày 28/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để đánh giá kết quả thực hiện quý I; đề ra nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Công an thành phố Thanh Hóa bắt 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

Công an thành phố Thanh Hóa bắt 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

16:43 , 28/03/2024

Công an thành phố Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả" là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, sinh năm 1995 ở phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, sinh năm 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hoá “Kinh doanh trên nền tảng số”

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hoá “Kinh doanh trên nền tảng số”

16:38 , 28/03/2024

Tối ngày 27/3, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức Diễn đàn doanh nhân số thứ 2 với chủ đề “Kinh doanh trên nền tảng số”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp livestream qua các nền tảng mạng xã hội đã thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các doanh nghiệp.

Thọ Xuân tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024

Thọ Xuân tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024

16:32 , 28/03/2024

Huyện Thọ Xuân vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 28/03, ngày 29/03/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 28/03, ngày 29/03/2024

16:20 , 28/03/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 28/03, ngày 29/03/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều hửng nắng.

Tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

15:49 , 28/03/2024

Để đẩy mạnh công tác tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

15:33 , 28/03/2024

Thực hiện Công văn số 1655/BCT-TTTN ngày 18/3/2024 của Bộ Công Thương về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định; Công văn số 3801/UBND-KTTC ngày 21/3/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định. Sở Công Thương đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể, như sau: