Nhà báo Thành Công - Báo Quảng Nam: "Lĩnh vực tài nguyên, môi trường luôn có sức hút riêng"
Nhà báo Thành Công (Báo Quảng Nam), đại diện cho nhóm tác giả vừa đoạt giải A- Giải Báo chí Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV với phóng sự "Dấu chân những người giữ rừng" cho biết: "Lĩnh vực tài nguyên, môi trường luôn có sức hút riêng vì tính nóng bỏng, thời sự và ý nghĩa xã hội của nó".
Nhà báo Thành Công (thứ 3 từ phải sang) trong Lễ trao Giải thưởng Báo chí Tài nguyên - Môi trường lần thứ IV (Ảnh: NVCC)
Tối 28/8, tại Cung Văn hóa, Lao động Hữu nghị Việt - Xô, TP. Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường lần IV năm 2018. Điều đặc biệt đây là lần đầu tiên Báo Quảng Nam gửi tác phẩm dự thi nhưng lại “ẵm” luôn một giải A với tác phẩm “Dấu chân những người giữ rừng” của hai tác giả: Thành Công, Alăng Ngước và một giải C với tác phẩm “Biến động tài nguyên nước” của tác giả Nguyễn Quang Việt. Phóng sự “Dấu chân những người giữ rừng” gồm 4 kỳ: Gác cổng rừng thiêng, Theo bước lực lượng “biệt phái”, Ân nhân của động vật hoang dã, Đổi lấy màu xanh.
Trò chuyện với chúng tôi sau khi nhận được giải thưởng, nhà báo Thành Công không giấu nổi nỗi xúc động. Anh cho biết mình khá bất ngờ khi được trao Giải A- Giải Báo chí TN-MT. “Khoảnh khắc được mời lên và xướng tên nhận giải, chúng tôi cực kỳ xúc động. Chắc chắn đó là một cảm xúc khó có thể quên của cá nhân tôi và tôi nghĩ những đồng nghiệp của tôi ngày hôm qua cũng vậy”, anh chia sẻ thêm.
Để hiểu thêm về phóng sự này, Phóng viên Cổng Thông tin Điện tử Hội Nhà báo Việt Nam đã có cuộc trò chuyện nhanh cùng với nhà báo Thành Công.
PV: Chắc chắn để thực hiện được 4 kỳ trong phóng sự “Dấu chân những người giữ rừng”, các anh đã phải băng rừng, vượt suối hết sức khó khăn, nguy hiểm. Xin anh hãy chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ?
Nhà báo Thành Công: Chúng tôi mất gần 20 ngày để đi, tìm và gặp những con người, những câu chuyện làm tư liệu cho loạt bài này. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh em chúng tôi, là hai ngày cùng ăn, cùng ở, cùng băng rừng đi tuần tra với anh em kiểm lâm của Trạm chốt chặn rừng lim Lăng – Zuôih (thuộc Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Bắc Sông Bung). Để đến được cánh rừng lim, chúng tôi băng bộ suốt 3 giờ đồng hồ giữa rừng già, đến lúc về được lán trại, gần như không thể nhấc chân lên được vì căng cơ. Một chuyến đi vất vả nhưng bù lại, là trải nghiệm chân thực về những gian khó của anh em cán bộ kiểm lâm. Tôi và đồng nghiệp rất ấn tượng và yêu mến sự nhiệt tâm, tình yêu của họ với rừng, với công việc thường ngày của mình.
PV: Được tận mắt chứng kiến rừng bị “chảy máu” cũng như sự tâm huyết của người giữ rừng, anh đã có những suy nghĩ gì?
Nhà báo Thành Công: Trong hành trình làm báo, tôi và đồng nghiệp Alăng Ngước đã tham gia viết bài nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng như vụ phá rừng pơmu ở biên giới cửa khẩu Nam Giang. Chúng tôi cũng gặp được những câu chuyện đầy tâm huyết của người giữ rừng, như trong loạt bài phản ánh. Hai mảng tối, sáng của rừng vẫn đang từng ngày hiển hiện, mừng vì còn có những con người ngày đêm tận tụy giữ rừng, nhưng cũng đau đáu nỗi niềm khi “máu rừng” vẫn chảy đâu đó phía đại ngàn. Chúng tôi nghĩ rằng, bằng trách nhiệm và ngòi bút của người làm báo, mình cần phải lên tiếng để góp phần giữ lấy màu xanh của rừng, đồng thời ngăn chặn những hành động hủy hoại môi trường, hủy hoại rừng.
Nhà báo Thành Công trong một chuyến công tác - (Ảnh: NVCC)
PV: Bên cạnh lực lượng chuyên trách thì trong phóng sự của các anh còn nhắc đến những người dân tự nguyện đứng ra giữ rừng đặc biệt có người trước đây từng là lâm tặc. Được tiếp xúc với họ, chắc hẳn anh đã cảm nhận được tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho rừng xanh?
Nhà báo Thành Công: Họ là những con người đặc biệt, rất đặc biệt. Gặp họ, chúng tôi cảm nhận được tình yêu lạ kỳ, sâu thẳm và thủy chung của họ với mẹ rừng. Với họ, rừng như một thứ “tôn giáo”, một “tín ngưỡng” thiêng liêng, mà họ có trách nhiệm gìn giữ bằng tay, bằng mắt, bằng trái tim mình. Những người đồng bào còn rất nghèo khổ, nhưng họ vẫn sẵn sàng đổ mồ hôi, thậm chí máu xương của mình để bảo vệ rừng.
PV: Điều mà anh tâm đắc nhất về phóng sự này là gì?
Nhà báo Thành Công: Chúng tôi nghĩ rằng những nhân vật, câu chuyện của mình chỉ là một lát cắt trong rất nhiều câu chuyện, con người vẫn đang ngày đêm gắn bó, ra sức giữ rừng, giữ lấy màu xanh của thiên nhiên. Một lát cắt chân thực, sinh động, bằng chính trải nghiệm của chúng tôi trong hành trình theo chân họ, sống với họ, chứng kiến và lắng nghe. Nhờ chất liệu rất thực, rất sống ấy, mà có lẽ tác phẩm của chúng tôi may mắn được chọn trao Giải A.
PV: Là một nhà báo, anh thấy vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc tuyên truyền, vận động bảo vệ rừng xanh quan trọng như thế nào?
Nhà báo Thành Công: Chúng tôi nghĩ rằng, báo chí là một kênh quan trọng để chuyển tải thông điệp tuyên truyền, biểu dương và tôn vinh những hành động đẹp. Đồng thời, có mặt và lên tiếng ngay ở những điểm nóng về vấn nạn phá rừng, kịp thời cảnh báo để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm. Sự dấn thân của người làm báo sẽ góp một phần quan trọng cho công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ rừng.
PV: Xin trân trọng cám ơn anh!
Ngô Khiêm/ Cổng TTĐT Hội Nhà báo VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 - Vòng loại khu vực Bắc Trung Bộ
Chiều 29/6, tại cụm sân cỏ nhân tạo Việt Hùng, Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 - khu vực Bắc Trung Bộ đã chính thức khởi tranh với 3 trận đấu đầy hấp dẫn. Đây là lần đầu tiên hệ thống giải bóng đá 7 người Vô địch Quốc gia do VietFootball gây dựng và phát triển đặt chân đến Thanh Hóa.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Đảng bộ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nêu cao y đức, xây dựng bệnh viện chuyên khoa đầu ngành ung bướu của tỉnh ngày càng phát triển. Với định hướng chiến lược rõ ràng, Đảng bộ Bệnh viện đã và đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao về lĩnh vực ung bướu ở khu vực Bắc Trung bộ.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động
Tận dụng nguồn lực hiện có nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu lâu dài là quan điểm quan trọng trong việc sử dụng tài sản công phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp. Việc làm này không chỉ giúp chính quyền 2 cấp vận hành thông suốt mà còn tiết kiệm nguồn lực xã hội, củng cố lòng tin ở Nhân dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phương án sử dụng các công sở, tài sản công được các địa phương lập phương án cụ thể, bố trí khoa học và hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho thời điểm đưa chính quyền địa phương 2 cấp vào vận hành.

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ ATM công nghệ từ
Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng. Quy định này áp dụng với tất cả các loại thẻ có dải từ, bao gồm cả thẻ chỉ có dải từ và thẻ kết hợp chip với từ.

Từ ngày 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Theo Nghị định số 151/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai. Từ ngày 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ là người trực tiếp ký cấp sổ đỏ trong các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng hình sự cộm cán
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Vi (tức Vi “ngộ”) sinh năm 1981, trú tại 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình và Lê Kim Thu (tức Thu vệ sĩ), sinh năm 1984, trú tại phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cùng nhiều đối tượng khác có liên quan. Đây đều là những đối tượng hình sự cộm cán, từng nhiều lần bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.