ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đến với Trường Sa để thêm trách nhiệm hơn với nghề!

Vừa trở về từ chuyến công tác Trường Sa, nhà báo Lữ Mai (Báo Nhân Dân) vẫn còn bao luyến lưu, bồi hồi về mảnh đất ngoài khơi xa. Chị cho biết: "Với mỗi nhà báo được đến với Trường Sa là một trải nghiệm thú vị mà ở đó chúng ta sẽ được bồi đắp thêm tình yêu, trách nhiệm với nghề".

26/05/2019 07:05

Đảo là nhà, biển cả là quê hương

Đây có phải là lần đầu tiên chị đến với Trường Sa? 

Đây là lần đầu tiên tôi có chuyến công tác đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trước lúc khởi hành, tôi khá hồi hộp dù trước đó đã đi công tác nhiều, bởi tôi biết nơi mình đến và trái tim mình đang gần như loạn nhịp khi nhắc tới hai từ biển đảo thiêng liêng. Tôi thuộc số ít thành viên trên tàu không bị say sóng, ngay buổi bình minh đầu tiên trên tàu KN 490 đã lên boong tàu từ lúc 4h45 phút, khi cả đoàn còn ngủ bù sau đêm dài vật vã. 

Nhà báo Lữ Mai cùng các nhà báo trong chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai cùng các nhà báo trong chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Trên quần đảo Trường Sa, ngoài những người chiến sĩ ngày đêm can trường canh gác biển đảo thiêng liêng, hẳn còn những những nhân vật thầm lặng đang hy sinh tuổi xuân cho mảnh đất này. Họ là ai?

Tôi có mặt trong đoàn công tác số 11 trên tàu KN 490 vào những ngày tháng 5 lịch sử. Đoàn đến thăm, tặng quà các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Nam Yết, Đá Lớn C, Đá Đông B, Trường Sa Đông, Đá Lát, Trường Sa và Nhà giàn DK1/14 Tư Chính. Mỗi điểm đảo, Nhà giàn hay chính trên con tàu KN 490 đều để lại dấu ấn sâu đậm với tôi. Trên tàu, các bộ phận từ thủy thủ, tổ máy, tổ xuồng, nhà bếp, phục vụ… đều chu đáo và làm việc hết công suất. Nếu không đi tàu, tôi không thể hiểu được gần như anh em trên tàu chỉ có một vài tiếng để ngủ. Thủy thủ đương nhiên trực ngày, trực đêm; tổ bếp ngày phục vụ bốn bữa ăn, bữa khuya tầm 10h mới kết thúc, công cuộc dọn dẹp xong lúc nửa đêm và trời mờ sáng bếp đã lại bắt đầu lo hậu cần; tổ xuồng chuyên việc đưa đón đại biểu xuống đảo, về tàu luôn lạnh lùng với những khẩu lệnh: Nhanh chân, rút chân lên, cúi đầu xuống… nhưng họ luôn chìa bàn tay chai sạn, ấm áp để đỡ tất cả mọi người, sẵn sàng dùng thân mình che đỡ cho đại biểu khỏi những cú đập người vào chướng ngại vật.

Nhà báo Lữ Mai và các chiến sĩ trên đảo (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai và các chiến sĩ trên đảo (Ảnh: NVCC)

Ở mỗi đảo, tôi đều có những ấn tượng riêng với nhiều nhân vật. Đó là những thầy giáo như thầy Phú (đảo Song Tử Tây), thầy Tình (đảo Trường Sa). Hai thầy không còn bố mẹ, qua tuổi ba mươi đã lâu mà chưa lập gia đình, coi trẻ trên đảo như con. Công việc của một người thầy nơi đảo xa không giống với đất liền. Các thầy dạy lớp ghép, học trò từ tuổi đi nhà trẻ đến lớp năm, họ vừa làm thầy, vừa làm bảo mẫu theo đúng nghĩa. Rồi có những chi tiết nho nhỏ, vui vui khiến chúng tôi thêm tin yêu người lính đảo. Chẳng hạn, lính đảo Trường Sa Đông khi được hỏi về mùa bàng vuông đã “báo cáo” các thủ trưởng và đại biểu rằng toàn đảo chỉ còn đúng hai quả đang xanh trên cành, đủ hiểu họ yêu cây, yêu đảo đến thế nào. Đó mới thực đảo là nhà, biển cả là quê hương.

Món quà thiết thực hơn

Trường Sa hôm nay đang từng bước đổi thay, thế nhưng để tìm một điểm khác biệt nhất ở nơi đây, chị sẽ ưu tiên nói về điều gì?

Lần đầu tiên đến với Trường Sa nhưng những tin tức về biển đảo luôn được người trong nghề như chúng tôi theo dõi. Điểm mới trong chuyến đi lần này tôi nhận thấy là ở đảo Song Tử Tây có đặt một chiếc máy ép rác có tên là C-Sea nhằm tái chế rác thải nhựa, rác thải rắn. Chiếc máy được chế tạo bởi kỹ sư Trần Vũ Thành – người đã có 7 lần đi Trường Sa và Nhà giàn. Anh cũng là người sáng chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt hiện có mặt trên hầu hết các đảo, Nhà giàn. Sự quan tâm đến biển đảo từ những chi tiết như môi trường, nguồn nước khiến chúng tôi tin tưởng vào tinh thần đoàn kết, yêu thương, cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước.

Mỗi chuyến đi công tác người ở đất liền ra luôn mang theo những món quà để tặng chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Theo chị, chúng ta có nên suy nghĩ thêm về những món quà thiết thực hơn nữa dành cho các chiến sĩ ?

Đến với biển đảo, tôi tin rằng tinh thần và tấm lòng ai cũng đau đáu, thiết tha. Song, nếu chỉ thế thôi dường như chưa đủ. Chúng tôi chứng kiến có những đoàn công tác rất kỳ công mang máy chiếu, thiết bị công suất lớn, kích thước lớn ra đảo và lại bùi ngùi đưa chúng quay về vì không phù hợp để hoạt động. Ngược lại, có những món quà rất nhỏ mà lính đảo rưng rưng khi vừa nhìn thấy như: Sấu Hà Nội, mận hậu Lạng Sơn, hạt giống các loại cây từ đất liền…

Tôi còn nhớ, trong chuyến công tác này, nói về quà tặng cho đảo, đồng chí Nguyễn Tài Anh, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhận định, thay vì chỉ tặng hiện vật cho các điểm đảo, các đoàn công tác nên tìm hiểu, nghiên cứu để tặng “chiếc cần câu” giúp chiến sĩ cải thiện cuộc sống như một khu nhà trồng rau công nghệ mới cho những điểm đảo khó khăn về tăng gia hoặc khu chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải để phục vụ trồng trọt… Cùng với máy lọc nước, máy ép rác, đó là những ý tưởng chúng tôi thấy thực tế.

“Sẵn sàng” gửi thông tin về tòa soạn

Thế còn câu chuyện tác nghiệp trên biển, hẳn là sẽ rất gian nan, thưa chị?

Tổ phóng viên trong đoàn công tác số 11 năm 2019 có năm đồng chí thuộc: Báo Nhân Dân, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật, Tạp chí Cơ yếu. Chúng tôi được được Thủ trưởng và đoàn công tác tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác nghiệp, tìm hiểu thông tin cũng như nhận định hướng tuyên truyền. Tất cả những chuyến xuồng đầu tiên từ tàu vào đảo và Nhà giàn đều có Thủ trưởng đoàn công tác và các nhà báo; khi lên đảo và Nhà giàn, chúng tôi được Chính trị viên cung cấp thông tin, cử người đưa đi tác nghiệp. Tổ phóng viên chúng tôi giữ mối liên hệ chặt chẽ từ trước khi tàu rời đất liền cho đến khi chuyến đi kết thúc.

Nhà báo Lữ Mai và thầy giáo Tình ở đảo Trường Sa (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Lữ Mai và thầy giáo Tình ở đảo Trường Sa (Ảnh: NVCC)

Về nghiệp vụ, vì thời gian trên tàu và trên đảo không dài nên chúng tôi có họp tổ, chia từng mũi tác nghiệp, trao đổi thông tin hỗ trợ nhau tác nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Trên biển, đảo, Nhà giàn… sóng 3G hoàn toàn mất, chúng tôi không thể truyền tin bài về ngay tòa soạn nên buộc phải chuẩn bị sẵn tin, bài, ảnh ở dạng “sẵn sàng” để khi tàu sắp cập cảng sẽ truyền về ngay nếu tòa soạn yêu cầu. Ngoài nhiệm vụ của một nhà báo được tòa soạn cử đi công tác, trên chuyến tàu đến với biển đảo, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một nhà báo đối với đoàn công tác, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, hỗ trợ các thành viên trong đoàn trong công tác thông tin, di chuyển, sinh hoạt.

Chuyến công tác vào giữa những ngày tháng 5 này hẳn còn để lại trong chị rất nhiều kỷ niệm. Để kể về một kỷ niệm chị sẽ nghĩ về điều gì trước tiên?

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là một lần tôi trượt ngã bậc thang trên tàu, bị bong gân. Cả đêm ấy tôi đau không chợp mắt nổi nhưng cũng không dám kêu ca vì sợ các thành viên phòng mất ngủ. Sáng hôm sau, y sĩ trên tàu và của các đoàn công tác được huy động điều trị giúp tôi. Cuối cùng, sau rất nhiều liệu pháp họ đều kết luận tôi phải hạn chế di chuyển vì bong gân không thể khỏi ngay tức thì mà sẽ đau đến vài hôm sau. Tôi chọn phương án xoa thuốc, ngậm thuốc giảm đau trong miệng, cố định vết thương và tiếp tục hành trình vì tôi ý thức rõ rất khó để có một chuyến công tác ý nghĩa đặc biệt như mình đang tham gia. Tôi tin vào lựa chọn của mình và biết ơn đoàn công tác đã tận tình giúp đỡ tôi.

Xin cám ơn chị.

Giang Phú/Công Luận (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp lễ 30/4 và 1/5

09:23 , 24/04/2024

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024.

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

09:13 , 24/04/2024

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực nhằm phục vụ mùa du lịch hè 2024.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU

Thực hiện quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU

08:49 , 24/04/2024

Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong năm 2024, cùng với các địa phương ven biển trên cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải giải pháp đồng bộ, chống khai thác hải bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

Quý I/2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 9,5 tỷ USD

08:25 , 24/04/2024

Phát biểu tại buổi họp báo ngành ngân hàng quý 1 mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm 2024 theo Thông tư 02/2022 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Ngày 24/4, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn

Ngày 24/4, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn

07:53 , 24/04/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, ngày và đêm 24/4, ở khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông cần đề phòng có lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tập huấn “Chính sách và quy tắc ứng xử khi làm việc với trẻ em và sự tham gia của trẻ”

Tập huấn “Chính sách và quy tắc ứng xử khi làm việc với trẻ em và sự tham gia của trẻ”

23:11 , 23/04/2024

Ngày 23/4, tại thành phố Sầm Sơn, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Chính sách và quy tắc ứng xử khi làm việc với trẻ em, sự tham gia của trẻ”.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ tại Thanh Hóa

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ tại Thanh Hóa

23:04 , 23/04/2024

Trong 3h qua (từ 19h - 22h ngày 23/4), khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa, có nơi rất to và dông. Mưa lớn còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Nhiều nơi ở Thanh Hóa có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm
lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

22:46 , 23/04/2024

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 41/ PCTT,TKCN&PTDS gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh

Ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh

21:31 , 23/04/2024

Hưởng ứng Thư kêu gọi của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, chiều ngày 23/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

21:02 , 23/04/2024

Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tức (ngày 18/3 đến ngày 23/3 năm Giáp Thìn) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành.