ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhà báo Hoàng Anh Tuấn và câu chuyện tác nghiệp tại Nam Sudan

"Những chuyến xe ken dày người không một chỗ đứng dù họ chỉ có tay trắng và bộ quần áo tơi tả, đâu đó là tiếng súng đụng độ giữa quân chính phủ và quân đối lập văng vẳng...Một hiện thực tàn khốc hiện lên trước mặt nhóm phóng viên chúng tôi".

20/05/2019 15:01

Đó là một trong những cảm xúc mà Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Anh Tuấn, phóng viên, biên tập viên của phòng truyền hình đối ngoại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội chia sẻ cùng phóng viên báo Nhà báo và Công luận trong cuộc trò chuyện về chuyến đi tác nghiệp tại Nam Sudan của mình.

Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Anh Tuấn, biên tập viên của phòng truyền hình đối ngoại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội trong chuyến tác nghiệp tại Nam Sudan. Ảnh: NVCC.

Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Anh Tuấn, biên tập viên của phòng truyền hình đối ngoại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội trong chuyến tác nghiệp tại Nam Sudan. Ảnh: NVCC.

Anh có thể cho biết những ấn tượng đầu tiên của mình khi đặt chân đến đất nước xa xôi này?

Ngay từ trên máy bay nhìn xuống tôi đã thấy ấn tượng với quang cảnh những lều tạm trắng xóa trên mặt đất. Trên những con đường đầy bùn đất là những bóng người vật vờ đi lại, họ chật vật tìm một nơi có thể cư ngụ, tìm kiếm thức ăn và nước uống...Tuy rằng đã có sự chuẩn bị về tinh thần nhưng khi bắt đầu di chuyển từ Juba về căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Bentiu tôi vẫn không khỏi bàng hoàng bởi hiện thực đang diễn ra.

Người Nam Sudan chủ yếu sống bằng nghề nông nhưng chiến tranh đã làm gián đoạn mọi hoạt động nông nghiệp. Chiến tranh đã phá hủy gần như toàn bộ nền nông nghiệp, người dân không còn đủ khả năng để chi trả cho cuộc sống, đến cả những mặt hàng lương thực cơ bản nhất họ cũng không thể mua nổi. Hết lương thực, người dân phải sống nhờ vào tự nhiên. Nhiều tháng qua, họ chỉ biết sống dựa vào các loại cây cỏ và cá mà họ tìm thấy được nhưng hiện tại, đến cả những loại cây cỏ và sinh vật có thể ăn được trong tự nhiên cũng đang dần cạn kiệt. Nạn đói đã diễn ra ở nhiều nơi. Bất cứ những gì có thể ăn được họ đều đã lấy hết, giờ đây họ trông chờ vào những nguồn viện trợ. 

Thậm chí, đau xót hơn là ở khu trại tị nạn, một người đi chăn dê phải có 4 người có vũ trang đi cùng bảo vệ do tình trạng khan hiếm lương thực ở đây đã dẫn đến tình trạng tranh đoạt, cướp bóc, quân đối lập cướp của người dân, và chính dân địa phương cũng cướp bóc lẫn nhau.

Người dân Nam Sudan phải bỏ nhà bỏ cửa để giữ gìn mạng sống của mình. Ảnh: Anh Tuấn.

Người dân Nam Sudan phải bỏ nhà bỏ cửa để giữ gìn mạng sống của mình. Ảnh: Anh Tuấn.

Xung quanh là các cuộc nổi dậy, người dân đói khổ sống dựa vào những hoạt động nhân đạo, trong khi đó thời tiết lại vô cùng khắc nghiệt. Đó hẳn là một môi trường tác nghiệp đặc biệt?

Đúng vậy đấy. Nhóm phóng viên chúng tôi do được ở trong khu vực đóng quân của Liên Hiệp Quốc nên về cơ bản an toàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên mỗi bước đi đều có sự giám sát hỗ trợ của lực lượng sĩ quan liên lạc, mọi hoạt động tại đây đều phải tuân thủ theo những quy định của Liên Hiệp Quốc.

Những tiếng súng nổ, các cuộc đụng chạm quân sự vẫn diễn ra hàng ngay tại đây… ê kíp đều thấm thía khi trải qua những hành trình đồng hành cùng nhóm sĩ quan liên lạc và đồng chí quan sát viên quân sự của Phái bộ Liên hiệp quốc để ghi hình. Mặc dù mỗi lần đi lại đã có sĩ quan liên lạc dẫn đường nhưng trong bối cảnh bất ổn tại khu vực thì bất cứ hành động nào cũng có thể gây kích động. Trong khi những đơn vị khác có thể sẽ an toàn hơn bởi được trang bị vũ trang và đồ bảo hộ cần thiết còn chúng tôi lại hoàn toàn không có. Bên cạnh nỗi lo gặp xung đột vũ trang giữa đường còn phải tránh va chạm với người địa phương khi mà người dân Nam Sudan họ không thích bị ghi hình, tất cả những clip, hình ảnh ghi lại được hầu như là phải sử dụng lén điện thoại hoặc được quay bằng camera giấu kín.

Ngoài những yếu tố chính trị thì nhóm phóng viên còn gặp phải những khó khăn khác, đó là những vấn đề gì vậy?

Những vấn đề về nước, bệnh dịch chẳng hạn. Nước sạch ở đây khan hiếm vô cùng. Chúng tôi 3-4 ngày mới được tắm một lần và nước tắm cũng phải lắng qua đêm cho bùn đất đọng xuống, còn nước uống thì được phát cho chai lavie 1 lít rưỡi cho 2 ngày, việc sử dụng nước cho các sinh hoạt khác cần tiết kiệm hết sức.

Người dân Nam Sudan trong khu trại tị nạn. Ảnh: Anh Tuấn.

Người dân Nam Sudan trong khu trại tị nạn. Ảnh: Anh Tuấn.

Thế nhưng, điều đó không thấm vào đâu bởi nỗi lo dịch bệnh. Khi mà môi trường xung quanh là một dải rộng lớn là các trại tị nạn lên đến 40000 người, xung quanh đó là những vũng ao tù nước đọng, người dân cả ăn, cả uống, cả tắm giặt bản thân, tắm giặt trâu bò đều trông chờ vào những vũng nước đó…chính bởi thế mà dịch bệch về mắt, về da, rồi sốt rét và có nhiều rắn độc nguy hiểm. 

Vậy nhưng những sĩ quan quân nhân của Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đã sinh sống và làm việc tại đây nhiều tháng trời. Anh nghĩ thế nào về những đồng đội của mình?

Chuyến đi tác nghiệp tại Nam Sudan là chuyến đi để lại rất nhiều cảm xúc đối với ê kíp làm chương trình. Đó không chỉ là những cảm xúc xót xa khi chứng kiến đời sống vô cùng khốn khổ của người dân nơi nội chiến, đó còn là sự cảm phục với ý chí của các sĩ quan quân nhân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh tấm lòng và nhiệt huyết của lực lượng quân y, những người đang hàng ngày chữa trị cho quân nhân lực lượng gìn giữ hòa bình, cho người dân địa phương và trẻ em bản xứ, nhóm phóng viên còn vô cùng ngưỡng mộ tinh thần dũng cảm mà những sĩ quan quân đội Việt Nam làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc và quan sát viên quân sự của Phái bộ Liên Hiệp Quốc đang đảm nhiệm. Công việc của họ còn gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều.

Không có sĩ quan liên lạc các đoàn xe tuần tra sẽ không thể di chuyển qua các trạm kiểm soát của chính phủ với quân đối lập, khi có bất kỳ tình huống mâu thuẫn, căng thẳng, có nguy cơ nổ súng nào xảy ra trên đường, sĩ quan liên lạc chính là người đại diện cho đoàn xe giải quyết mâu thuẫn. Cảnh chĩa súng bị vây và các cuộc đàm phán với chính mình là nhân vật chính diễn ra hàng ngày. Còn là quan sát viên quân sự của Phái bộ Liên Hiệp Quốc ngoài nhiệm vụ như một sĩ quan liên lạc họ còn là tai mắt của Liên Hiệp Quốc, trực tiếp tham gia các cuộc đàm phán với chính phủ và quân đối lập, đồng thời phải hiện diện tại những điểm nóng, nguy hiểm nhất.

Tại căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, có một lá cờ đỏ sao vàng, đó là nơi ở của các sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam Sudan. Ảnh: Anh Tuấn.

Tại căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, có một lá cờ đỏ sao vàng, đó là nơi ở của các sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam Sudan. Ảnh: Anh Tuấn.

Tôi đã nghe anh nói rất nhiều đến cụm từ “Tinh thần Việt Nam ở Nam Sudan”?

Đó là cụm từ mà hầu như những phóng viên, nhà báo nào đã từng đến đây đều được nghe mãi. Tại đất nước xa xôi này, những sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đã  thực hiện sứ mệnh Tổ quốc trao cho là cùng với 14000 binh sĩ gìn giữ hòa bình của hơn 60 quốc gia ngăn chặn nội chiến. Những ngày gian khổ trên đất Nam Sudan, có lẽ chính vì tinh thần Việt Nam, không ngại khó, không ngại khổ và luôn biết cách vươn lên trong mọi hoàn cảnh, mà họ đã hoàn thành nhiệm vụ.

Đến nơi đây ai cũng sẽ hiểu được giá trị của những từ Độc lập, Tự do và Hạnh phúc hơn lúc nào hết. Những điều mà nhiều người trong thế hệ chúng ta chưa bao giờ có thể hình dung ra từ trước đến nay. Và với phóng viên trẻ đang phục vụ trong quân ngũ như tôi thì tinh thần đó, cốt cách đó là thu hoạch lớn nhất trong chuyến tác nghiệp và sẽ là cả chặng đường làm báo sau này!

Xin cảm ơn anh!

Tại một đất nước xa xôi ở Châu Phi có những con người đang mang trên mình trọng trách lớn lao của dân tộc, tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan. Nhằm ghi lại một phần hoạt động của những chiến sĩ Việt Nam đang làm công tác nhân đạo tại Nam Sudan, phóng viên Anh Tuấn cùng ê kíp của phòng truyền hình đối ngoại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội đã lên đường thực hiện phóng sự “Tết Việt của những cánh chim hòa bình tại Nam Sudan”. Chương trình đã ghi lại những sinh hoạt đời thường trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ nhưng vượt lên đó lại là quyết tâm hoàn thành trách nhiệm quốc tế cao cả và lời thề thực hiện sứ mệnh trước lá cờ Tổ quốc thiêng liêng. Chương trình cũng đã đạt Giải A chương trình truyền hình Tết ấn tượng năm 2018.

Nguyệt Hồ/Công Luận


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Những chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự tại Thanh Hóa

Những chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự tại Thanh Hóa

22:57 , 18/04/2024

Ngày 4/11/2022, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức phiên giải trình về công tác thi hành án dân sự. Sau phiên giải trình, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Kết luận số 618, với nhiều nội dung quan trọng về công tác thi hành án dân sự, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành đối với các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Sau hơn 1 năm thực hiện Kết luận 618, việc giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.

Kỷ niệm ngày khuyết tật Việt Nam 18/4

Kỷ niệm ngày khuyết tật Việt Nam 18/4

20:11 , 18/04/2024

Sáng ngày 18/4, tại giáo xứ Ngọc Sơn, Ban bác ái Caritas, giáo phận Thanh Hóa phối hợp với Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi huyện Yên Định tổ chức chương trình Hành trình yêu thương, kỷ niệm ngày khuyết tật Việt Nam. Dự chương trình có lãnh đạo Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh.

Nhiều bệnh viện vẫn khám bệnh thông thường trong ngày ngày nghỉ lễ

Nhiều bệnh viện vẫn khám bệnh thông thường trong ngày ngày nghỉ lễ

20:10 , 18/04/2024

Mặc dù Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ yêu cầu bắt buộc đảm bảo cấp cứu, điều trị bệnh nhân nội trú trong ngày nghỉ lễ, nhưng trong ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) - ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động khám bệnh thông thường cho người dân.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 18/4/2024

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 18/4/2024

19:51 , 18/04/2024

Chương trình An toàn giao thông 24h của Đài PT&TH Thanh Hóa có những nội dung chính sau: Dự thảo thông tư quy định quy trình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong công an nhân dân; Đăng kiểm không được tùy tiện đưa ra các yêu cầu không có quy định; Chuyển hướng không bật đèn xi nhan gây nguy cơ mất an toàn giao thông.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

19:40 , 18/04/2024

Từ thời các vua Hùng, Thanh Hóa có tên gọi Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Bởi vậy, từ rất sớm, văn hóa thời kỳ Hùng Vương đã để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh. Không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ mà Thanh Hóa còn có hệ thống di tích phong phú trải khắp từ miền xuôi, lên miền ngược liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nhân vật lịch sử, truyền thuyết thời kỳ các vua Hùng. Ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, từ khắp mọi miền Tổ quốc, mọi người dân Việt Nam đều thành tâm hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc, xây dựng và bảo vệ non sông.

Bản tin Du lịch 18/4/2024

Bản tin Du lịch 18/4/2024

18:52 , 18/04/2024

Bản tin Du lịch 18/4/2024 có những nội dung chính sau: - Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 thu hút khoảng 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế - Các khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sẽ khai trương du lịch hè vào cuối tháng này - Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá - Ninh Bình - Nghệ An - Hà Tĩnh, tạo nên một cầu nối du lịch.

Sức khỏe và đời sống 18/4/2024

Sức khỏe và đời sống 18/4/2024

18:49 , 18/04/2024

Sức khỏe và đời sống 18/4/2024 có những nội dung chính sau: - Gia tăng bệnh nhân bị dị ứng thời tiết khi giao mùa - Phòng và điều trị bệnh còi xương cho trẻ.

Bản tin An ninh 18/4/2024

Bản tin An ninh 18/4/2024

18:37 , 18/04/2024

Bản tin An ninh 18/4/2024 có những nội dung chính sau: - Các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa tổ chức hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” - Công an thành phố Thanh Hóa vừa bắt giữ 1 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức thuê xe ô tô tự lái - Người dân cần nêu cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

Thanh Hóa bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Thanh Hóa bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

18:14 , 18/04/2024

Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Thanh Hóa vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.