ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề

Hiện nay, hầu hết lãnh đạo các cơ quan báo chí đều xác định chuyển đổi số chính là con đường mà báo chí cần phải bước đi, thậm chí là đi nhanh và quyết liệt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khi báo chí ngày càng tiến nhanh vào kỷ nguyên số cũng đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Để giảm thiểu những vi phạm, các chuyên gia cho rằng các cơ quan báo chí và nhà báo cần đề cao tính tự quản, tự kiểm soát trên môi trường số.

30/06/2021 08:11

Đúng – sai, “lằn ranh mỏng manh” trên môi trường số

Ông Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho biết trong kỷ nguyên số hiện nay, có một số vấn đề mà giới báo chí và xã hội đang hết sức quan tâm. Đó là làm thế nào để đạo đức của người làm báo trong hoạt động báo chí được đề cao và thực hiện nghiêm chỉnh, cũng như các cơ quan báo chí cần làm gì để phát triển lành mạnh, phù hợp với đạo lý và truyền thống văn hóa của dân tộc, và quan trọng nhất là giữ được niềm tin của công chúng đối với báo chí.

Ông Minh khẳng định mặt tích cực của áp dụng công nghệ trong báo chí dẫn đến việc tác nghiệp báo chí và thụ hưởng báo chí chưa bao giờ được thuận lợi như hiện nay. Tuy nhiên, cũng chưa bao giờ báo chí lại phải đối mặt với những thách thức và hệ lụy từ sự chi phối và dẫn dắt của mạng xã hội như bây giờ. Trong đó, vấn đề nhà báo hành xử thiếu “chuẩn mực” trên mạng xã hội diễn ra khá phổ biến.

Theo ông Phan Hữu Minh, sau 3 năm kể từ khi Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội đến nay, đã có 11 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm Quy tắc sử dụng mạng xã hội đã phải chịu các hình thức kỷ luật. Hội Nhà báo các cấp cũng đã trao đổi, đối thoại, nhắc nhở cho hơn 300 trường hợp hội viên nhà báo chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình tác nghiệp hoặc có phát ngôn chưa chuẩn xác trên mạng xã hội.

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề -0
 Nhà báo Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhận định về việc triển khai các quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường số của Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng ranh giới giữa đúng và sai trên môi trường mạng nói chung và trên các nền tảng mạng xã hội là “rất mong manh”, do đó nhà báo càng cần phải đề cao trách nhiệm nghề nghiệp. Khi ý thức được những cạm bẫy, thách thức trên môi trường số thì nhà báo sẽ không vượt qua giới hạn đạo đức nghề nghiệp.

Về nguyên nhân dẫn đến các sai phạm thường thấy, ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng trước hết cần phải hiểu là các nền tảng mạng xã hội được thiết kế để thu hút và “giữ chân” một lượng người dùng đông nhất có thể dựa trên tâm lý của người sử dụng. Các nền tảng mạng xã hội thường được thiết kế để tác động vào những cảm xúc nhất thời, qua đó mở rộng không gian biểu đạt của người dùng. Khi mọi người đều được trao quyền “biểu đạt” như nhau thì dễ dẫn đến trường hợp người này xâm phạm quyền của người khác.

Dẫn thí dụ một số nhà báo, cơ quan báo chí đang “chạy theo mạng xã hội” khi đưa tin, bình luận về việc lộ lọt tin nhắn của cầu thủ bóng đá, hay vụ livestream “bóc phốt” gần đây... đang gây tác động rất tiêu cực tới xã hội, ông Lâm cho rằng đây chính là điển hình của việc không phân biệt được rạch ròi đâu là không gian công cộng và đâu là không gian riêng tư.

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề -0
Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân. Ảnh: Hữu Nghĩa.

Ông Lâm đưa ra khuyến cáo, để không dẫn đến các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội cũng như trên không gian mạng, nhà báo trước hết cần phải tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân trên môi trường này. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, Cục trưởng Cục Báo chí cũng bày tỏ niềm tin vào khả năng tự điều chỉnh của môi trường số.

Báo chí cần đề cao tính tự quản trên môi trường số

Theo bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đối với người làm báo, ở thời nào, trong bất cứ nền báo chí nào, đạo đức nghề nghiệp cũng là yêu cầu tất yếu, cốt lõi. Tôn trọng và tuân thủ nghiêm đạo đức nghề nghiệp là cách duy nhất để báo chí tồn tại và đứng vững trong lòng công chúng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, mặt trái của môi trường số đã tác động đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trở thành vấn đề nhức nhối, báo động. Nhiều loại vi phạm đã được chỉ ra như: Thông tin sai sự thật, thiếu khách quan, giật gân, câu khách; bỏ qua các nguyên tắc hành nghề, không kiểm chứng độ tin cậy, chính xác của nguồn tin; phát ngôn thiếu chuẩn mực, thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội; nhà báo “hai mặt; “nhà báo salon”... gây sụt giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí, gây nhiều hệ quả tiêu cực với xã hội.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) dẫn số liệu thống kê tháng 1-2021 của Hootsuite cho biết, Việt Nam hiện có tới 72 triệu tài khoản người dùng mạng xã hội đang hoạt động. Trong đó, hơn 94% số người dùng này chủ yếu sử dụng các ứng dụng chat và các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại di động; hơn 83% sử dụng các ứng dụng giải trí và xem video clip...Việc này dẫn đến tình trạng có quá nhiều “nhà báo công dân” đưa thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, dẫn đến hệ quả là tin giả tràn lan, báo chí thiếu kiểm chứng,...

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề -0
Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus. Ảnh: Trịnh Dũng. 

Chia sẻ kinh nghiệm về chiến dịch chống Fake News của Thông tấn xã Việt Nam, ông Nhật cho rằng báo chí cần tăng năng lực tự quản, tự kiểm soát, tự điều chỉnh (Self Regulation); không khoan dung với tin giả, tin mang tính xúc phạm. Các cơ quan báo chí, nhà báo cần thúc đẩy truyền thông có trách nhiệm, tăng cường tiếp cận công chúng trên các phương tiện truyền thông mới; xây dựng sự tôn trọng của công chúng đối với các giá trị đạo đức; và quan trọng nhất là cần phải xây dựng, bồi đắp mối quan hệ tin cậy giữa công chúng và báo chí.

Đặc biệt, trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang đẩy mạnh chuyển đổi số, các phóng viên, biên tập viên cần đề cao tính tự quản, tự kiểm soát; tránh xu hướng giật gân, tránh tình trạng xuất bản vội vã; luôn cân nhắc ngôn từ phù hợp, tránh kích động và đặc biệt cần phải kiểm chứng thông tin. Ông Nhật đưa ra khuyến cáo các cơ quan báo chí cần phải tạo ra một cơ chế tự quản trên môi trường số, và các nhà báo cần đề cao tính tự kiểm soát trên môi trường này.

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề -0
Diễn đàn Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí, tháng 7/2020. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, theo ông Nhật, chuyển đổi số trong báo chí cũng đặt ra một số vấn đề mới về đạo đức báo chí cần sớm nghiên cứu và đưa ra những quy chuẩn, quy định.

“Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong báo chí, việc một số cơ quan báo chí thu thập dữ liệu độc giả, công chúng với mục đích nhằm phân phối nội dung tốt hơn đang là xu hướng chung. Tuy nhiên, nếu các cơ quan báo chí chia sẻ dữ liệu này với một bên thứ ba thì liệu có vi phạm đạo đức báo chí hay không, có xâm phạm quyền riêng tư hay không thì điều này chưa có quy định hay quy chuẩn cụ thể. Tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý cần sớm có quy định, quy chuẩn để báo chí tuân thủ”, ông Nhật cho biết.

Liên quan tới việc báo chí cần đề cao tính tự quản, Phó Tổng biên tập VietnamPlus Nguyễn Hoàng Nhật cho biết đang tham gia biên soạn cuốn sách “Tự quản trong báo chí” do Viện Niras và Viện báo chí Fojo (Thụy Điển) bảo trợ.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình đào tạo kỹ năng cho các phóng viên và quản lý báo chí tại Việt Nam.

TRỊNH DŨNG/BÁO NHÂN DÂN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hoạt động tình nguyện tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hoạt động tình nguyện tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

19:55 , 29/03/2024

Sáng ngày 29/3, Ban Thường vụ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân tổ chức chương trình tình nguyện khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí, tặng quà cho trẻ em, người già, gia đình chính sách và bà con Nhân dân xã Thanh Quân, huyện Như Xuân.

Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

19:52 , 29/03/2024

Chiều ngày 29/3, Công an tỉnh Thanh Hoá, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện quy chế phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự năm 2023.

Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát tại huyện Như Thanh

Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát tại huyện Như Thanh

19:49 , 29/03/2024

Ngày 29/3, Đoàn công tác của Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn huyện Như Thanh.

Mưa đá, lốc xoáy tại huyện Thường Xuân và Mường Lát

Mưa đá, lốc xoáy tại huyện Thường Xuân và Mường Lát

19:49 , 29/03/2024

Vào tối ngày 28/3, trên địa bàn huyện Thường Xuân và Mường Lát đã xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá.

Tạm dừng khai thác tại mỏ đá thuộc xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc

Tạm dừng khai thác tại mỏ đá thuộc xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc

19:48 , 29/03/2024

Ngay sau khi có thông tin mỏ đá của Công ty cổ phần Xây dựng đô thị 5, tại xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, nổ mìn khai thác đá làm đá bay vào nhà các hộ dân, sáng ngày 29/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã trực tiếp lên kiểm tra và yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ đá này để khắc phục hậu quả.

Hội thảo phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

Hội thảo phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

19:47 , 29/03/2024

Chiều ngày 29/3, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Vụ, viện chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng chủ trì hội thảo phổ biến, tập huấn văn bản Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các địa phương và các hiệp hội ngành nghề có liên quan trên địa bàn tỉnh tham dự hội thảo.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phát huy hiệu quả nguồn vốn nước ngoài

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phát huy hiệu quả nguồn vốn nước ngoài

19:46 , 29/03/2024

Chiều ngày 29/3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã làm việc với Đoàn đôn đốc giải ngân, giám sát dự án định kỳ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính về tình hình thực hiện và giải ngân vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Văn phòng UBND tỉnh.

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 29/3/2024

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 29/3/2024

19:32 , 29/03/2024

Chương trình An toàn giao thông 24h của Đài PT&TH Thanh Hóa có những nội dung chính sau: Thủ tướng yêu cầu sớm nâng cấp đường bộ cao tốc 2 làn xe; Đề xuất cấm xe tải trên 30 tấn đi cao tốc Cam Lộ - La Sơn; Tiếp tục giải đáp những thắc mắc của người dân khi lưu thông ở khu vực vạch mắt võng

Thanh Hóa: Thu ngân sách nội địa đạt tiến độ khá

Thanh Hóa: Thu ngân sách nội địa đạt tiến độ khá

18:05 , 29/03/2024

Khởi sắc trên các lĩnh vực kinh tế từ đầu năm đến nay là điều kiện thuận lợi để ngành Thuế Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước. Theo đó, thu nội địa quý 1 trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 8.600 tỷ đồng, bằng 39,3% so với dự toán và tăng 46% so với cùng kỳ. Ngành Thuế Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, phấn đấu tăng thu ngân sách những tháng tiếp theo.

Vai trò của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh

Vai trò của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh

18:00 , 29/03/2024

Hiện nay, số người mắc các bệnh mãn tính về thần kinh, xương khớp, vận động, thoái hoá, hậu quả sau tai biến… gia tăng. Những chứng bệnh trên không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên điều trị theo y học cổ truyền lại rất có ích, góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.