ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giá nhà đất tăng nóng, ngân hàng siết vốn vay bất động sản

Lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà đang tăng. Ngân hàng cũng siết dần các điều kiện ưu đãi vay vốn, người vay vì thế cũng ngán lãi suất cao.

30/03/2018 09:50
 
Giá nhà đất tăng nóng, ngân hàng siết vốn vay bất động sản - Ảnh 1.

Quảng cáo bán đất nền trên đường Nguyễn Duy Trinh, Q.9, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

NH Nhà nước TP.HCM cho biết nhiều ngân hàng đang siết cho vay đầu tư ở những khu vực đang trải qua đợt sốt đất mạnh như các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, quận 9 (TP.HCM)...

Tăng lãi suất, siết ưu đãi

Có nhu cầu vay 1 tỉ đồng để mua đất, chị Hiền (Q.Gò Vấp, TP.HCM) tìm đến chi nhánh BIDV ở Gò Vấp để hỏi vay. 

Nhân viên ngân hàng cho biết có hai phương án. Nếu chọn vay ưu đãi, thời gian cố định lãi suất càng dài, lãi suất càng cao. 

 

Cụ thể, nếu muốn cố định trong thời gian 12 tháng, lãi suất là 7,8%/năm; còn cố định 24 tháng lãi suất vọt lên 8,8%/năm. 

Sau thời gian này, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất kỳ hạn 24 tháng cộng với biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,7%/năm).

Đáng nói là nếu vay theo chương trình ưu đãi, ngân hàng chỉ xét cho vay 50% nhu cầu. Số tiền còn lại chị phải vay theo chương trình thông thường với lãi suất 10,7%/năm. 

Ngoài ra, tùy theo thời gian cố định lãi suất, ngân hàng cũng ràng buộc người vay không được trả trước hạn (trong một thời gian nhất định). 

Nếu vi phạm, ngoài việc bị phạt, ngân hàng sẽ tính lại lãi suất trong thời gian ưu đãi. "Trước đây khi tôi vay các chương trình ưu đãi thì ngân hàng sẽ áp dụng với toàn bộ khoản vay chứ không chỉ áp dụng một nửa như vậy" - chị Hiền nói.

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hiện một số ngân hàng lớn còn áp dụng mức lãi suất dễ thở, dao động từ 8-9%/năm và cho cố định trong thời gian dài nhưng cũng siết dần điều kiện ưu đãi. 

Một số ngân hàng cổ phần áp dụng mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà khá cao, có ngân hàng lên đến 12%/năm nếu khách hàng vay trung hạn. 

Trường hợp vay dài hạn, lãi suất thời điểm giải ngân lên đến 12,5%/năm. So với trước, lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà tại các ngân hàng cổ phần đã tăng khoảng 2%/năm. 

Bên cạnh đó, do giá nhà đất vừa qua tăng khá nóng, nên các ngân hàng cũng thẩm định lại giá và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết thời gian qua đã có nhiều văn bản cảnh báo các ngân hàng về việc rót vốn vào lĩnh vực bất động sản. 

Ông Minh cho biết hiện các ngân hàng đã cảnh báo rủi ro nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực mà giá đất bị đẩy lên bất thường như các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, quận 9... 

Theo đó, ngân hàng ngoài khảo sát kỹ giá đất, thậm chí giảm tỉ lệ cho vay xuống mức thấp, khoảng 50%, thậm chí 30% so với giá thị trường.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, cũng xác nhận điều này. 

Theo ông Văn, với những khu vực mà giá đất bị đẩy cao bất thường như những khu vực trên ngân hàng không nhận thế chấp bằng bất động sản hình thành từ vốn vay. Người vay phải thế chấp bằng bất động sản ở khu vực trung tâm.

Người vay tranh thủ thoái vốn

Với động thái mới từ phía ngân hàng, nhiều nhà đầu tư đã phải tính toán lại. Ông N.D., một người đầu tư nhà đất ở quận Thủ Đức, cho biết 70% vốn ông đầu tư nhà đất là vay từ ngân hàng. Do có lịch sử trả nợ tốt, nhiều nơi còn chào mời ông vay.

Qua quen biết, ông D. được một chi nhánh ngân hàng có trụ sở ở Thủ Đức cho vay theo gói hạn mức 1 tỉ đồng/người, với lãi suất 9,5%/năm. Ngoài việc đứng tên vay, ông D. còn nhờ người thân trong gia đình đứng tên vay để gom nhiều nhà.

Khoảng hai tháng nay, ngân hàng thông báo lãi suất tăng lên 12%/năm, sợ lãi suất tăng tiếp, ông D. cũng đang kiếm khách bán một số khu đất. 

"Nhà đầu tư trông chờ vào vốn ngân hàng, giờ siết lại không ai dám vay nhiều để mua gom như trước" - ông D. nói.

Ông P.V.T., một nhà đầu tư ở Q.1, cho biết thường một khu nhà đất có giấy tờ đầy đủ, ngân hàng sẽ cho vay tới 70% giá trị nhà đất đó. Tuy nhiên, hiện nay một số nhà đầu tư bắt đầu hạn chế vay ngân hàng để đầu tư vào nhà đất vì giá cả tăng quá cao, ngân hàng lại siết vốn vay. 

"Bản thân người đầu tư vay cũng sợ lãi suất tăng cao, việc mua bán chậm trễ, hàng bán ra không được rất dễ vỡ nợ" - ông T. chia sẻ.

Giá nhà đất sẽ giảm?

Ông Phan Công Chánh, am hiểu về bất động sản, cho rằng trong những nguồn vốn đầu tư vào bất động sản, nguồn vốn vay từ ngân hàng là kênh chính. 

"Việc siết chặt điều kiện cho vay có thể làm cho việc tăng giá bất động sản chững lại. Tuy nhiên hiện nay thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới nên việc giảm giá quay về mức giá như trước đây sẽ rất khó xảy ra" - ông Chánh nhận định.

Theo ông Nguyễn Xuân Lộc - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Techcomreal, khi bất động sản "nóng", việc khuyến cáo các ngân hàng siết chặt nguồn vốn vay vào bất động sản là động thái kịp thời để cân bằng lại thị trường. 

Nhà đầu tư sẽ thận trọng khi vay vốn đầu tư vào bất động sản, từ đó giúp "giảm nhiệt" tăng giá bất thường như hiện nay. 

"Với tình hình thị trường hiện nay, cán bộ tín dụng ngân hàng rất khó để xác minh giá khu vực nào tăng ảo, khu vực nào thật. Nếu ngân hàng giải ngân ồ ạt, trong trường hợp thị trường đóng băng sẽ ảnh hưởng rất lớn" - ông Lộc nói.

Bao nhiêu vốn đã vào bất động sản?

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, hiện cho vay bất động sản chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ cho vay tại TP.HCM.

Từ đó có thể nhẩm tính, với dư nợ ở TP.HCM vào khoảng 1,75 triệu tỉ đồng tính đến cuối năm 2017, cho vay bất động sản đã tương đương khoảng 198.000 tỉ đồng.

Đó là chưa tính khoản cho vay mua bất động sản "ẩn" trong cho vay tiêu dùng cá nhân.

Hiện dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM khoảng 220.000 tỉ đồng, trong đó cho vay liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 28,7% (tương đương khoảng 63.140 tỉ đồng).

Như vậy, tổng vốn vào bất động sản tại TP.HCM ước khoảng 261.140 tỉ đồng.

So với khoảng một năm trước, vốn vào bất động sản ở thành phố đã tăng khoảng 15.140 tỉ đồng, nếu xét về con số tuyệt đối.

TIẾN LONG - ÁNH HỒNG/Tuoitre.vn

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Central Riverside – Tâm điểm bất động sản Thanh Hoá

Central Riverside – Tâm điểm bất động sản Thanh Hoá

20:58 , 22/12/2023

Bước sang tháng cuối cùng của năm 2023, thị trường bất động sản tại Thanh Hoá tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc, giao dịch mua bán tăng. Đặc biệt những dự án nhà phố trung tâm, nằm bên các trục đại lộ lớn, sẵn sàng bàn giao ngay đang trở thành tâm điểm chú ý của người dân có nhu cầu mua nhà để ở và giới đầu tư.

Doanh nghiệp bất động sản tìm kênh vốn mới

Doanh nghiệp bất động sản tìm kênh vốn mới

07:45 , 18/12/2023

Thay vì chỉ trông đợi vào vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản đang tích cực, chủ động gặp gỡ các đối tác nước ngoài quan tâm tới dự án tại Việt Nam. Hai hình thức hợp tác phổ biến là doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện phát triển dự án hoặc chọn cách trở thành cổ đông chiến lược.

Mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả mang đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững

Mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả mang đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững

20:46 , 11/12/2023

Là một trong những dự án bất động sản nghỉ dưỡng được quan tâm nhất thời gian qua, Flamingo Ibiza Hải Tiến được đầu tư xây dựng theo mô hình thành phố kinh doanh hiệu quả. Dự án khẳng định sức hút của mình với giải thưởng uy tín “TOP 10 dự án bất động sản du lịch tiềm năng nhất”.

Bất động sản Thanh Hóa khởi sắc nhờ những dự án siêu tiến độ

Bất động sản Thanh Hóa khởi sắc nhờ những dự án siêu tiến độ

20:36 , 27/11/2023

Với nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho bất động sản phát triển, bước sang quý 4 năm nay, thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đang có những chuyển biến tích cực và "ấm” dần lên. Nhu cầu giao dịch mua, bán tăng, đặc biệt là đối với những dự án thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có tính pháp lý rõ ràng và siêu tiến độ thực hiện.

Số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

Số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

06:30 , 05/08/2023

Theo Bộ Xây dựng, trong quí II/2023, trên cả nước, số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.

50% dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất

50% dự án triển khai chậm vì vướng thẩm định giá đất

07:11 , 01/08/2023

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 50% dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do khó xác định phương pháp định giá đất theo giá thị trường.

Việt Nam giành giải ở 2/5 hạng mục về kiến trúc nhân văn và cho người nghèo

Việt Nam giành giải ở 2/5 hạng mục về kiến trúc nhân văn và cho người nghèo

10:11 , 30/05/2023

Tại lễ công bố kết quả giải thưởng UIA 2023 mới đây của Liên Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế UIA, Việt Nam đã giành được 2/5 giải ở 2 hạng mục là kiến trúc bền vững nhân văn và kiến trúc cho cộng đồng người nghèo.

Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

Đề nghị các địa phương cấp "sổ đỏ" cho căn hộ, biệt thự du lịch

08:32 , 17/05/2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương triển khai thực hiện quy định mới của pháp luật về đất đai. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến việc cấp "sổ đỏ" cho các công trình xây dựng như: Khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.

[E-Magazine] Công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040

[E-Magazine] Công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040

20:10 , 15/04/2023

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040.

Bất động sản công nghiệp có nhiều điểm sáng

Bất động sản công nghiệp có nhiều điểm sáng

08:00 , 07/04/2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù thu hút đầu tư nước ngoài FDI năm 2023 đã chậm lại do kinh tế thế giới khó khăn nhưng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được nguồn cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ lợi thế về lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi, sự ổn định kinh tế vĩ mô.