Rủi ro mua đất không chính chủ
Mua đất không chính chủ, người mua rất dễ vướng vào tranh chấp, đồng thời ảnh hưởng đến các quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.
Được người quen giới thiệu, chị D đặt cọc 100 triệu cho bà H để mua đất nhưng ông T và bà B mới là chủ sở hữu của mảnh đất. Bà H nhận là chị gái của bà B. Sau khi nhận tiền đặt cọc, bà H thông báo trên mảnh đất này có một chiếc lán nhỏ là của người đang thuê mảnh đất. Nếu chị D cần sử dụng đất ngay thì người thuê sẽ tháo dỡ chiếc lán này. Còn nếu không, sau 7 tháng kết thúc hợp đồng thuê, chiếc lán đó sẽ để lại cho chị D nhưng chị D sẽ không được nhận số tiền thuê này khi hết hợp đồng. Cảm thấy nghi ngờ, chị D đòi lại tiền đặt cọc và hủy hợp đồng nhưng bà H không đồng ý. Bà H cũng không có hợp đồng ủy quyền từ bà B. Chị D rơi vào cảnh tiến không được, lùi không xong vì nếu không ký hợp đồng mua bán thì chị sẽ bị mất khoản tiền đặt cọc do phá vỡ hợp đồng, còn nếu mua thì cũng rất dễ gặp rủi ro.
Tương tự, cũng vướng vào tranh trấp khi mua đất không chính chủ là trường hợp của gia đình chị Hạnh. Gia đình chị mua một mảnh đất của ông A. Mảnh đất này do ông A mua trước đó và sử dụng nhưng ông B (em trai ông A) lại là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một thời gian sau, ông A và ông B xảy ra tranh chấp. Ông B kiện gia đình chị Hạnh và đòi lại mảnh đất.
Tuy nhiên, ông A khẳng định mảnh đất đó là của ông, ông chỉ nhờ ông B đứng tên vì ông A không biết chữ. Do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa gia đình chị Hạnh và ông A bị xem là vô hiệu và chị không yêu cầu được ông A hoàn trả lại tiền nên gia đình chị Hạnh phải làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
Mua đất không chính chủ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Vì tin tưởng được người quen biết giới thiệu hoặc do chủ quan không kiểm tra kỹ tính pháp lý nên nhiều người đã bị “tiền mất, tật mang” khi mua đất không chính chủ. Đất không chính chủ được hiểu là đất mà người sử dụng không phải là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất.
Khi mua bán nhà đất không chính chủ, người mua có thể mua được với giá rẻ hơn giá thị trường nhưng rất dễ gặp phải rủi ro, thậm chí tốn thêm nhiều thời gian, tiền bạc để kiện tụng vì tranh chấp.
Do người đứng tên trên sổ đỏ không phải là người mua nhà nên người mua không được chuyển nhượng cho người khác. Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, có giấy chứng nhận là một trong bốn điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh doanh bất động sản thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng. Và để được công chứng, sổ đỏ là giấy tờ bắt buộc. Việc công chứng sẽ không thể thực hiện nếu sổ đỏ đứng tên người khác. Do đó, người mua sẽ không thể sang tên quyền sử dụng đất.
Một rủi ro khác là khi Nhà nước thu hồi đất, người mua đất không chính chủ sẽ không được nhận bồi thường. Một trong các điều kiện để các cá nhân, hộ gia đình được bồi thường khi Nhà nước thu hồi quy định tại Điều 75 Luật Đất đai là "Có sổ đỏ hoặc có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ mà chưa được cấp". Khi đất đang có tranh chấp, việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không thể thực hiện. Do đó, nếu mua đất mà sổ đỏ đứng tên người khác, khi Nhà nước thu hồi đất, người mua sẽ không được nhận khoản tiền đền bù mà là người đứng tên trên sổ đỏ.
Mua bán đất không chính chủ cũng là một trong những trường hợp dễ dẫn đến tranh chấp về quyền sử dụng đất, đặc biệt là khi giá nhà đất tăng cao. Do đó, người mua cần kiểm tra kỹ các giấy tờ trước khi xuống tiền.
Phùng Dung/batdongsan
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nghị quyết 68 tạo dư địa đất đai cho doanh nghiệp sản xuất
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là khó tiếp cận đất trong khu công nghiệp. Nghị quyết 68, với nhiều quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận đất đai được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bất động sản
Nghị quyết 68 với các nỗ lực cải cách thể chế, gỡ các điểm nghẽn khơi thông nguồn lực cho kinh tế tư nhân sẽ làm gia tăng niềm tin cho các doanh nghiệp bất động sản.

Hoạt động kinh doanh bất động sản khởi sắc
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 2/3 doanh nghiệp bất động sản công bố kết quả kinh doanh trong quý 1. Trong 4 tháng đầu năm nay, lợi nhuận dòng toàn ngành chứng kiến sự phục hồi ấn tượng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm 2024.

Hàng chục nghìn căn hộ chung cư sắp mở bán
Theo báo cáo của Avison Young Việt Nam, từ năm 2024 - 2026, dự kiến nhiều dự án chung cư trong cả nước sẽ được mở bán. Qua đó, bổ sung lượng lớn nguồn cung cho thị trường nhà ở.

Bất động sản khu công nghiệp phát triển mạnh
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng trong năm 2025 nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng ổn định, cùng với lợi thế cạnh tranh như năng suất lao động cao và chi phí sản xuất, năng lượng thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Nguồn cung bất động sản dự báo tăng mạnh trong quý II/2025
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services công bố mới đây, thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2025 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với giao dịch tăng gấp 2,2 lần.

Thận trọng trước “cơn sốt” của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng mạnh, đặc biệt là ở phân khúc đất nền, tạo nên những cơn sóng đầu cơ có dấu hiệu bất thường.

Nguồn cung bất động sản dự báo tiếp tục tăng trong năm 2025
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025 dự kiến cũng sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ hấp thụ trong năm 2025 dự kiến duy trì ở mức trên 70%.

Sôi động thị trường bất động sản Thanh Hoá
Thị trường bất động sản tại Thanh Hoá trong quý 1 năm 2025 ghi nhận sự tăng trưởng cả về giao dịch lẫn giá. Đặc biệt, nhà đầu tư đang có xu hướng lựa chọn các dự án đã có pháp lý rõ ràng, sở hữu vị trí trung tâm, với không gian sống chất lượng, tiện ích và tiềm năng tăng giá mạnh trong thời gian sắp tới.

Thận trọng trước các cơn sốt đất ảo
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt đất ảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.