ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bí ẩn về lăng mộ của vị vua Nguyễn đầu tiên đặt tên nước Việt Nam

Đó là lăng vua Gia Long – người đã có công thống nhất đất nước thành một cõi và là người đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

20/03/2018 10:20
Đường đi vào lăng Gia Long qua một khu rừng thông rộng lớn. Lăng vua đặt tại xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể đi theo đường sông từ TP Huế khoảng 18km hay bằng đường bộ khoảng 15km
Đường đi vào lăng Gia Long qua một khu rừng thông rộng lớn. Lăng vua đặt tại xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể đi theo đường sông từ TP Huế khoảng 18km hay bằng đường bộ khoảng 15km
Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng. Toàn bộ khu lăng này được bao quanh bởi 42 ngọn núi lớn nhỏ. Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”
Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng. Toàn bộ khu lăng này được bao quanh bởi 42 ngọn núi lớn nhỏ. Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”
Khu vực điện Minh Thành dùng thờ vua và hoàng hậu thứ nhất là bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Khu vực điện Minh Thành dùng thờ vua và hoàng hậu thứ nhất là bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
4 con rồng đá uy nghiêm ngậm ngọc, tay cầm hý cầu làm 3 lối bậc cấp dẫn lên điện thờ
4 con rồng đá uy nghiêm ngậm ngọc, tay cầm hý cầu làm 3 lối bậc cấp dẫn lên điện thờ
Minh Thành nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”. Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.
Minh Thành nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”. Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.
Du khách thắp hương lên cho ngài Gia Long. Chinh chiến sau nhiều năm, đánh bại triều Tây Sơn (1788-1801), ngài lên ngôi hoàng đế năm ngày mùng 2 tháng Năm năm Nhâm Tuất (01/06/1802), lập nên triều Nguyễn, thống nhất đất nước và đóng đô ở Phú Xuân (là cố đô Huế ngày nay). Tháng 3/1804, vua đặt quốc hiệu Việt Nam
Du khách thắp hương lên cho ngài Gia Long. Chinh chiến sau nhiều năm, đánh bại triều Tây Sơn (1788-1801), ngài lên ngôi hoàng đế năm ngày mùng 2 tháng Năm năm Nhâm Tuất (01/06/1802), lập nên triều Nguyễn, thống nhất đất nước và đóng đô ở Phú Xuân (là cố đô Huế ngày nay). Tháng 3/1804, vua đặt quốc hiệu Việt Nam
Cổng tam quan làm bằng gỗ vào điện Minh Thành vẫn còn y nguyên theo dấu thời gian. Khu lăng mộ vua được tiến hành trong 6 năm (1814-1820) từ khi vợ chính của ngài qua đời vào 1814. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu lăng mộ này có chu vi hơn 11.200m
Cổng tam quan làm bằng gỗ vào điện Minh Thành vẫn còn y nguyên theo dấu thời gian. Khu lăng mộ vua được tiến hành trong 6 năm (1814-1820) từ khi vợ chính của ngài qua đời vào 1814. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu lăng mộ này có chu vi hơn 11.200m
Bửu Thành nơi chôn cất lăng vua và Hoàng hậu Thừa Thiên. Có 7 cấp sân tế dẫn lên Bửu Thành
Bửu Thành nơi chôn cất lăng vua và Hoàng hậu Thừa Thiên. Có 7 cấp sân tế dẫn lên Bửu Thành
Các tượng đá tạc hình quan văn quan võ đứng chầu hai bên
Các tượng đá tạc hình quan văn quan võ đứng chầu hai bên

Cánh cổng dẫn vào nơi lưu giữ giấc mộng ngàn thu của vua và vợ

Cánh cổng dẫn vào nơi lưu giữ giấc mộng ngàn thu của vua và vợ
2 ngôi mộ được đặt sát nhau. Đây cũng là khu lăng đặc biệt nhất trong các lăng vua Nguyễn khi cả án thờ và phần tẩm mộ có cả vua và hoàng hậu. Nhiều lý giải cho rằng vì Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người vợ đã sát cánh cùng vua trong các cuộc chinh chiến, gian lao khổ cực vẫn đồng lòng cùng chồng nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời
2 ngôi mộ được đặt sát nhau. Đây cũng là khu lăng đặc biệt nhất trong các lăng vua Nguyễn khi cả án thờ và phần tẩm mộ có cả vua và hoàng hậu. Nhiều lý giải cho rằng vì Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người vợ đã sát cánh cùng vua trong các cuộc chinh chiến, gian lao khổ cực vẫn đồng lòng cùng chồng nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời

Lăng của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào có các cạnh và phần chân đế nhỉnh hơn một vài phân so với lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm kế bên

Lăng của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào có các cạnh và phần chân đế nhỉnh hơn một vài phân so với lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm kế bên
2 ngôi mộ được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Theo đường xuyên tâm, vị trí chính giữa 2 lăng mộ nhìn thẳng về giữa ngọn Thiên Thọ Sơn làm tiền án cho cả khu lăng mộ
2 ngôi mộ được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Theo đường xuyên tâm, vị trí chính giữa 2 lăng mộ nhìn thẳng về giữa ngọn Thiên Thọ Sơn làm tiền án cho cả khu lăng mộ
Bên trái lăng là Bi Đình - nơi đặt tấm bia Thánh Đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha được chạm khắc vẫn còn nổi nét chữ sau gần 200 năm
Bên trái lăng là Bi Đình - nơi đặt tấm bia "Thánh Đức thần công" của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha được chạm khắc vẫn còn nổi nét chữ sau gần 200 năm

Lăng Thiên Thọ Hữu nằm gần đó là nơi chôn cất vợ thứ 2 của vua Gia Long - bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu

Lăng Thiên Thọ Hữu nằm gần đó là nơi chôn cất vợ thứ 2 của vua Gia Long - bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu
Khu tẩm mộ này vẫn còn dấu rêu phong. Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người đã sinh ra vua Minh Mạng, người kế tục ngôi vua cha Gia Long sau này.
Khu tẩm mộ này vẫn còn dấu rêu phong. Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người đã sinh ra vua Minh Mạng, người kế tục ngôi vua cha Gia Long sau này.
Rồng ở bậc đá lăng Thiên Thọ Hữu nhìn về cặp Trụ biểu đằng xa - được ví như ngọn đuốc dẫn linh hồn con người về với cõi vĩnh hằng
Rồng ở bậc đá lăng Thiên Thọ Hữu nhìn về cặp Trụ biểu đằng xa - được ví như ngọn đuốc dẫn linh hồn con người về với cõi vĩnh hằng
Cổng gỗ dẫn lên điện Gia Thành là nơi thờ thân mẫu của vua Minh Mạng
Cổng gỗ dẫn lên điện Gia Thành là nơi thờ thân mẫu của vua Minh Mạng
Cảnh từ trên gác nhìn xuống điện Gia Thành
Cảnh từ trên gác nhìn xuống điện Gia Thành
Hoàng đế Gia Long không chỉ là người thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, mà còn đặt nền móng việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động và chính sách cụ thể, đặc biệt là bộ Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long), quy hoạch xây dựng Kinh đô Huế và tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng đế Gia Long không chỉ là người thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, mà còn đặt nền móng việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động và chính sách cụ thể, đặc biệt là bộ Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long), quy hoạch xây dựng Kinh đô Huế và tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lăng vua Gia Long hùng vĩ và uy nghiêm, là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Gia Long là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai quản một đất nước thống nhất từ nam vào bắc sau hơn 200 năm chia cắt. Vua Gia Long có tên húy là Nguyễn Phúc Anh, miếu hiệu Thế Tổ, trị vì từ 1802 đến 1820. Vua sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (08/02/1762) mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (03/02/1820).
Lăng vua Gia Long hùng vĩ và uy nghiêm, là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Gia Long là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai quản một đất nước thống nhất từ nam vào bắc sau hơn 200 năm chia cắt. Vua Gia Long có tên húy là Nguyễn Phúc Anh, miếu hiệu Thế Tổ, trị vì từ 1802 đến 1820. Vua sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (08/02/1762) mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (03/02/1820).

Theo Báo Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

08:49 , 20/04/2024

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", thời gian qua, việc thực hiện xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được các địa phương quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Qua đó tạo diện mạo khang trang cho các di tích, nhưng vẫn giữ được giá trị "hồn cốt" vốn có của nó.

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

06:29 , 20/04/2024

Đền Chầu Đệ Tứ hay còn được gọi là Đền Cây Thị là một ngôi đền quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ tại Việt Nam tọa lạc tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Về với xã Hà Ngọc, du khách không khỏi ấn tượng bởi khung cảnh, nhịp sống vùng quê êm ả, thanh bình với những con người đôn hậu, thân tình, mến khách. Bức tranh khung cảnh làng quê bình dị ấy càng thêm giá trị khi có sự hiện diện của những ngôi đền cổ...

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đình Thi huyện Như Xuân

20:05 , 19/04/2024

Lễ hội Đình Thi tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân được tổ chức 5 năm 1 lần. Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/4/2024 (tức ngày 15 và 16/3 âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú. Huyện Như Xuân đã và đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để phục vụ lễ hội.

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 thu hút khoảng 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 thu hút khoảng 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế

08:42 , 19/04/2024

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM - Hà Nội 2024 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” vừa diễn ra tại thành phố Hà Nội đã thu hút 80.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan mua sắm.

Lễ hội Bút Nghiên huyện Hoằng Hóa

Lễ hội Bút Nghiên huyện Hoằng Hóa

23:01 , 18/04/2024

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến, trong các ngày 17, 18/4, tại xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa đã diễn ra Lễ hội Bút Nghiên lần thứ IV/2024.

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

19:40 , 18/04/2024

Từ thời các vua Hùng, Thanh Hóa có tên gọi Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Bởi vậy, từ rất sớm, văn hóa thời kỳ Hùng Vương đã để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh. Không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ mà Thanh Hóa còn có hệ thống di tích phong phú trải khắp từ miền xuôi, lên miền ngược liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nhân vật lịch sử, truyền thuyết thời kỳ các vua Hùng. Ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, từ khắp mọi miền Tổ quốc, mọi người dân Việt Nam đều thành tâm hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc, xây dựng và bảo vệ non sông.