ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Các sân bay lớn trên thế giới đuổi chim bằng cách nào?

Những chú chim tưởng chừng vô hại lại có thể gây tai nạn cho các máy bay trị giá hàng chục triệu USD. Do đó, các sân bay đều có biện pháp riêng để chúng tránh xa khu vực hoạt động.

13/11/2018 10:26

 

Những con chim có thể gây tổn hại nặng nề cho máy bay - Ảnh: CNTraveler
Những con chim có thể gây tổn hại nặng nề cho máy bay - Ảnh: CNTraveler

Nhiều loại máy bay hiện đại có thể được ứng dụng công nghệ tối tân để bay nửa vòng Trái đất mà không cần dừng tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, chúng vẫn ở thế yếu trước những kẻ thống trị bầu trời trước kia: chim chóc.

Mỗi năm, Hiệp hội Hàng không Mỹ (FAA) ghi nhận hơn 10.000 vụ va chạm giữa động vật hoang và máy bay. Trong những thập kỷ qua, con số này ngày càng tăng, do sự phát triển của mật độ di chuyển bằng máy bay, cũng như những cải thiện trong phương pháp báo cáo.

Đông cơ máy bay được thiết kế để có thể chống chọi được những vụ đụng độ với các con chim nhỏ. Trong trường hợp khẩn cấp, máy bay vẫn có thể bay bằng một động cơ. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa va chạm với chim vẫn là ưu tiên hàng đầu của các sân bay trên khắp thế giới, với những giải pháp từ đơn giản tới kỳ lạ.

Máy bay thường va chạm với chim ở độ cao dưới 1.500 m, thường là sau khi cất cánh, hoặc trước khi hạ cánh không lâu. 4 phút sau khi cất cánh, chuyến bay US Airways số hiệu 1549 đã đụng một đàn ngỗng, và mất cả hai động cơ. May mắn là cơ trưởng Sullenberger và cơ phó Skiles đã hạ cánh máy bay xuống sông Hudson thành công, không gây thiệt hại về người.

Những chú chó này có nhiệm vụ đuổi chim Ảnh: Airport K-9 Team
Những chú chó này có nhiệm vụ đuổi chim Ảnh: Airport K-9 Team

Một trong những phương pháp đuổi chim ra khỏi khu vực sân bay phổ biến nhất là bắn "đại bác khí", khi chim xuất hiện trong tầm máy bay hoạt động. Đồng thời, các sân bay cũng thường cải tạo để khu vực xung quanh không thích hợp cho chim sinh sống, như lấp các ao hồ và thay cỏ bằng sỏi đá.

Một số sân bay gặp phải những chú chim cứng đầu, phải sáng tạo ra các biện pháp lạ lùng hơn. Sân bay Salt Lake City (Mỹ) nuôi lợn để ăn trứng hải âu. Những chú chó thuộc giống chăn nuôi gia súc và săn đuổi border collie có nhiệm vụ đuổi chim ở sân bay quốc tế Southwest Florida. 

Sân bay Lourdes-Tarbes-Pyrénées ở Pháp bật các màn hình đèn LED có hình ảnh mắt trợn tròn để đuổi chim ưng quanh quẩn gần đó.

Andrew Tull, nhân viên truyền thông của Cục Sân bay đô thị Washington, cho biết cả sân Reagan National (DCA) và Dulles International (IAD) áp dụng công nghệ ảo để kiểm soát vấn đề chim chóc. Các sân bay này bắn pháo hoa điện tử và phát các tiếng của chim săn mồi để hạn chế việc chim làm tổ quanh khu vực. 

Với các loại chim săn mồi lớn như cú, đại bàng..., Bộ Nông nghiệp Mỹ có một đội chuyên gia động vật hoang trực chiến để xác định, theo dõi, bắt và chuyển chúng đi một cách an toàn.

Với các sân bay lớn và đông khách trên thế giới, như Amsterdam-Schiphol, Chicago-O’Hare, hay Istanbul, việc ngăn ngừa nguy cơ này được tối ưu hóa với hệ thống radar hiện đại. Hệ thống này giúp theo dõi kích cỡ, vị trí và hoạt động của các đàn chim trong bán kính vài cây số quanh sân bay. 

Thông số hiển thị cho phép các kiểm soát viên khởi động đại bác khí, thay đổi giờ cất cánh - hạ cánh để tránh những đàn lớn hay dùng biện pháp mạnh khi có tình huống khẩn cấp. Kiểm soát không lưu, phi công và nhân viên mặt đất cũng có nhiệm vụ báo cáo về sự xuất hiện của động vật hoang dã với đội quản lý và vận hành sân bay. 

Năm 2007, Seattle-Tacoma (nằm trong vùng chim di cư) trở thành sân bay đầu tiên ở Mỹ lắp đặt và sử dụng hệ thống này.

Những vấn đề với chim chóc không chỉ dừng lại ở khu vực đường băng hoạt động. Các nhà chứa máy bay cũng áp dụng biện pháp để tránh chim đậu, làm tổ hay thải phân lên máy bay (do phân chim có độ axit cao và có thể làm mòn vỏ máy bay). Họ thường đuổi chim bằng cách treo các tượng cú giống hệt như thật, hoặc dùng máy tỏa hương khiến chim chóc khó chịu.

HẢI ĐĂNG/Tuổi trẻ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lung linh danh thắng hồ Bến Quân

Lung linh danh thắng hồ Bến Quân

06:25 , 13/09/2024

Xã Hà Long huyện Hà Trung nổi tiếng là vùng đất quý hương – nơi phát tích của vương triều Nguyễn với 9 đời chúa, 13 đời vua, hình thế núi non, sông hồ uốn lượn như rồng cuộn, hổ ngồi, cùng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di tích hồ Bến Quân, luôn là niềm tự hào của người dân Hà Long bao đời nay.

Hiệp hội Du lịch Thanh Hoá: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng

Hiệp hội Du lịch Thanh Hoá: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng

21:36 , 12/09/2024

Chiều ngày 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của hiệp hội du lịch. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các hội, chi hội trực thuộc hiệp hội du lịch tỉnh.

Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

08:55 , 12/09/2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ tám Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Cao Bằng, Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc

Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc

16:00 , 11/09/2024

Thuở dựng nước, Xuân Thiên thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong nước, trong tỉnh có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ... Trong đó có ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thanh tịnh, đó là chùa Đầm Quảng Phúc tự.

Kỷ niệm 694 năm ngày mất Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Kỷ niệm 694 năm ngày mất Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

23:18 , 10/09/2024

Sáng ngày 10/9 (tức 8/8 âm lịch), xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tổ chức lễ giỗ lần thứ 694 Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tại Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền thờ Trần Nhật Duật.

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

09:43 , 10/09/2024

Lễ hội Thành Tuyên của tỉnh Tuyên Quang vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên Festival”.

Phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

Phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

09:30 , 08/09/2024

Thanh Hóa hiện có trên 648 nghìn ha đất có rừng, trong đó có 393 nghìn ha rừng tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, những năm qua, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Thanh Hoá thu gần 31 nghìn tỷ đồng từ du lịch

Thanh Hoá thu gần 31 nghìn tỷ đồng từ du lịch

14:22 , 07/09/2024

8 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ.

Cúc Phương là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024

Cúc Phương là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024

09:46 , 05/09/2024

Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh là “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024.

Thanh Hóa đón 395.700 lượt khách nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Thanh Hóa đón 395.700 lượt khách nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

19:46 , 03/09/2024

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay toàn tỉnh đón 395.700 lượt khách, tăng 20,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Trong đó, thành phố Sầm Sơn dẫn đầu toàn tỉnh với gần 200.000 lượt khách.