ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

Lễ hội Thạt Luổng năm 2018 là Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất xứ sở Triệu Voi. Lễ hội bắt đầu từ chiều 21/11 đến hết đêm 22/11.

26/11/2018 15:37

Lễ hội diễn ra tại Thủ đô Vientiane - Lào. Đây là cơ hội để người dân Lào được tham gia những ngày lễ hội sôi nổi cùng người thân, bạn bè, gửi gắm niềm ước mong về cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Thạt Luổng trong ngày Lễ hội.
Thạt Luổng trong ngày Lễ hội.

Tọa lạc trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông Vientiane, Thạt Luổng là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào, là biểu tượng văn hoá tiêu biểu cho sự sáng tạo của người Lào,  được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luong Phrabang về Vientiane.

Đoàn rước Tháp từ Chùa Mẹ Sỉ Mương về đến Thạt Luổng.
Đoàn rước Tháp từ Chùa Mẹ Sỉ Mương về đến Thạt Luổng.

Tương truyền, Thạt Luổng là một trong số ít những chùa trên thế giới lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Người nhập Niết Bàn. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 307 trước Công nguyên. Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Vientiane thành kinh đô mới, Vua Xệtthảthilạt đã cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách xây bọc lên ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.

 Rước tháp về Thạt Luổng.
Rước tháp về Thạt Luổng.

Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ tượng trưng cho 30 năm tu hành của Phật Thích ca. Trên các tháp nhỏ này đắp nổi những hàng chữ Bali, ghi lại lời răn của đức Phật với đệ tử.  Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào sát ngày rằm của tháng 12 Phật lịch và kết thúc vào đêm cuối của ngày rằm. Lễ hội Thạt Luổng có ý nghĩ quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Lào, là dịp để thể hiện tinh thần đoàn kết, cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà an lành hạnh phúc.

Rước Tháp về Thạt Luổng để làm lễ.
Rước Tháp về Thạt Luổng để làm lễ.

Những ngày này, người dân cả nước tập trung về thủ đô dự Lễ hội Thạt Luổng. Ai ở xa, hoặc người Lào ở nước ngoài không về được thì thực hiện nghi lễ trùng với giờ tổ chức tại lễ hội Thạt Luổng. Lặn lội hơn 50 km từ Bản Cơn, tỉnh Viêng chăn về dự Lễ hội Thạt Luổng, bà Khăm đì, 70 tuổi cho biết: bà về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe cho gia đình, mong cuộc sống an lành, bà rất vui khi nhìn thấy người dân đi dự lễ hội rất đông, cuộc sống bây giờ đã khá hơn, đất nước cũng phát triển hơn.

Người dân đi dự Lễ.
Người dân đi dự Lễ.

“Tôi mong muốn đất nước Lào ngày càng phát triển, văn minh. Cầu mong cho gia đình mạnh khỏe, con cháu ngày càng lớn khôn để đóng góp sức mình phát triển đất nước” – bà Khăm đì nói.

Cũng như mọi năm, lễ hội Thạt Luổng năm nay diễn ra nhiều hoạt động nghi lễ Phật giáo. Chiều 21/11, hàng nghìn người đã tham gia rước Phạ Sạt Phơng (Tháp sáp) từ chùa mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng để dâng lễ. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ chung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm hoa tươi và thường có các tua dây kết hoa hoặc tiền giấy. Nhiều làng hoặc các gia đình cũng làm Tháp sáp của riêng mình và dâng lên Đức Phật để cầu may cho gia đình và cộng đồng.

Trong Lễ hội Thạt Luổng còn có lễ Tắc Bạt để Phật tử dâng lễ vật lên các nhà sư và được sư ban phước lành. Đây cũng là dịp để các sư nhắc lại lời dạy của Đức Phật, khuyên mọi người sống tốt, làm điều thiện, tránh làm việc ác, giữ tâm trong sáng”, chung tay xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thiếu nữ đi dự lễ với trang phục đẹp nhất.
Thiếu nữ đi dự lễ với trang phục đẹp nhất.

“Một năm ở Lào có nhiều lễ hội như Lễ hội Thạt-luổng, Lễ hội đua thuyền... và nhiều lễ hội khác, trong đó Lễ hội Thạt luổng là lễ hội rất quan trọng nhất của người dân Lào. Việc tổ chức lễ hội là góp phần gìn giữ trân trọng phong tục tập quán của Lào, dạy dỗ con cháu biết ơn công lao đối với Tổ quốc, lịch sử hình thành của đất nước để họ hiểu hơn, mọi người biết trân trọng và yêu thương nhau hơn”- Ông Tụ- khăm, người dân quận Saysettha, thủ đô Vientiane đi dự lễ hội cùng gia đình cho biết.

Các trường học cũng rước tháp về dự lễ hội.
Các trường học cũng rước tháp về dự lễ hội.

Về dự lễ hội Thạt Luổng, ngoài việc được thực hành các nghi thức tôn giáo, dâng lễ lên Đức Phật, người dân và du khách có được tham dự nhiều hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thưởng thức các món ăn truyền thống, mua hàng thủ công mỹ nghệ được người Lào chế tác tinh xảo để làm quà tặng…

Càng gần đến giờ khai hội, người dân đổ về Thạt Luổng càng đông.
Càng gần đến giờ khai hội, người dân đổ về Thạt Luổng càng đông.

Theo chương trình, đêm nay (22/11), lễ hội Thạt Luổng kết thúc bằng nghi thức rước nến. Hàng vạn Phật tử cầm nến đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên Thạt Luổng. Trong ánh sáng lung linh của hàng vạn ngọn nến, trong ngào ngạt hương hoa và không khí thiêng liêng, thành kính bên Thạt Luổng, mọi người vừa đi, vừa cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân, gia đình, cầu cho xứ sở Triệu Voi luôn yên bình, thịnh vượng.

Theo Vân Thiêng-Cảnh Thành/VOV-Vientaine

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

20:09 , 15/04/2024

Trong những ngày này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024. Ước tính mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến dâng hương, tham dự các hoạt động của lễ hội.

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

16:46 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "gia đình văn hoá", "thôn, tổ dân phố văn hoá", "xã, phường, thị trấn tiêu biểu" .

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

09:17 , 15/04/2024

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới giữ vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Những năm qua, huyện Hà Trung đã quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần hoàn thành 2 tiêu chí số 6 và 16 về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.

Doanh nghiệp sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2024

Doanh nghiệp sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2024

18:44 , 14/04/2024

Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2024, thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương hoàn tất những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ du khách.

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân

16:31 , 14/04/2024

Tối ngày 13/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024.