ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những món ăn nhất định phải thử khi ghé chân ở Thanh Hóa

(TTV) - Đến Thanh Hóa, ngoài việc ghé thăm Thành Nhà Hồ, suối Cá Thần Cẩm Lương, chèo thuyền trên sông Mã hay tắm biển Sầm Sơn thì du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản riêng có ở nơi đây.

17/02/2019 11:06

Nem chua

Nhắc tới ẩm thực Thanh Hóa, người ta sẽ nghĩ ngay tới nem chua. Mặc dù món ăn này khá phổ biến ở Việt Nam như Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Huế, Đồng Tháp…, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là nem chua của xứ Thanh. Chính vì vậy mà mỗi người con ở Thanh Hóa nói riêng và tất cả những ai đã từng đi qua mảnh đất này thường chọn nem chua làm quà tặng cho những người thân yêu nhất của mình như một tình cảm chân thành và sâu sắc nhất.

Nem chua là loại đặc sản đứng đầu trong danh sách ẩm thực của Thanh Hóa
Nem chua là loại đặc sản đứng đầu trong danh sách ẩm thực của Thanh Hóa


Nem chua Thanh Hóa là đặc sản nổi tiếng bởi vị chua thanh, giòn, ngọt, cay đậm đà. Để có được nem chua mà mọi người thưởng thức, người làm ra sản phẩm đã phải kì công qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi tiến hành đóng gói sản phẩm.
Nguyên liệu chủ đạo của nem chua Thanh Hóa là thịt, phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi lợn vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải chọn những miếng thịt tươi ngon nhất để chuẩn bị chế biến và không được để lâu. Bởi nếu thịt nguội khi xay thịt nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men. Ngày trước khi chưa có máy xay người thợ phải giã thịt bằng tay.

Nem chua Thanh Hóa có hình trụ, nhỏ và dài như ngón tay trỏ người lớn. Bên ngoài được bọc kĩ càng bằng lớp lá chuối tươi, buộc chặt bằng lạt giang hay dây nịt.

Bạn có thể tìm mua nem chua Thanh Hóa ở một số nhà hàng lâu năm và uy tín như: Quán nem cây Đa: 326 Trường Thi, TP Thanh Hóa; Cơ sở Thắng Tuyến: 409 Lê Hoàn, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa; Cơ sở nem Cương Dũng: 15 Tân An, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.

Chả tôm

Món chả tôm Thanh Hóa đã làm say lòng biết bao du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất nằm ở đầu miền Trung. Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này là tôm tươi bóc vỏ giã nhuyễn, kết hợp với thịt ba chỉ xay, xào cùng tiêu và hành khô, lớp ngoài cùng được bọc bởi 1 lớp bánh phở cuốn. Sau đó đem đi nướng dưới than hồng và ăn cùng rau sống. Vị ngọt thanh của tôm và thịt, kèm với vị mát, giòn của rau sống chấm cùng với thứ nước chấm được làm từ đu đủ, sung thái lát mỏng pha cùng đường, tiêu, tỏi… sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thỏa mãn rất tuyệt vời.

Chả tôm Thanh Hóa rất phổ biến và được nhiều du khách ưa thích
Chả tôm Thanh Hóa rất phổ biến và được nhiều du khách ưa thích

Chả tôm Thanh Hóa thường được dùng chủ yếu vào khoảng thời gian tiết trời se lạnh cuối thu đầu đông. Cả gia đình hay người thân bạn bè sẽ ngồi quây bên bếp than hoa để nướng chả tôm, nướng đến đâu dùng đến đó. Chả tôm phải nướng khói mới đúng điệu, mùi khói ngào ngạt quyện với hương thơm bùi bùi của tôm, tiếng giòn rụm của lớp vỏ bọc, chấm cùng nước mắm chua cay, dưa góp chua nhẹ sẽ làm xao xuyến mọi vị giác dù  khó tính đến đâu.

Một số địa chỉ ăn chả tôm tại Thanh Hóa:

- Chả Tôm Bà Thật(chả tôm Bốn Mùa) – 09 Lê Thị Hoa, P.Lam Sơn

- 74 Tân An, P. Ngọc Trạo

- Chả tôm Thảo Mười, 14 Nhà Thờ, P. Trường Thi

- Trước cổng trường THCS Cù Chính Lan, 61 Lý Thường Kiệt, P. Lam Sơn

- Chả tôm bà Xuân, 75 Đinh Lễ, P.Lam Sơn.

 

Cháo canh

Cháo canh được nấu từ bột gạo, bánh canh, sườn lợn, tôm nõn… Để nấu được bát cháo canh đậm chất xứ Thanh bạn cần chọn được sợi bánh canh mềm và dai. Bột gạo cũng phải chọn loại đặc biệt mà người xứ Thanh hay sử dụng. Sườn lợn được chọn từ những con lợn mới mổ, sườn tươi và thịt khá ngon thơm. Tôm được lấy từ những người đánh bắt ngoài biển, loại tôm tươi, nõn được chế biến qua và bóc vỏ. Sợi bánh canh sẽ được nhúng qua nước ấm rồi để cho rảo nước , sau đó trộn với bột gạo. Khi làm như thế này thì sợi bánh nấu lên sẽ được mềm hơn và sanh nhờ lớp bột gạo bám bên ngoài.

Tuy nhiên, cháo canh ngon phụ thuộc rất nhiều vào phần nước dùng để chế biến. Nước dùng được hầm từ xương ống tạo độ ngọt và thơm cho món cháo. Thịt và tôm cũng được người làm ở đây dùng nước dùng làm từ xương ống nấu, món ăn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn và đa dạng về hương vị. Sợi bánh canh sẽ được cho vào nồi sau cùng và đun nhanh trong khoảng từ 2-3 phút.

Trước khi múc cháo canh Thanh Hóa ra tô thì cho thêm một chút sa tế và rau mùi khiến thực khách thưởng thức sẽ đứng ngồi không yên chờ đợi được thưởng thức bát cháo canh đặc sản này. Cái tên cháo canh gợi cho người ta cảm giác vừa lạ vừa quen, bề ngoài nhìn đơn giản nhưng cháo canh hội tụ đầy đủ hương vị của hồn quê dân dã của xứ Thanh. Thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi cảm giác ăn món ăn này. Bát cháo nóng hổi trong thời tiết mát dịu của mùa thu rắc thêm chút tiêu, ớt bột, thêm một chút rau sống sẽ khiến bát cháo của bạn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Muốn ăn cháo canh, bạn đến bên hông chợ Vườn Hoa, quán bán từ 2h chiều, luôn đông khách và chỉ 5h là hết hàng. Giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng một tô tùy yêu cầu của khách.

Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ (bánh gai làng Mía) là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ thuộc tổng Diên Hào, phủ Thọ Xuân, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Làng Mía thuộc hữu ngạn sông Chu, cách thị trấn Thọ Xuân khoảng 9 km về phía Tây, cách khu di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 1,5 km. Trong các dịp cúng giỗ Lê Lợi và Lê Lai (hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi), bánh gai Tứ Trụ được chọn làm thức cúng tế.
 
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ
Trước đây, bánh gai Tứ Trụ thường chỉ được làm trong các dịp giỗ tết, đình đám và đặc biệt để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng. Hiện nay, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
 
Nguyên liệu làm bánh gai gồm có lá gai, gạo nếp, đậu xanh, dầu chuối, đường, mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm, vừng… Bánh gai Tứ Trụ có hương vị đặc trưng do sử dụng mật mía, thịt lợn nạc, nước mắm… lại không sử dụng hạt sen, thịt mỡ như bánh gai Nam Định, bánh gai Ninh Giang.
 
Việc chế biến bánh gai khá kì công, đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mẩn và tinh tế. Lá gai được hái từ trong rừng hoặc từ bãi bồi ven sông Chu, tước bỏ cuống lá, gân lá, xơ lá rồi phơi thật khô, cất kỹ. Đến khi làm bánh, đem lá gai khô ngâm nước, rửa sạch rồi đem luộc thật kỹ. Sau đó vớt ra, tiếp tục rửa sạch rồi lại luộc, thời gian luộc của hai lần khoảng 24 giờ, xong vắt khô kiệt nước, giã nhuyễn. Hiện nay, người ta đưa lá vào ép cho kiệt nước rồi đem nghiền.

Bánh gai Tứ Trụ được gói từng 5 chiếc một. Bột bánh được nặn từng cục tròn rồi dàn mỏng trên lòng bàn tay, đặt nhân vào giữa, vê lại cho nhân nằm gọn giữa lòng chiếc bánh, xoa cho bánh tròn thì lăn bánh trên chiếc mâm đã rải đều hạt vừng. Dùng lá chuối khô, thường là lá chuối tiêu để gói lại thành từng chiếc bánh vuông vắn, quấn một chiếc lạt giang bên ngoài.

Bánh cuốn

Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Trước đây bánh cuốn là món ăn sáng phổ biến của người Thanh Hóa nhưng nay được bán thêm vào các buổi chiều, tối như món ăn vặt.

Bánh làm từ bột gạo sau khi được hấp chín bằng hơi nước trên nồi căng vải, dùng ống tròn lấy ra rồi khéo léo trải rộng trên một cái mẹt nhỏ, bỏ nhân làm từ tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành… và cuốn tròn. Một đĩa bánh cuốn có 5 cái, ăn kèm nước mắm pha nhạt, vắt chanh, rắc hạt tiêu xay và thêm vài lát ớt đỏ tươi. Bánh cuốn ngon nhất là ở các phố Hàng Than, Tống Duy Tân, cầu Sâng... với giá 10.000-15.000 đồng đĩa.

Bánh khoái tép

 

Đây là món ăn chỉ có ở TP Thanh Hóa, với nhân bánh là tép rang và rau bắp cải thái sợi, rau cần cắt khúc. Bột gạo được tráng lên chảo gang trên bếp củi, sau đó cho rau cần, bắp cải, tép đã xào vào, lật cho bánh chín đều và giòn. Có thể cho thêm trứng gà. Bánh khoái ngon khi chín đều, mép giòn, nhưng không nhiều mỡ gây ngán. Sau 3h chiều đến tối, hãy đến phố Hàn Thuyên, Đào Duy Từ, Tô Vĩnh Diện... để ăn bánh khoái với giá 5.000 đồng cái.

Bánh răng bừa

 

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Du khách có thể tìm mua bánh ở làng Trung Lập, xã Trung Lập, huyện Thọ Xuân.

Bánh nhè 

Bánh nhè gần giống bánh trôi nước, bánh ngào mật của Nghệ An. Vỏ bánh làm từ bột nếp dẻo mịn, nhân đậu xanh và dừa bào sợi. Bánh nấu bằng đường mật mía và gừng, là thức quà chiều dân dã của người xứ Thanh. Món bánh đặc sản Thanh Hóa này được bán bởi những cô hàng rong trên đường.

Du khách có thể tìm thấy món ăn này tại chợ Vườn Hoa hoặc mua của những cô bán hàng rong với giá chỉ 5.000đ/bát.

Các loại ốc chùa Thanh Hà

Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc.

Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút. Về quê Thanh du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã này. 

Gỏi cá nhệch

Cá nhệch là một loại cá hung dữ, sống được cả ở vùng nước mặn và nước ngọt, bề ngoài trông khá giống con lươn. Cá sau khi bắt về được làm sạch nhớt rồi lọc thịt và xương riêng. Phần thịt nhệch được thái lát thật mỏng, bóp qua bằng chanh tươi sau đó vắt cho ráo nước và cho vào bát to, nhanh tay tẩm ướp gia vị và trộn cùng với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Da cá được rán giòn để cuộn cùng với gỏi. Còn xương cá đem vào cối giã nhuyễn để nấu chẻo.

Gỏi cá được ăn kèm với nhiều loại rau lá khác nhau nhưng bắt buộc phải có các loại như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô, bạc hà. Ngoài việc làm tăng thêm hương vị của món gỏi, các loại rau lá trên còn là vị thuốc để cân bằng tính hàn của cá nhệch. Ở Nga Sơn gỏi cá còn được ăn cùng với lá rau má, dấp cá tươi mọc rất nhiều trong vườn nhà. Điều đó cũng làm nên hương vị rất riêng cho món ăn.

Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

Du khách có thể thưởng thức gỏi cá nhệch tại Nhà hàng Vũ Bảo - km12, Quốc lộ 47, Quảng Hưng, TP Thanh Hóa.

Dương Ngân tổng hợp


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đoàn thanh niên ứng dụng công nghệ trong số hóa thông tin, hình ảnh Di tích Lịch sử - Văn hóa

Đoàn thanh niên ứng dụng công nghệ trong số hóa thông tin, hình ảnh Di tích Lịch sử - Văn hóa

18:29 , 25/03/2024

Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, tuổi trẻ Thanh Hóa đang khẳng định mình là lực lượng xung kích, tích cực trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Một trong những hoạt động nổi bật, đó là ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin về di tích Lịch sử - Văn hóa, mang lại hiệu quả quảng bá tích cực.

Liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng TP Sầm Sơn lần thứ II năm 2024

Liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng TP Sầm Sơn lần thứ II năm 2024

11:00 , 25/03/2024

Trong khuôn khổ lễ hội Cầu phúc, tối 24/03, tại đền Độc Cước, UBND thành phố Sầm Sơn đã tổ chức liên hoan nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật quần chúng lần thứ II năm 2024.

Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân

Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân

23:10 , 24/03/2024

Xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương vừa tổ chức Lễ tế giỗ Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân.

Chiếc xe cút kít từng chở hơn 12.000kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiếc xe cút kít từng chở hơn 12.000kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ

20:07 , 24/03/2024

Đến với Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, giữa hàng nghìn hiện vật, tài liệu được trưng bày, có một chiếc xe cút kít nhỏ bé, thô sơ nhưng luôn thu hút được sự chú ý của mọi người dân và du khách. Đó là chiếc xe cút kít đã cùng với một người nông dân quê Thanh Hóa làm nên một kỳ tích phi thường trong những tháng ngày lịch sử của dân tộc.

Khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024

Khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024

11:19 , 24/03/2024

Tối 23/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Quan Hóa tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tới dự.

Thành phố Sầm Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian

Thành phố Sầm Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian

20:05 , 23/03/2024

Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về văn hoá dân gian hát chầu văn và công tác quản lý Nhà nước về thực hành tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của Người Việt.

Đêm nhạc "Ngọn lửa hy vọng"

Đêm nhạc "Ngọn lửa hy vọng"

18:05 , 23/03/2024

Với chủ đề "Ngọn lửa hy vọng", đêm nhạc ngoài trời do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với nhà tài trợ tổ chức đã góp phần truyền thêm niềm tin và khát vọng sống cho các bệnh nhân ung thư.

Xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân tổ chức lễ cầu phúc đình làng Hồ

Xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân tổ chức lễ cầu phúc đình làng Hồ

18:08 , 22/03/2024

Sáng ngày 22/3, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ cầu phúc đình làng Hồ.

Du khách đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng 1,6 lần

Du khách đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng 1,6 lần

06:36 , 22/03/2024

Hai tháng đầu năm, Việt Nam đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có 2,6 triệu nhập cảnh bằng đường hàng không, chiếm 84,2%.

Lễ hội cầu an - cầu ngư tại Công viên văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường, xã Hoằng Trường

Lễ hội cầu an - cầu ngư tại Công viên văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường, xã Hoằng Trường

18:15 , 21/03/2024

Tại Công viên văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá vừa diễn ra Lễ hội cầu an - cầu ngư năm 2024. Lễ hội này được tổ chức thường niên vào dịp đầu tháng 2 âm lịch với phần lễ và phần hội.