ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bánh chưng ngày Tết của người Thái đen Tây Bắc

Bánh chưng ngày Tết của dân tộc Thái đen rất độc đáo, có nhiều ý nghĩa sâu xa và thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, với đất trời.

26/01/2020 14:53

Mỗi một loại bánh chưng của đồng bào Thái được làm ra để dâng lên thờ ông bà tổ tiên trong ngày Tết đều có ý nghĩa khác nhau.

Bà Cà Thị Thịnh, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Từ ngày xưa truyền lại rằng, người thái gói bánh chưng ống và bánh chưng gù để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết có ý nghĩa là, bánh chưng gù là để ví cho con người sẽ được sống lâu trăm tuổi, gù như chiếc bánh. Còn bánh chưng ống thì ngày xưa dân tộc ta phải chống giặc ngoại xâm nên gói bánh chưng ống để ví như súng để đánh giặc”.

banh chung ngay tet cua nguoi thai den tay bac hinh 1
Bánh chưng ngày Tết của người Thái đen Tây Bắc.

Dù là bánh chưng ống, hay bánh chưng gù, để có được mẻ bánh chưng ngon, khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Đầu tiên là lá dong, chọn lá to và đều, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp phải là nếp tan thơm, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn và được đồ chín rồi giã nát ra. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái từng miếng dài rồi ướp chung với gia vị và hạt tiêu.

Bánh chưng ống thì dễ gói hơn, chỉ cần xúc đều gạo, đỗ, thịt lợn vào lá dong đã được vuốt phẳng, sau đó chắc tay gói lá, lạt buộc chặt là được. Còn để gói được bánh chưng gù phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc.

Bánh chưng gù của người Thái được gói giống hình một ngọn núi. Phần lưng lồi lên và được bao quanh bởi các đường lạt chạy ngang thân bánh. Bánh nào có phần gù càng cao, cân đối thì càng đẹp và càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ. Chiếc bánh đẹp nhất sẽ được chọn để thờ cúng tổ tiên.

Cũng theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo khi gói bánh chưng còn là thước đo để chọn được nàng dâu đảm trong nhà. Người con dâu nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn, no đủ và một vụ mùa thắng lợi cho gia đình trong năm mới.

banh chung ngay tet cua nguoi thai den tay bac hinh 2
Người con dâu nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn

Bà Cà Thị Thịnh cho biết thêm về cách gói bánh chưng gù của người Thái: “Để gói bánh chưng, đầu tiên phải chuẩn bị gạo nếp, lá dong, đỗ xanh và thịt lợn. Gạo để gói bánh chưng phải là gạo nếp tan nó mới mềm và thơm. Lá dong thì phải lựa chọn lá to nó mới gấp được khi gói bánh chưng gù. Thịt lợn thì chọn thịt lợn ba chỉ mang về rửa sạch rồi thái từng miếng dài, sau đó đập thêm một ít củ hành khô và cho hạt tiêu vào để ướp cho nó thơm và ngon. Đỗ xanh thì phải được tách vỏ ngâm qua đêm sau đó mới đồ chín rồi giã nát ra đó mới bắt đầu gói”.

Sau khi gói xong bánh sẽ được xếp vào nồi, lá bánh còn thừa bà con sẽ dùng để lót đáy nồi vừa cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun. Bánh chưng được luộc bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn. Dù là bánh ống, hay bánh gù, khâu luộc bánh vẫn phải đảm bảo từ 7 đến 8 tiếng, cho đến khi bánh chín, dậy mùi thơm. Khoảng thời gian này cũng là thời điểm đặc biệt để các thành viên trong nhà quây quần tâm sự về những điều làm được và mong muốn trong năm sau.

Ngoài để thờ cúng tổ tiên thì bánh chưng của người Thái đen còn được dùng trong các bữa cơm Tết mời bà con trong họ hàng, đặc biệt là bữa cơm tất niên của người Thái thì phải có bánh chưng. Cùng với rượu và thịt khô gác bếp thì sự có mặt của bánh chưng với mùi thơm của lá dong rừng hòa quyện với mùi bánh thơm ngon đem lại hương vị hấp dẫn cho bánh chưng dân tộc Thái trong mâm cơm và còn thể hiện được sự ấm no của gia đình trong năm mới.

Trong những ngày Tết, mỗi khi có khách đến nhà chúc Tết, gia chủ sẽ không quên mang bánh chưng ra để đãi khách. Ngoài ra, trong các gia đình người thái khi con cháu về thăm ông bà thì ông bà sẽ chuẩn bị bánh chưng để làm quà khi con cháu quay về nhà. Đây cũng là phong tục đồng bào lưu truyền từ xưa đến nay.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

18:02 , 18/04/2024

Từ 19/4 - 20/4, (tức là ngày 11 và 12/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Đền thờ Mai An Tiêm, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn sẽ diễn ra Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được huyện Nga Sơn khẩn trương hoàn tất.

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:00 , 18/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

19:53 , 17/04/2024

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là sẽ đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, kéo dài 5 ngày. Đây được xem là “thời điểm vàng” để các địa phương, các khu, điểm du lịch, và doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa du lịch hè 2024. Và tín hiệu đáng mừng đó là đến thời điểm này, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt 80 - 90% công suất, thậm chí có nơi đã đạt 100% công suất phục vụ.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:29 , 17/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

20:09 , 15/04/2024

Trong những ngày này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024. Ước tính mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến dâng hương, tham dự các hoạt động của lễ hội.