ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Không chỉ là bài toán kinh tế trước mắt

Trong vài ngày qua câu chuyện về khách Tây ở Ninh Bình bị 6 khách sạn từ chối đã khiến nhiều người phải suy nghĩ.

22/03/2020 21:14

 

Lợi thế lớn của du lịch Việt Nam là vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa bản địa và sự thân thiện dành cho du khách.
Lợi thế lớn của du lịch Việt Nam là vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa bản địa và sự thân thiện dành cho du khách.

 

Từ lâu, du lịch được coi là một ngành mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói giúp các địa phương có nguồn thu lớn cải thiện kinh tế xã hội. Tuy nhiên từ đầu năm 2020 dịch viêm phổi do virus corona mới đã giáng một đòn chí mạng vào cả nền kinh tế toàn cầu và du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhưng du lịch với đặc thù ở  đất nước đang phát triển như Việt Nam, một lợi thế lớn là vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa bản địa và sự thân thiện dành cho du khách.

Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được một hình ảnh thân thiện, hiếu khách một dân tộc luôn mong muốn làm bạn với các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, những hình ảnh người khách Tây chật vật chưa tìm được nơi ở trọ liệu có làm ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam nói riêng, hình ảnh đất nước con người Việt Nam nói chung?

Dịch bệnh bất ngờ và chưa từng có tiền lệ cùng với những diễn biến bất thường liên tục khiến giới y học bối rối chạy đua với thời gian tìm vaccine cũng như phác đồ điều trị. Chính vì chưa thể nhận thức cũng như khống chế một cách hữu hiệu, dịch viêm phổi lần này đóng vai một sát thủ vô hình gieo rắc nỗi sợ hãi đến từng đất nước mà nó đã tấn công. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Sau thời gian cùng với nhiều biện pháp quyết liệt, Việt Nam về cơ bản khống chế được dịch bệnh bùng phát từ nước láng giềng. Tuy nhiên khi virus corona lây lan ra toàn thế giới, mối nguy lại không chỉ đến từ Trung Quốc mà có thể từ bất cứ đất nước nào đang có dịch.

Cảm giác lo ngại, đề phòng thậm chí là nghi ngờ là khó tránh khỏi. Trong khi y học vẫn chạy đua tìm vaccine, người dân bất đắc dĩ tìm kiếm sự tự bảo vệ bằng cách tránh xa những nguồn lây. Trong thời điểm đầu dịch bệnh, những người châu Á đã phải đối mặt với một làn sóng kỳ thị đến từ một bộ phận người ở châu Âu cũng như nước Mỹ. Nhưng khi virus lây lan mạnh mẽ ở các nước phương Tây, đến lượt công dân của họ cũng phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử. 

Tuy nhiên, hoảng loạn, nghi kỵ và thậm chí là kỳ thị du khách chưa bao giờ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Sự kỳ thị cắt đứt sợi dây liên hệ cũng như những kênh kết nối để trao đổi thông tin nhằm hiểu biết nhiều hơn và có cách cư xử hợp lý cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ lẫn nhau cùng chung tay ngăn chặn dịch bệnh.

Kỳ thị xa lánh, phân biệt đối xử  đồng nghĩa với việc đồng nhất con người với căn bệnh trong khi thực tế lẽ ra phải làm ngược lại: con người cần bỏ qua ranh giới quốc gia, châu lục, chủng tộc, cùng đoàn kết sát cánh nhau lúc khó khăn và cùng vượt qua bệnh dịch.

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc thực hiện cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt; xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành cách ly, không khai báo và hành vi tiếp tay cho các trường hợp trốn cách ly.

Nhưng mặt khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị du khách nước ngoài. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát về tình hình khách du lịch nước ngoài trên địa bàn; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, nhất là tại các khu, điểm du lịch thực hiện nghiêm quy định của Luật Du lịch về việc không phân biệt, đối xử đối với khách du lịch; chấn chỉnh và xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị, từ chối phục vụ khách du lịch là người nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú du lịch chủ động triển khai các giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của cơ quan y tế và có biện pháp phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài, bảo đảm an toàn, có tổ chức.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời có hướng dẫn tránh để xảy ra các vụ việc và phối hợp với Đại sứ quán các nước liên quan trong quá trình xử lý, gìn giữ hình ảnh quốc gia hiếu khách, thân thiện.

Chắc chắn là những người có tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử du khách nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, song việc kỳ thị, phân biệt đối xử lại có thể mang đến những hậu quả không nhỏ. Câu chuyện cư xử với “khách Tây” cũng không chỉ đơn thuần là bài toán làm kinh tế trước mắt của ngành du lịch, mà đó là phép thử của tính nhân văn, của tình người với nhau trong hoạn nạn. Để làm được điều đó cần sự tích cực trách nhiệm của cơ quan chức năng, và cả sự đồng lòng của doanh nghiệp, người dân...

 
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

Dấu ấn văn hóa thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa

19:40 , 18/04/2024

Từ thời các vua Hùng, Thanh Hóa có tên gọi Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Bởi vậy, từ rất sớm, văn hóa thời kỳ Hùng Vương đã để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất xứ Thanh. Không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ mà Thanh Hóa còn có hệ thống di tích phong phú trải khắp từ miền xuôi, lên miền ngược liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nhân vật lịch sử, truyền thuyết thời kỳ các vua Hùng. Ngày 18/4 (tức ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, từ khắp mọi miền Tổ quốc, mọi người dân Việt Nam đều thành tâm hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc, xây dựng và bảo vệ non sông.

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

Công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống Đền Mai An Tiêm

18:02 , 18/04/2024

Từ 19/4 - 20/4, (tức là ngày 11 và 12/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Đền thờ Mai An Tiêm, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn sẽ diễn ra Lễ hội Mai An Tiêm năm 2024. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được huyện Nga Sơn khẩn trương hoàn tất.

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:00 , 18/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

19:53 , 17/04/2024

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là sẽ đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, kéo dài 5 ngày. Đây được xem là “thời điểm vàng” để các địa phương, các khu, điểm du lịch, và doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa du lịch hè 2024. Và tín hiệu đáng mừng đó là đến thời điểm này, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt 80 - 90% công suất, thậm chí có nơi đã đạt 100% công suất phục vụ.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:29 , 17/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.