ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kênh Kiểu Mẫu, xưa và nay

Quê tôi có những địa danh mộc mạc, đơn thuần nhưng ẩn chứa khát vọng, ý chí xây dựng quê hương, giữ gìn làng xóm yên bình, no ấm. Điển hình là kênh Kiểu Mẫu, thuộc xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

27/01/2021 10:23

Ngôi làng bên dòng kênh xanh

Ông Nguyễn Văn Mum (tên thường gọi là Sáu Mum) sống tại ấp Kiểu Mẫu 12, xuân này vào ngưỡng 90 tuổi nhưng còn minh mẫn và thông thái. Ông kể: Tôi đi kháng chiến, đến năm 1953 trở về, thấy trước nhà mình có dòng kênh rộng chừng 4 mét, thẳng tắp, dài hơn 5 cây số, nối từ So Le đến đập Cầu Kéo. Hai bờ kênh là những cây còng, cây ô môi xanh ngát, mát rượi. Bà con gọi tên là kênh Kiểu Mẫu.

Ngọn nguồn của cái tên này là khi chính quyền cách mạng quyết tâm xây dựng mô hình làng dân cư Kiểu Mẫu, dù còn trong binh lửa. Theo đó, khoảng giữa những năm 1949 – 1950, thực hiện chính sách “Người cày có ruộng”, Cách mạng vận động số bà con không có đất từ nhiều địa phương như Cửu Long (Vĩnh Long, Trà Vinh), miệt thứ Rạch Giá, Long Châu Hà (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), Cà Mau, Bạc Liêu… về đây lập nghiệp.

Vùng này thời đó hoang vu lắm. Ngày ấy, mỗi hộ được Cách mạng cấp một thửa đất, dài 500 mét, ngang 72 mét. Sau khi nhận đất, chính quyền hướng dẫn bà con đào kênh trước nhà, rộng 4 mét, sau đó mới cất nhà. Điều đặc biệt, khi bà con làm nhà, phải cách 8 mét tính từ bờ kênh trở vào.

Sau khu đất làm nhà, dài 30 mét, mỗi nhà đều đào một kênh ngang 1 mét bao quanh phần đất của mình; rồi kê đất làm vườn, làm ruộng. Trong vườn nhất thiết phải trồng những cây bản địa như dừa, xoài, ổi.

Chú Sáu Mum cho biết thêm: Hồi đó, chính quyền quy định, cửa chính của nhà bên này kênh phải đối diện với cửa chính nhà bên kia kênh; hai bờ kênh nhà nhà thẳng lối, ngay hàng nhìn rất đẹp. Kiểu Mẫu ngày ấy, gồm Kiểu Mẫu 12, Kiểu Mẫu 14 và Kiểu Mẫu 15, thuộc xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. Đây quả là hình mẫu, riêng có ở Kiểu Mẫu – một trong những vùng căn cứ cách mạng của khu Tây Nam Bộ.

Những cô bác cao niên ở kênh Kiểu Mẫu nhớ lại, tuy còn chiến tranh, nhưng Cách mạng hướng dẫn bà con ăn ở, sinh hoạt nề nếp và vệ sinh.

Bà Hồ Thị Thanh Bé, ở ấp Kiểu Mẫu 14, năm nay cũng vào tuổi “xưa nay hiếm” nhớ lại: “Hồi đó, nhà nào cũng làm nhà vệ sinh tự hoại, phía trên có nắp đậy, tránh mùi hôi và ruồi nhặng nên môi trường rất sạch”.

Còn chú Huỳnh Văn Hoa, gần 90 tuổi, ở ấp Kiểu Mẫu 12A xuân này tròn 40 năm tuổi Đảng, kể lại: “ Hồi đó, khi ăn cơm, mọi người đều sử dụng đũa hai đầu ( một đầu dùng gắp thức ăn, đầu còn lại và cơm và thức ăn vào miệng). Thời đó, bà con chấp hành chủ trương giữ vệ sinh từ ăn, ở, môi trường rất nghiêm, các em tôi lúc đó, mới 7, 8 tuổi, đều biết sử dụng hai đầu đũa và không vứt rác xuống kênh”.

Chung mạch nguồn hoài niệm cố hương, cô Lê Thị Dưng, cư trú tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ bồi hồi: “Hồi đó kênh Kiểu Mẫu, đẹp lắm. Bà con, ai cũng kính trọng và tin tưởng cách mạng, thương yêu cán bộ, bộ đội. Thanh niên trong xã hăng hái tòng quân đi đánh giặc, gia đình tôi có ba và hai anh trai đi kháng chiến, rồi cả 3 đều hy sinh”.

Thời kháng chiến, Khánh Bình Đông không chỉ là căn cứ cách mạng vững chắc - những xóm ấp, dòng kênh mang tên kênh Tám Chánh, kênh Dân Quân, đến nay, vẫn còn lưu giữ những chiến tích vẻ vang của quân và dân Trần Văn Thời gan góc, dũng cảm, bẻ gẫy nhiều trận càn, gài chông diệt giặc.

Nơi đây còn là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho cách mạng. Trường Tiểu học Khánh Bình Đông, ngôi trường tiểu học đầu tiên của huyện Trần Văn Thời hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1961. Trong hoàn cảnh mưa bom, bão đạn, nhưng 3 lớp (lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất) của trường đã thu hút hàng trăm con em ở nhiều xã, như: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh An, Nguyễn Phích, Phong Lạc, Trần Hợi… đến học. Từ ngôi trường này, nhiều học sinh đã phấn đấu trở thành nhà văn, nhà giáo, sĩ quan quân đội, công an, cán bộ lãnh đạo các cơ quan chủ chốt của tỉnh Cà Mau.

Về Kiểu Mẫu hôm nay

Quả thật đúng như bạn tôi gọi mời: về Khánh Bình Đông, đường tráng nhựa, tráng bê tông nối dài tít tắp; nhiều nơi xe bốn bánh chạy bon bon. Trường tiểu học thời chiến, nay là Trường THCS Khánh Bình Đông khang trang, nằm ven bờ kênh Kiểu Mẫu.

Tiếp nối truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà con Kiểu Mẫu vẫn lưu giữ được nét đẹp như: trồng cây xanh ven bờ kênh, không lấn chiếm lề đường. Ấn tượng nhất, mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà đều làm bàn thờ Tổ quốc ghi công, trên bàn thờ, luôn có ảnh Bác Hồ.

Kiểu Mẫu đang rộ lên phong trào thi đua xây sân và bờ kè chống sạt lở; thi đua nuôi con học đại học. Theo anh Cao Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông, đến nay, toàn xã có hơn 2.300 hộ xây được sân và bờ kè, chiếm hơn 60% trong tổng số dân của xã. Rất vui, khi biết, từ năm 2015 đến nay, Khánh Bình Đông có gần 1.200 em theo học các trường đại học, cao đẳng nghề.

Một trong những nghị lực vượt khó của nhân dân xã Khánh Bình Đông là cật lực lao động, xóa đói, giảm nghèo. Cả xã, hiện có hơn 360 mô hình nông dân sản xuất đa canh, đạt năng suất, chất lượng và thu nhâp hơn 60 triệu đồng/ ha. Nhờ đó, 5 năm trước, toàn xã có tới 15% hộ nghèo, tương đương 850 hộ, nay giảm xuống gần 8 lần. Anh Đỗ Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện tiêu chí cuối cùng (19 tiêu chí), để đầu Xuân Tân Sửu 2021, trở thành xã thứ 5 trong huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới”.

 

Theo CTV Hồ Trúc Điệp/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

23:16 , 21/04/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân. Bộ sách được in bằng tiếng Việt và 5 bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Arập, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

14:26 , 21/04/2024

Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".