ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo viên tiếp tục được "cưỡi ngựa xem hoa"?

Giáo dục luôn thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Điều này hiển nhiên ai cũng biết nhưng giáo viên - những người trong cuộc cảm thấy "chóng mặt" với những cuộc thay đổi liên tục, cái mới này chưa thực hiện và áp dụng xong thì cái mới khác ập đến.

22/03/2018 09:33

Điều đó khiến giáo viên “xoay như chong chóng” và rồi rơi vào vòng xoáy của “ma trận” trong việc: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triền năng lực của học sinh trong thời gian dài vừa qua.

Thời gian gần đây, các Sở Giáo dục và đào tạo tiếp tục có những buổi tập huấn cho các cán bộ quản lí như Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng các tổ bộ môn trong trường học có hai ngày tập huấn (tùy từng tỉnh thành) về “Phương pháp và tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”.

Nội dung buổi tập huấn là một phần nhỏ để bổ sung vào việc thực hiện phương và kĩ thuật dạy học tích cực. Nghe qua, nó thực sự giản đơn nhưng với giáo viên chúng tôi là cả một vấn đề lớn cần bàn bạc vì liên quan đến thay đổi mẫu giáo án (tên gọi có từ xa xưa), nội dung bài học với các bước mới, và đặc biệt một cái mới hoàn toàn là dạy học theo chủ đề với 6 bước, giáo án gọi theo tên mới là Kế hoạch bài dạy, Phân phối chương trình gọi là Kế hoạch dạy học.

Những người được nhà trường cử đi học có buổi tập huấn lại cho giáo viên toàn trường. Buổi tập huấn tại đơn vị của tôi diễn ra trong vòng 45 phút (so với hai ngày của Sở Giáo dục). Người được tập huấn thao thao bất duyệt ở trên máy chiếu, giáo viên bên dưới ghi ghi chép chép. Thỉnh thoảng người hướng dẫn dừng lại hỏi: “Qúy thầy cô giáo có hiểu không?” Một tiếng đồng thanh to, rõ vang lên từ những người đang dự buổi tập huấn: “Không hiểu gì cả”.

Đúng như vậy, làm sao hiểu được khi một lượng nội dung kiến thức thay đổi quá nhiều nhưng thời gian để giáo viên cảm nhận chỉ có 45 phút. Một vài câu than thở vang lên: “Chúng tôi không giỏi để “cưỡi ngựa xem hoa” như thế đâu.” Những giáo viên lớn tuổi thì buông tiếng thở dài: “Chắc đợt này về hưu sớm quá”.

Những câu hỏi liên tục tới tấp đối với người tập huấn. Thầy Tổ trưởng vừa cười gượng vừa trả lời: “Tôi cũng chỉ như quý thầy cô mà thôi, mang tiếng đi tập huấn hai ngày ở Sở nhưng cũng không hiểu gì nhiều.”

Chị em chúng tôi nhìn nhau ngao ngán. Được biết mẫu giáo ân mới này sẽ được áp dụng vào năm học 2018-2019.

Có thể nói rằng, đội ngũ giáo viên luôn hoan nghênh tinh thần đổi mới của Bộ GD-ĐT nhưng thiết nghĩ rằng: Làm việc gì cũng cần có thời gian và thay đổi từ từ, đi từ thấp tới cao, từ dễ đến khó và cần áp dụng từng bước một nhằm hoàn thiện mục tiêu của giáo dục.

Câu chuyện cười chảy nước mắt đang diễn ra ở trường tôi. Sau khi được học 45 phút, mỗi phân môn về biên soạn một mẫu giáo án mới nộp về cho Phòng GD. Và đợt Sinh hoạt chuyên môn lần này về đúng trường học của tôi. Và thế là tổ của tôi có thêm một nhiệm vụ dạy một tiết theo “Phương pháp và tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” với giáo án mới (thực hiện 6 bước trên) và dạy học theo chủ đề để Phòng và Sở GD về dự. Khỏi phải nói đến không khí của buổi họp lúc đó “căng như dây đàn” vì không giáo viên nào “đủ tầm” để đứng ra dạy.

Duy chỉ có một người có khả năng làm được nhưng thầy lại từ chối, đó là Tổ trưởng - người vừa được tập huấn ở Sở hai ngày và vừa có 45 phút truyền tải đến đến giáo viên trong vòng 45 phút nhưng thầy cũng từ chối.

Nói thật, với 45 phút ngồi nghe và ngâm cứu tài liệu mà một giáo viên trẻ như tôi còn hết sức mơ hồ và thật sự tôi chưa đủ tự tin để làm một việc là đứng ra dạy thử nghiệm một tiết và mang tiếng là đại diện cho Tổ, cho Trường, cho Phòng trước những chuyên viên của Sở GD.

Giáo viên chúng tôi cần hơn nữa thời gian để tìm tòi, học hỏi, để nghiên cứu, giáo viên cần hơn nữa những tiết dạy mẫu của những chuyên viên của Phòng, của Sở để chúng tôi học hỏi chứ không cần lí thuyết suông như thế, rồi chúng tôi phải mò mẫm trong một mớ kiến thức hỗn độn, nhọc nhằn giữa cũ và mới.

Để rồi mãi “ngụp lặn” trong bể kiến thức lí thuyết mà thiếu thời gian dạy “cách làm người” cho học sinh thì thật là đáng tiếc.

Thanh Thanh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

20:12 , 13/04/2024

Chiều ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông theo hình thức trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và trực tuyến tại 139 điểm cầu ở các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

09:58 , 13/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với một số nội dung chính như sau:

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

23:05 , 12/04/2024

Với chủ đề "Sách quý tặng bạn", sáng ngày 12/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Thư viện huyện Quảng Xương tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Tiểu học Tân Phong II.

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

10:05 , 12/04/2024

Ngày 11/4, Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức Ngày hội tặng sách và lan tỏa tình yêu với sách đến học sinh Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

08:30 , 12/04/2024

Tại thời điểm này, một số nhà xuất bản đã thông báo về việc giảm giá sách giáo khoa trong năm học 2024-2025. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc Nhà nước định giá sách giáo khoa là hợp lý.

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

23:40 , 11/04/2024

Từ khi thực hiện chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, không ít trường THPT trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn.