ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Điểm chuẩn đại học: Người hân hoan, kẻ cúi mặt vì gian lận thi cử!

Nhiều thí sinh đỗ thủ khoa các trường đại học lại nằm trong danh sách nghi vấn gian lận thi cử. Liệu các em có vui vẻ gì với thành tích đó?

09/08/2018 20:04

Hai ngày qua, nhiều cha mẹ, thí sinh hân hoan khoe với người thân, bạn bè về kết quả tuyển sinh đại học 2018. Niềm vui nhân lên gấp bội khi các em đỗ nguyện vọng 1 với thành tích, công sức học tập thực sự của các em.

Thế nhưng, cũng không ít những em đỗ đại học với điểm số cao, có thể là thủ khoa của các trường hàng đầu nhưng “dính” nghi án gian lận điểm thi ở một số địa phương thời gian qua đã không dám ngẩng đầu, không vui vẻ, yên tâm để nhập học. Ai đã đẩy các em rơi vào bi kịch này? Đó chính là cha mẹ của các em, là những người lớn, những người có trách nhiệm “cầm cân nảy mực” trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua.

Chuyện gian lận thi cử chưa bao giờ  "nóng " như bây giờ (Ảnh minh họa, nguồn: Tuổi trẻ)
Chuyện gian lận thi cử chưa bao giờ "nóng" như bây giờ (Ảnh minh họa, nguồn: Tuổi trẻ)

Lật lại những điều tra của các phóng viên báo chí trước đó, không ít em trong số được nâng điểm một cách lộ liễu có lực học khá, nếu để các em tự vận động cũng có thể đỗ vào một trường đại học nào đó. Thế nhưng, vì những toan tính của cha mẹ các em, của những người lợi dụng chức vụ quyền hạn đã làm méo mó kết quả kỳ thi, khiến xã hội mất niềm tin, nhiều gia đình đảo điên.

Vui mừng, lo âu, sợ hãi, buồn, bán tin bán nghi… là những gì đang diễn ra xung quanh kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học 2018.

Những thí sinh, những gia đình có con em thi đỗ đại học chắc chắn là rất vui mừng.

Lo âu và sợ hãi là tâm trạng của những thí sinh đã “lọt” được vào trường đại học nhờ gian lận thi cử nhưng không biết trong lúc “nước sôi lửa bỏng” bị đưa ra khỏi trường bất cứ lúc nào.

Buồn là tâm trạng của những thí sinh giỏi thật sự nhưng vì những sai lệch trước đó trong kỳ thi khiến các em không thể vào học ở những ngôi trường mình mơ ước. Và đây cũng là một thiệt thòi trong việc đào tạo nhân lực ở các trường đại học.

Bán tin bán nghi – là tâm trạng chung của rất nhiều người trong đó có những người làm công tác đào tạo. Một giảng viên đại học chia sẻ: “Chuẩn bị đón các em vào trường mà tâm trạng rối bời, không biết trong số những em vào trường kia có bao nhiêu em điểm thật, bao nhiêu em điểm giả?! Lại thấy thương các em học giỏi thực sự nhưng bị các bạn “điểm giả” cướp mất cơ hội”.

Có lẽ chưa có con số thống kê chính thức về các thủ khoa, những người đỗ đại học điểm cao… bị đứt gánh giữa đường phải về quê làm lại con đường khác. Nhưng từ thời chúng tôi đi học cách nay 20 năm, đã có những bạn là học sinh giỏi quốc gia môn Văn được tuyển thẳng vào trường nhưng phải thi lại hầu hết các môn, kể cả môn bạn đoạt giải nhưng khi học ở trường điểm thi cũng chỉ 5 điểm. Đến thi giai đoạn thì bạn này “về vườn” hẳn. Lớp tôi học có 2 trường hợp như vậy. Khi đó, không ai dám đặt nghi vấn có chuyện khuất tất trong các kỳ thi học sinh giỏi mà chỉ lắc đầu nói với nhau “không hiểu học sinh giỏi quốc gia kiểu gì nhỉ?”.

Việc học cũng như việc lao động chân tay phải phù hợp với sức lực, nhận thức của người đảm nhận nó. Sức của con bạn chỉ mang được 20kg thì không thể bắt con mang gấp đôi trọng lượng đó. Tương tự, năng lực của các em chỉ ở mức trung bình và khá thì không thể tham vọng đưa các em vào những trường top đầu danh giá.

Nhiều bậc cha mẹ coi con cái như tấm huy chương, như sự soi chiếu thành công của bản thân nên đã ép các con phải gồng mình gánh gồng nghĩa vụ báo đáp cho công cuộc đầu tư của cha mẹ. Khi con họ không thể thực hiện được ước muốn đó thì họ toan tính bằng mọi thủ đoạn, chà đạp lên mọi giá trị, sự công bằng, luật pháp… Nhưng rồi, khi mọi chuyện vở lỡ, người chịu áp lực ghê gớm nhất lại chính là con của mình.

Giờ đây, xã hội mong muốn đi đến cùng sự thật, nhưng sự thật phơi bày đến đâu thì các em phải chịu áp lực tới đó. Nếu dừng lại ở đây, thì lại bất công với những bạn cùng trang lứa. Để không rơi vào tình cảnh như bây giờ, các bậc cha mẹ hãy “biết mình biết ta”, đừng quá ích kỷ với toan tính của bản thân mà quên đi thực lực của con mình. Một kỳ thi buồn.

Theo An Nhi/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.