ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giảm áp lực, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên

Liên tiếp những vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo do sử dụng hình phạt không đúng đối với học sinh gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian qua đều bắt nguồn từ việc giáo viên thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là việc bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về vấn đề này hiện vẫn đang là "khoảng trống" trong các nhà trường.

16/12/2018 06:18

Cô giáo Nguyễn Hiền Lương, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ: Trước khi tham gia chương trình “Thầy cô chúng ta đang thay đổi”, bản thân cô vẫn thường hay quát mắng, dọa nạt học trò khi các em có những hành vi không đúng.

Tuy nhiên, sau một tháng may mắn được tham dự khóa tập huấn về giá trị sống, kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống trong lớp học, bản thân cô đã thay đổi, được tiếp thêm nguồn cảm hứng tích cực, sáng tạo.

Theo cô Nguyễn Hiền Lương, một trong những giá trị lớn nhất mà cô lĩnh hội được sau khi tham gia khóa tập huấn là nhận thức rõ về cách sử dụng hình phạt trong giáo dục. Thực tế cho thấy, hình phạt là sự bế tắc của phương pháp giáo dục. Nếu chỉ dùng kỷ luật thép để đưa học sinh vào khuôn khổ thì thật khó để học sinh cảm nhận được tình thương thật sự của thầy cô.

 
Bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng xử lý tình huống vẫn đang là “khoảng trống” trong các nhà trường.  Ảnh minh họa

Tuy vậy, điều đáng tiếc là cơ hội để các thầy cô được tham gia vào các khóa tập huấn, đặc biệt là tập huấn về kỹ năng sử dụng hình phạt kỷ luật tích cực hiện chưa nhiều, nếu không muốn nói là hầu như chưa có.

Nhận thức được kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là trong mối quan hệ với học sinh là điều hết sức cần thiết, nhiều trường tư thục tại Hà Nội đã bước đầu có những “đầu tư” khá bài bản. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nương, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai (Văn Quán-Hà Nội), lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ để giúp giáo viên nhận thức được ý nghĩa, vai trò của mình khi đứng trước học sinh.

Ngoài việc đào tạo giúp thầy cô kiểm soát bản thân thì ở trường còn triển khai chương trình “The Leader in me” với 7 thói quen: “Sống chủ động; Bắt đầu với mục tiêu; Ưu tiên việc quan trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu rồi được hiểu; Hợp lực; Rèn giũa bản thân”.

Mục đích của chương trình này là giúp giáo viên và học sinh sống chủ động và biết cách phản ứng với từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức buổi đọc những cuốn sách chung, từ đó giúp thầy cô hiểu rằng, mình muốn dạy được học sinh thì phải học suốt đời. 

“Nhà trường cũng đề ra mục tiêu giáo dục như trường học bình tĩnh, lớp học bình tĩnh, thầy cô bình tĩnh. Với mục tiêu như thế, hàng tháng nhà trường sẽ có chiến dịch cụ thể để thực hiện. Ví dụ, thầy cô chào hỏi học sinh, học sinh chào hỏi thầy cô, tăng cường việc làm tích cực sẽ hướng đến điều tốt đẹp cho nhau. Việc làm đó giúp giáo viên và học sinh đến trường luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Đầu mỗi năm học, các thầy cô cùng học sinh xây dựng bộ quy tắc ứng xử của lớp học. Cách xây dựng là cô và trò bàn bạc với nhau về mục tiêu hướng tới và giá trị mong đợi là gì, cùng nhau làm tốt điều gì? Mỗi khi có xung đột hay khúc mắc, thầy cô đều quay lại giá trị mà các con cùng hướng đến để ứng xử và giải quyết với nhau dựa trên tuyên ngôn của lớp. Lớp nào cũng có một bộ quy tắc ứng xử riêng” - bà Nương cho biết.

Theo NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên vẫn đang là “khoảng trống” trong các nhà trường, đặc biệt là hệ thống trường công.

“Hiện nay, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên trong các nhà trường vẫn chủ yếu nặng về kiến thức chuyên môn. Các đợt tập huấn nếu có tổ chức cũng chỉ là nội dung, phương pháp dạy học chứ không đề cập đến các kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Trong khi đó, những vi phạm của một số giáo viên trong việc xử phạt học sinh gây bức xúc dư luận thời gian qua cũng có phần bắt nguồn từ sự thiếu hụt các kỹ năng này”-PGS Nguyễn Võ Kỳ Anh nói.

Theo đề xuất của vị chuyên gia này, trong thời gian tới ngành giáo dục nói chung, các trường học nói riêng cần chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên, hãy cho giáo viên môi trường, cơ hội để thay đổi, để trở thành những người thầy chuẩn mực.

Nhấn mạnh việc bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên, đặc biệt là phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là hết sức cần thiết, TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa Tâm lý, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cũng cho rằng: Cách xử phạt truyền thống khi học sinh phạm lỗi hiện đang được nhiều giáo viên sử dụng là dùng hành vi và dùng lời nói làm cho học sinh sợ hãi, đau đớn, xấu hổ để không tái phạm hành vi.

Trong khi đó, hình phạt tích cực (kỷ luật tích cực) hiện đang được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến áp dụng- lại chỉ ra cho trẻ thấy mình mất cơ hội, mất quyền lợi nếu phạm lỗi. Thời gian qua, một số giáo viên của chúng ta cũng đã được tiếp cận với “kỉ luật tích cực” nhưng áp dụng kỷ luật tích cực phải có điều kiện.

Nguyên tắc phạt tích cực muốn đạt được hiệu quả phải dựa trên 3 chữ gồm có liên quan, tôn trọng và hợp lý. Chẳng hạn, một đứa trẻ lớp 5 vứt rác ra lớp học bừa bãi, cô giáo phạt một tuần dọn nhà vệ sinh của trường.

Hình phạt có thể liên quan vì trẻ làm mất vệ sinh thì phải dọn vệ sinh nhưng không tôn trọng đứa trẻ (nếu dọn nhà vệ sinh gắn tạo cảm giác xấu hổ cho trẻ) cũng không hợp lý với lỗi trẻ gây ra (1 tuần quá nặng). Hình thức phạt có liên quan, tôn trọng và phù hợp trong trường hợp này có thể là “Con làm bẩn ra lớp nên con sẽ phải ở lại cuối giờ hôm nay để dọn những gì con đã làm bẩn".

Huyền Thanh/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

18:48 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại Trường THCS Đa Lộc, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.