ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam

Ngày 10/1, Cục Nhà giáo - Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo Góp ý các nội dung về chính sách Nhà giáo trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại đây, các cựu giáo chức tâm huyết đã kiến nghị, Việt Nam nên chăng có chế độ cấp chứng chỉ hành nghề dạy học để kiểm soát chất lượng đảm bảo của giáo viên trong thực tế hành nghề?

11/01/2019 08:25

Ông Lê Quán Tần - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam (Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT) cho rằng, trong Luật Giáo dục (sửa đổi), các vấn đề như tôn vinh, khen thưởng, đào tạo bồi dưỡng, lương và chế độ phụ cấp giáo viên rất cần được chú ý.

 

Đề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo.

 

Trong quá trình làm quản lý giáo dục trước đây, ông Tần khảo sát thực tế quốc tế nhận thấy: “Ở một số nước cung cấp thị trường rất chín muồi, họ đều kế hoạch hóa giáo viên rất chặt chẽ để quản lý nguồn giáo viên. Ví dụ, Hàn Quốc lập kế hoạch đào tạo giáo viên 5 năm tới dựa vào số liệu cụ thể về giáo viên thừa, thiếu, giáo viên nghỉ hưu. Họ đào tạo giáo viên theo cơ chế thị trường để tránh việc ưu đãi giáo viên lại thu hút gây lãng phí "thừa".

Theo ông Tần, Việt Nam chúng ta dường như đang “thả nổi” về cung - cầu giáo viên dẫn đến thực tế người giỏi ra trường chưa chắc đã có việc làm. Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học kiến nghị, kế hoạch đào tạo giáo viên phải căn cứ nhu cầu thực tế.

 

Đề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Lê Quán Tần phát biểu.

 

Bên cạnh đó, ông Lê Quán Tần cũng kiến nghị, Việt Nam nên có chế độ cấp chứng chỉ hành nghề dạy học để kiểm soát chất lượng đảm bảo của giáo viên trong thực tế hành nghề.

“Ở Nhật, những người được đào tạo giáo viên rất giỏi nhưng muốn đi dạy phải có chứng chỉ (cấp 10 năm 1 lần). Tại sao? Vì trong hệ thống giáo dục, người ta có thể gặp giáo viên có tư chất rất kém, vậy lấy lí do gì loại họ? Chứng chỉ hành nghề giáo viên là thước đo kiểm soát đạo đức, năng lực nhà giáo. Nếu Việt Nam chúng ta chưa làm được ngay nên chăng, hãy dọn đường để đến một lúc nào đó Việt Nam có chứng chỉ hành nghề?”, đại diện này đặt câu hỏi.

Ông kiến nghị Chính phủ quy định điều kiện hành nghề nhà giáo nói chung, trong đó có điều kiện về đạo đức nghề nghiệp để kiểm soát và giảm những vụ việc đáng tiếc trong ngành giáo dục xảy ra nổi cộm trong thời gian gần đây. Ý kiến này nhận được nhiều đồng tình từ các đại biểu tham dự hội thảo.

Đảm bảo mối quan hệ hai chiều

Bà Vũ Thị Lan - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam (cựu chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, chánh văn phòng Đảng ủy - Bộ GD&ĐT) tâm sự, là người nhiều năm theo dõi về chế độ chính sách giáo viên nên bà rất hiểu đời sống của giáo viên.

“Thời xưa, giáo viên mầm non được trả thù lao bằng gà, chó, mèo nhưng giáo viên vẫn gắn bó, làm việc hết lòng. Hiện nay, đời sống kinh tế - xã hội đất nước đã cải thiện nhưng tôi cho rằng, đời sống của giáo viên vẫn khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Trước khi yêu cầu tiêu chuẩn của nhà giáo thì nên đặt vấn đề về chế độ chính sách thu nhập, bồi dưỡng, đào tạo trước. Bởi vì chúng ta chỉ yêu cầu người giáo viên mà không nghĩ tới chế độ chính sách cho họ thì mới chỉ là một chiều”, bà Lan thẳng thắn chia sẻ.

 

Đề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam - Ảnh 3.

Bà Vũ Thị Lan nhấn mạnh đến việc đảm bảo chế độ đãi ngộ nhằm nâng cao vị thế người giáo viên.

 

Bà Lan kiến nghị, nếu lương chưa làm được thì phải tập trung vào vấn đề phụ cấp đối với giáo viên: “Chính sách chế độ không chỉ giúp giáo viên yên tâm công tác với tâm thế phấn khởi, tự hào, có động lực phấn đấu, mặt khác nó còn nâng cao vị thế khiến giáo viên có tác dụng để xã hội, phụ huynh, học sinh nhìn nhận người thầy đúng đắn, nghiêm túc hơn. Bởi lẽ, lực lượng giáo viên là nòng cốt của ngành Giáo dục”.

Ông Nguyễn Trí - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo viên) đồng tình cho rằng, việc khẳng định vị trí nhà giáo phải thể hiện bằng giá trị tôn vinh của xã hội với nghề giáo, trong đó có vấn đề đảm bảo chế độ đãi ngộ phù hợp với sự đóng góp, cống hiến của các giáo viên.

Ngoài ra, ông Trí cho rằng, việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên cũng cần được quan tâm để đảm bảo chất lượng giáo dục.

“Về việc đào tạo bồi dưỡng, điều 73 Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) mới chỉ chú ý đến đào tạo đạt chuẩn nhưng theo tôi, thực tế cái cần bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và hiện đại hóa nghề nghiệp của giáo viên thời 4.0 mới quan trọng. Bởi vì tới đây, chúng ta tiến tới tuyển giáo viên đạt chuẩn rồi. Chúng ta có thể áp dụng như các nước, bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên trong suốt cuộc đời giảng dạy”. .

Về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đại biểu này cho rằng phải bổ sung thêm kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt chú ý đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên với phụ huynh, học sinh để vận động tốt, thuyết phục tốt.

TS. Cao Ngọc Châu - Phó Chủ nhiệm CLB Thơ Nhà giáo Việt Nam kể câu chuyện thuở học trò trước đây, vì rất ham hỏi, thường xuyên thắc mắc - từng đặt câu hỏi “vì sao cây kim nổi trên mặt nước” nên bị cô giáo hiểu nhầm là trò muốn chọc tức và bị phê bình rất tệ vào sổ học bạ. Điều đó khiến ông ảnh hưởng tâm lý, thậm chí từng buồn chán muốn bỏ học.

Vì vậy ông Châu cho rằng, giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn cần có thêm “kỹ năng” và kiến thức tâm lý giáo dục vì nếu giáo viên đánh giá sai có thể sẽ “giết chết” học sinh.

Chủ trì hội thảo, ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thay mặt đơn vị chủ trì trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết của các hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam và Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT. Tại hội thảo, các vấn đề xin ý kiến để chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm: Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn nhà giáo; Cán bộ quản lý giáo dục; Chính sách đối với nhà giáo; Chính sách lương và phụ cấp đối với nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; Chính sách tôn vinh, khen thưởng được trao đổi góp ý trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở.

 

Đề xuất có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo Việt Nam - Ảnh 4.

Ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) phát biểu.

 

Các đại biểu bày tỏ sự đồng tình, với các nội dung chỉnh sửa, đánh giá cao những tâm huyết của Ban soạn thảo về những sửa đổi, bổ sung trong các nội dung của Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); đồng thời nêu một số đề xuất như: Cần có chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cần quy định rõ theo định kỳ; nhấn mạnh trách nhiệm giải trình và yếu tố kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước; cơ chế chính sách tôn vinh giáo viên giỏi…

Ông Tự cho hay, tới đây tinh thần quỹ tiền lương cho giáo viên sẽ cấu thành từ 3 phần: lương - 70%, phụ cấp - khống chế khoảng 20-30%, quỹ thưởng - 10% (giao cho thủ trưởng đơn vị).

Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay, bên cạnh việc đăng tải thông tin trên website của Bộ GD&ĐT, Cục đã đề nghị các Sở GD&ĐT đăng tải thông tin lên website của Sở, của trường học, địa phương… để lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên, nhân dân, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Có thể thấy đây là cuộc xin ý kiến góp ý được tổ chức nghiêm túc với quy mô rộng rãi, tổng thể.

Lệ Thu/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

20:12 , 13/04/2024

Chiều ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông theo hình thức trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và trực tuyến tại 139 điểm cầu ở các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

09:58 , 13/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với một số nội dung chính như sau:

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

23:05 , 12/04/2024

Với chủ đề "Sách quý tặng bạn", sáng ngày 12/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Thư viện huyện Quảng Xương tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Tiểu học Tân Phong II.

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

10:05 , 12/04/2024

Ngày 11/4, Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức Ngày hội tặng sách và lan tỏa tình yêu với sách đến học sinh Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

08:30 , 12/04/2024

Tại thời điểm này, một số nhà xuất bản đã thông báo về việc giảm giá sách giáo khoa trong năm học 2024-2025. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc Nhà nước định giá sách giáo khoa là hợp lý.

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

23:40 , 11/04/2024

Từ khi thực hiện chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, không ít trường THPT trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn.

Các trường học chủ động ôn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2024

Các trường học chủ động ôn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2024

22:53 , 11/04/2024

Thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chủ động ôn tập cho học sinh, nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024. Đây cũng lứa học sinh cuối cùng học và thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.