ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lần đầu tuyển sinh ngành sư phạm liên môn

Năm 2019, một số trường đại học, cao đẳng sư phạm bắt đầu tuyển sinh ngành sư phạm liên môn, chuẩn bị đội ngũ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

15/04/2019 19:13

 

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trường này đang chờ ý kiến Bộ GD-ĐT để tuyển sinh, đào tạo sư phạm liên môn - Ảnh: NHƯ HÙNG
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trường này đang chờ ý kiến Bộ GD-ĐT để tuyển sinh, đào tạo sư phạm liên môn - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đó là các ngành sư phạm tích hợp liên môn như khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý, giáo dục công dân, giáo dục pháp luật...

Cắt giảm chỉ tiêu sư phạm đơn môn

Trong năm nay, Trường đại học (ĐH) Sư phạm - ĐH Huế tuyển mới các ngành sư phạm khoa học tự nhiên, giáo dục pháp luật, sư phạm lịch sử - địa lý.

Trường ĐH Vinh cũng tuyển mới ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tuyển ngành sư phạm lịch sử - địa lý, khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên tuyển ngành sư phạm khoa học tự nhiên.

Nhiều trường cao đẳng (CĐ) sư phạm cũng bắt đầu tuyển các ngành sư phạm liên môn theo hình thức ghép môn như Trường CĐ Sư phạm Huế tuyển ngành sư phạm vật lý nhưng ghép thêm hóa học, sư phạm lịch sử ghép thêm địa lý, sinh học ghép thêm hóa học.

Các trường khác như CĐ Sư phạm Gia Lai, Đà Lạt... đều tuyển sinh các ngành ghép liên môn.

Theo PGS.TS Lưu Trang - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), trường đã có sự chuẩn bị đề án, chương trình đào tạo các ngành này từ nhiều năm trước. Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, trường đã xúc tiến mở ngành và tuyển sinh đào tạo.

Cũng theo ông Trang, các ngành sư phạm đơn môn như lịch sử, địa lý (đào tạo giáo viên THPT) vẫn tiếp tục được đào tạo nhưng năm nay hầu hết các trường bị Bộ GD-ĐT cắt giảm chỉ tiêu vì nhu cầu giáo viên không nhiều.

Các trường sư phạm trọng điểm được phân chỉ tiêu tuyển sinh nhiều hơn nhưng cũng bị cắt giảm so với đề xuất của trường, chuyển chỉ tiêu sang các ngành sư phạm liên môn.

Chẳng hạn tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, trường đề xuất chỉ tiêu các ngành sư phạm địa lý, lịch sử 40 chỉ tiêu/ngành nhưng bộ cắt giảm còn 25 chỉ tiêu/ngành, chỉ tiêu còn lại chuyển qua ngành sư phạm lịch sử - địa lý.

Tương tự, PGS.TS Lê Anh Phương - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) - cho biết việc tuyển các ngành liên môn nhằm chuẩn bị đội ngũ giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Trường cũng đã có sự chuẩn bị từ trước nhưng phải chờ bộ công bố chương trình giáo dục phổ thông mới mới có thể thực hiện. Chỉ tiêu các ngành sư phạm đơn môn bị cắt giảm do nhu cầu giáo viên ở các địa phương không nhiều" - ông Phương nói.

Xây dựng lại chương trình đào tạo

Theo Bộ GD-ĐT, lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: năm học 2020-2021 đối với lớp 1, năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Bộ GD-ĐT giao các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Với lộ trình này, theo ông Trang, việc đào tạo từ bây giờ các ngành liên môn là sự chuẩn bị cần thiết. Chương trình đào tạo các ngành sư phạm cũng được xây dựng mới, điều chỉnh để phù hợp với chương trình phổ thông mới theo hướng phát triển năng lực người học.

Ngoài việc tuyển sinh mới, trường cũng xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên đơn môn lịch sử, địa lý để họ có thể dạy liên môn lịch sử - địa lý nhằm tận dụng tối đa đội ngũ trong khi số giáo viên được đào tạo liên môn chưa nhiều.

Tương tự, ông Phương cho hay chương trình đào tạo của các ngành này được xây dựng trên cơ sở căn cứ nội dung chương trình giáo dục mới của VN và các nước để đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), giám đốc dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Bộ GD-ĐT - cho biết: theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình sẽ áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9. Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên toàn cấp.

Với giáo viên hiện hành, bộ sẽ bồi dưỡng, tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo.

Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng ký học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.

"Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.

Trong tương lai gần, những giáo viên đang dạy các môn lý, hóa, sinh có nguyện vọng dạy tích hợp, bộ sẽ bố trí đào tạo bổ sung các chuyên đề. Về lâu dài, các trường sư phạm sẽ đăng ký các mã ngành đào tạo liên môn bên cạnh những ngành đã có" - ông Thành nói thêm.

Các trường lớn còn chờ

Trong khi đó, phần lớn các trường vẫn chưa tuyển sinh các ngành này. Nhiều trường ĐH sư phạm lớn như Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP.HCM chưa có thông tin tuyển sinh các ngành sư phạm liên môn và có không ít trường CĐ sư phạm vẫn chỉ tuyển sinh các ngành sư phạm đơn môn.

PGS.TS Dương Thị Hồng Hiếu - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết trường đã xây dựng đề án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên liên môn. Hiện trường đang xin ý kiến bộ để triển khai thực hiện đào tạo các ngành này. Khi bộ đồng ý, trường sẽ triển khai ngay.

Nhiều giáo viên dạy một môn

Theo ông Thành, chương trình môn "lịch sử và địa lý" được thiết kế theo các phần lịch sử và địa lý tương đối độc lập. Ở mỗi lớp 7, 8, 9 có một chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.

Chương trình môn "khoa học tự nhiên" của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực vật lý, sinh học, hóa học. Ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách. Đối với giáo viên hiện nay, giáo viên thuộc chuyên ngành nào vẫn thực hiện dạy chương trình đó. Mỗi giáo viên sẽ phụ trách một phần trong một giai đoạn của môn học.

MINH GIẢNG/Tuổi trẻ

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

18:48 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại Trường THCS Đa Lộc, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.