ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Khoe thành tích thi cử của con trên facebook, có nên không?

Khoe điểm thi của con không phải là xấu. Con được điểm cao, tự hào quá đi chứ. Nhưng đôi khi việc khoe điểm lại tác động không tốt đến chính con mình

15/06/2019 22:19

Trong tối hôm qua (14/6), ngay sau khi Hà Nội công bố điểm thi vào 10 công lập, face và mạng xã hội tràn ngập những điểm số của học sinh thi vào 10 được cha mẹ post lên. Và dặt chỉ thấy những con điểm đẹp, những câu hỏi kiểu “cho có”: “Với điểm này, con mình có vào được trường A, trường B không?”, “Con mình chán quá, Sử chỉ được 8”… bởi họ biết rõ rằng, với những điểm số như vậy, con sẽ vào được những ngôi trường mong muốn.

Thực ra khoe điểm không phải là xấu, đó chỉ là biểu hiện của sự vui mừng, phấn khích khi đạt được điều mình mong muốn. Con được điểm cao, tự hào quá đi chứ. Nhưng nếu tĩnh tâm nghĩ kỹ, việc khoe điểm chỉ làm cho cha mẹ thoả mãn sự vui mừng lúc bấy giờ khi được nhiều người vào tung hô, khen ngợi nhưng đôi khi lại ảnh hưởng không tốt đến con trẻ.

(ảnh minh hoạ- internet)
(ảnh minh hoạ- internet)

Cô bạn tôi có con học khá giỏi và cháu bé khá khiêm tốn. Nhưng một lần lướt face, cháu thấy mẹ khoe điểm của con tung toé với nhiều lời ca ngợi, tán dương làm cháu cảm thấy “xấu hổ”. Từ đó cháu bỏ luôn kết bạn “face” với mẹ và làm gì cũng e ngại, đề phòng vì sợ mẹ lại khoe trên mạng.

Đó là trường hợp con của bạn tôi là một đứa trẻ khiêm tốn, còn với nhiều trẻ khác, khi thấy mẹ khoe điểm số trên face, lại kèm theo nhiều lời tán dương, ca ngợi của mọi người, sẽ làm cho trẻ có tâm lý tự mãn, nghĩ rằng những điểm số đó là quá tốt rồi, không cần phải phấn đấu nữa.

Điểm số là một tiêu chí khá quan trọng để đo đếm sức học của mỗi học sinh nếu chúng ta đánh giá, sử dụng đúng “thước đo” này. Nhưng trong môi trường giáo dục như hiện nay, thước đo là điểm số đôi khi không còn là thước chuẩn, bởi người ta sử dụng quá dễ dãi.

Thật khó có thể tin nổi, khi hàng ngàn hồ sơ xin thi tuyển vào các trường chuyên cấp 2 ở Hà Nội mà toàn có điểm 10, không có nổi một điểm 9 trong 5 năm học Tiểu học.

Không thể nào một đứa trẻ, đang từ mẫu giáo ở tuổi ăn, tuổi chơi mà khi vào lớp 1 đã biến ngay thành “siêu nhân” với những điểm 10 đẹp đẽ. Nhìn những điểm 10 này, tôi lại nhớ lại cái cảnh mà cô giáo lớp 1 của con tôi kể, trong học kỳ I khi mới nhận lớp, có một cháu xin ra ngoài đi vệ sinh, thì hai cháu, ba cháu rồi một loạt cháu khác cứ hồn nhiên chạy ra theo bạn, cô giáo không thể nào cản nổi, thế là lớp “vỡ trận”.

Hay trong giờ tiếng Việt, cô giáo nói các con đặt câu có vần “ay” thì có nhiều cháu đã đặt là “Bố em bị chết cháy”, vì câu đó dễ đặt, dễ tưởng tượng đối với các bé mới từ mẫu giáo lên. Hoặc khi học từ “cần cù” nhiều cháu đã thực hiện động tác là cù vào nách bạn…

Còn có những chuyện đáng yêu và buồn cười đến như thế với các bé mới từ mẫu giáo lên lớp 1, khi uốn nắn kỷ luật còn chưa xong, nói gì đến chuyện học thành “siêu nhân”. Thế mà cuối năm học, các cháu đều là “siêu nhân” cả.

 Những điểm 10 đó vì sao lại dễ dàng đến như vậy? Bởi các con đang được học trong một môi trường trọng thành tích. Thành tích để bố mẹ có cái khoe với thiên hạ và được “nở mặt, nở mày”. Thành tích để nhà trường, thầy cô được bằng khen, giấy khen của cấp trên, để là cơ sở để được nâng lương, nâng “thương hiệu” của nhà trường, của thầy cô…

Vì thế những điểm điểm số cao ngất ngưởng không còn nguyên giá trị của nó. Khi mà cha mẹ cũng vì thành tích, quá coi trọng những con điểm này, khoe tung toé trên mạng đã vô tình làm cho con em mình thấy tự mãn, tự diệt ý chí phấn đấu và sáng tạo.

Còn với những đứa trẻ có ý thức thực sự, việc chúng biết được cha mẹ quá coi trọng điểm số sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với chúng. Con trẻ sẽ nảy sinh tâm lý học vì bố mẹ, học cho bố mẹ mà không tìm thấy niềm vui trong học tập và học cho chính bản thân mình.

Trong chặng đường học tập và trong cuộc đời mỗi con người, không phải lúc nào điểm số cũng đẹp, mọi việc cũng suôn sẻ, nếu một đứa trẻ quá áp lực với những thành tích cao thì chúng sẽ thấy rất mệt mỏi, thậm chí nảy sinh tư tưởng tiêu cực khi không đạt được mong muốn. Vì thế, cha mẹ đừng vì chút hãnh diện của bản thân mà quên đi áp lực quá lớn con trẻ đang phải gồng gánh trên vai.

Và một điều cũng khá tế nhị, đó là sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống. Khi mình quá vui với niềm vui của mình mà không để ý đến nỗi buồn của người khác, thì niềm vui đó cũng không thể nào trọn vẹn.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nội năm nay có khoảng hơn 100.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Số học sinh có cơ hội vào các trường THPT công lập chiếm khoảng 66%. Theo đó, hơn 34.000 em còn lại phải học tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc học nghề.

Như vậy, niềm vui của 66.000 gia đình này đồng nghĩa với nỗi buồn của 34.000 gia đình khác.

Vì thế, nếu có khoe điểm của con, cha mẹ cũng nên tế nhị để không làm buồn hơn nỗi buồn của người khác.

Quan trọng hơn, cũng là để bảo vệ cho chính những đứa con giỏi giang, thông minh của mình.

Theo An An/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.