ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giáo viên đã sẵn sàng nhập cuộc?

Khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, chính những thầy cô giáo phải là người đầu tiên thay đổi để bắt kịp lộ trình này.

21/08/2019 16:07

Áp lực phải thay đổi

Hơn 20 năm làm công tác quản lý giáo dục, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình, thì việc trước tiên chính là bồi dưỡng, tập huấn để giúp giáo viên “làm mới chính mình”.

TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Từ thực tiễn đang được áp dụng tại trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TS Nguyễn Văn Hòa khẳng định: “Việc dạy trong nhà trường là dạy con người, phát triển năng lực cá nhân để chiếm lĩnh tri thức. Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT cần có những khóa đào tạo để các giáo viên bắt kịp chương trình mới trước tiên. Các trường sư phạm cũng cần xác định mục tiêu đào tạo giáo viên của mình, đó là đào tạo những người làm thầy và truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh. Từ những năm qua, giáo viên trường chúng tôi, bên cạnh việc theo các khóa học của Bộ và Sở, cũng đã chủ động tìm hiểu chương trình mới, làm mới bản thân mình trong hoạt động giảng dạy”. Đây là vấn đề cốt lõi mà những người đang trực tiếp đứng trên bục giảng rất quan tâm, khi chính các thầy cô phải bắt kịp với chương trình giáo dục phổ thông mới, để không bị “bỏ lại” sau lộ trình này.

Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên trường THCS Sông Đà (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ áp lực của mình cùng nhiều đồng nghiệp: “Chúng tôi đều thấy lo lắng, không biết cơ hội của mình sẽ ra sao, bởi tình trạng thừa thiếu giáo viên đã xảy ra ở nhiều địa phương trong các năm gần đây. Khi áp dụng chương trình mới, có các môn tích hợp, rồi chuyển từ việc chủ yếu cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, giáo viên miền núi như chúng tôi sẽ phải dạy ra sao để đáp ứng yêu cầu, điều này khiến tôi khá áp lực”.

Cũng theo cô Nga, việc tham gia các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hiện nay cũng rất linh hoạt, tổ chức theo hình thức tại chỗ và trực tuyến, nên chỉ cần có máy tính nối mạng internet là có thể tham gia.

“Chúng tôi học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, giảng dạy qua máy tính. Điều này giúp tôi và nhiều nữ giáo viên khác có con nhỏ cũng hết sức thoải mái về thời gian mà không phải đi xa, tập huấn tập trung dài ngày như trước đây, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức thu nhận được theo chương trình giao dục phổ thông mới”, cho Nga nói.

Các thầy cô giáo phải làm mới chính mình trước tiên để theo kịp lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các thầy cô giáo phải làm mới chính mình trước tiên để theo kịp lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Có thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới?

Theo lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; Năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; các năm tiếp theo sẽ thực hiện ở các lớp còn lại.

Trước lo lắng về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý liệu đáp ứng đủ yêu cầu đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới hay không, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, về cơ bản đội ngũ giáo viên không thiếu khi số giáo viên cần đáp ứng chương trình cũ và mới không quá chênh lệch, do đó không lo về nguồn tuyển.

Theo Bộ GD-ĐT, Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” (Chương trình ETEP) triển khai từ năm 2016 dự kiến sẽ có khoảng 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán, 4.000 cán bộ quản lý cốt cán sẽ được tập huấn, bồi dưỡng 54 module liên tục trong 3 năm. Đội ngũ cốt cán này cùng với các chuyên gia của 8 trường sư phạm sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 850.000 giáo viên phổ thông và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua mạng.

 Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.

Ví dụ thực tế tại Lào Cai, một tỉnh vùng cao, biên giới có 72% số học sinh là người dân tộc thiểu số, những năm qua, toàn tỉnh có 100% các trường tiểu học dạy hai buổi/ ngày với gần 80.000 học sinh. Ngoài học các môn học bắt buộc, học sinh còn được học các môn học tự chọn và tham gia các câu lạc bộ yêu thích cũng như các hoạt động trải nghiệm. Do đó, khi bắt tay vào công tác chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Lào Cai đã từng bước khắc phục khó khăn, hướng tới những mục tiêu theo đúng lộ trình. Trong năm học 2018 - 2019, Lào Cai có 8 trường được Bộ GD-ĐT lựa chọn thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Ông Nguyễn Anh Ninh - Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, đến năm 2020, tỉnh quyết tâm xóa toàn bộ phòng học tạm, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng GD-ĐT và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, với kinh phí đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.

“Tỉnh đã tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên tích cực nghiên cứu và triển khai các hoạt động giáo dục tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới... Về cơ bản, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu của trương trình giáo dục phổ thông mới, ưu tiên lớp 1 và tiến tới là các lớp tiếp theo”, ông Ninh cho biết.

Theo Thiên Bình/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

20:12 , 13/04/2024

Chiều ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông theo hình thức trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và trực tuyến tại 139 điểm cầu ở các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

09:58 , 13/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với một số nội dung chính như sau:

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

23:05 , 12/04/2024

Với chủ đề "Sách quý tặng bạn", sáng ngày 12/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Thư viện huyện Quảng Xương tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Tiểu học Tân Phong II.

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

10:05 , 12/04/2024

Ngày 11/4, Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức Ngày hội tặng sách và lan tỏa tình yêu với sách đến học sinh Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

08:30 , 12/04/2024

Tại thời điểm này, một số nhà xuất bản đã thông báo về việc giảm giá sách giáo khoa trong năm học 2024-2025. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc Nhà nước định giá sách giáo khoa là hợp lý.

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

23:40 , 11/04/2024

Từ khi thực hiện chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, không ít trường THPT trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn.