ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi "Anh có sao không?"

Hai sự việc tưởng như không có mối liên quan nhưng đặt ra vấn đề: giáo dục đã làm gì để có thể tạo nên một nhân cách với sự quan tâm và bao dung với con người vượt trên cơ chế phòng vệ bản thân.

15/10/2019 08:12

Những ngày qua, từ clip cô giáo Trường tiểu học Phan Chu Trinh, TPHCM đánh, kéo tai, mắng học trò gây xôn xao cộng động đã kéo theo nhiều ý kiến về hành vi phản giáo dục của giáo viên với học sinh. 

 

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi “Anh có sao không?” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Các em có sao không? khi sử dụng đòn roi, bạo lực với học sinh

Trong các tranh biện, nổi lên là sự... bao biện và đổ lỗi. Nào là muốn tốt cho học sinh, nào là không đánh không được, thương cho roi cho vọt. Phía dư luận cũng nhiều ý kiến đồng tình "phải roi" thì cũng nhiều người uất ức cho rằng phải kỷ luật, đuổi việc cô giáo tạo ra bức tranh giáo dục, bức tranh xã hội hỗn độn đến nhếch nhác. 

Nhắc đến phản ứng với những bạo hành của thầy cô đối với trẻ em, TS Lê Nguyên Phương, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ) kể một tình huống va chạm giao thông xảy ra với ông nhiều năm trước khi còn sống ở Mỹ như lời tự nhắc nhở chính mình. 

Hôm đó, ông lái xe trên xa lộ và bất cẩn tông vào chiếc xe tải đi trước. Như thông lệ, khi xảy ra va chạm, hai xe sẽ tấp vào lề đường, cùng nhau dàn xếp và trao đổi thông tin bảo hiểm xe để các công ty này tự giải quyết bồi thường cho nhau. 

Người lái chiếc xe tải - là một anh mặc trang phục công  - xuống xe và đi về phía ông Phương. Ông Phương cũng dừng xe, trong đầu đã khởi sự chuẩn bị lý lẽ để phòng vệ, biện bạch và đổ lỗi - một thói quen và sự “khôn ngoan” được học trước khi ông qua đây. 

 "Thế nhưng, trái với những gì tôi đoán trước, lời mở đầu của anh công nhân lại là: “Anh có sao không?” Nghe câu hỏi giản dị nhưng đầy sự quan tâm ấy, bao nhiêu “khiên giáo", tôi sẵn sàng giương lên đã loảng xoảng rơi xuống hết", ông Phương kể. 

Từ những trải nghiệm này, TS Lê Nguyên Phương đặt câu hỏi: xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục học đường và gia đình của họ đã làm gì để có thể tạo nên một nhân cách với sự quan tâm và bao dung với con người vượt trên cơ chế phòng vệ bản thân, biện minh hay trách móc người khác?

Quay lại câu chuyện phản ứng trước hành vi của giáo viên, phải nói số đông chúng ta, từ quản lý, giáo viên và phụ huynh...  phản ứng với nhiều lý lẽ, nhân danh cao đẹp nhưng đó là khởi sự của sự biện bạch, đổ lỗi. 

Nhiều phụ huynh mình đầy sát khí đòi đuổi việc ngay cô giáo. Giáo viên bạo hành học trò, khi họ đưa ra lý do "đánh vì muốn tốt cho các em" hay oán trách gia đình không biết dạy con thì thực chất chỉ là sự bao biện, đổ lỗi để bảo vệ cho bản thân. Rồi đến các cơ quan quản lý, đứng trước sự việc đều tập trung chỉ đạo "xử lý nghiêm". 

 

Giáo viên đánh trẻ và câu hỏi “Anh có sao không?” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giáo dục trước hết là tấm lòng hướng về nhau (Ảnh minh họa)

Chúng ta cần đang có một thái độ ngày càng rõ ràng và nghiêm khắc trước hành vi bạo lực với trẻ nhỏ. Không dường như không một ai trong chúng ta là anh công nhân trong vụ va chạm giao thông trong trường hợp có thật trên, để có thể hỏi người khác "Anh có sao không?".

Biết bao giáo viên bạo hành trẻ khi bị phanh phui thì quay cuồng giải trình, giải thích lý do, xin lỗi vì ảnh hưởng cấp trên, xin lỗi phụ huynh.... Có giáo viên nào từng đặt câu hỏi hướng về học trò: Các em có sao không khi phải chịu đựng cách hành xử của mình? 

Trong sự việc phụ huynh đặt lén camera ở TPHCM, chắc chắn ít nhiều ban giám hiệu, hiệu trưởng phải biết đến hành vi của giáo viên. Sự việc diễn ra công khai giờ học, trong lớp học. Liệu họ đã từng góp ý, nhắc nhở, hỗ trợ giáo viên? Là những người quản lý, có bao giờ họ hỏi: Giáo viên mình có vấn đề gì không? Học trò mình như thế nào? Có cần giúp đỡ không?  

Các cấp quản lý, trước khi có những văn bản chỉ đạo xử lý, đã từng thổn thức: Có chuyện gì đang xảy ra với các cô giáo của mình, với học sinh của mình? Mình có thể làm điều để mọi việc tốt hơn?

Hay chỉ khi có sai phạm bị phát hiện thì xử lý nghiêm.

Hiển nhiên, giáo làm cô sai thì phải chịu trách nhiệm, phải chịu kỷ luật. Nhưng tất cả chúng ta là tổng hòa của mối quan hệ tạo nên cuộc sống. Mà cuộc sống chỉ có thể tốt đẹp khi chúng ta nghĩ cho nhau, nghĩ về nhau. Và khi hướng về người khác cũng có nghĩa là đang nghĩ cho mình. 

Trước cuộc sống vội vã, trước những vụ việc giáo viên bạo hành học sinh, điều chúng ta thiếu có thể là một câu hỏi: "Anh có sao không?". 

Hoài Nam/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.