ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo dục giới tính trẻ mầm non: Nói rõ kín, làm thì... hở

Ở bậc mầm non, trẻ đã bắt đầu được nghe giáo dục giới tính về vùng riêng tư, sự kín đáo, quyền của cơ thể... Thế nhưng, các em nghe một đằng nhưng lại được thực hành một nẻo.

30/06/2020 11:27

Trẻ nghe một đằng, thực hành một nẻo

Một trường mầm non nọ đưa chuyên đề về giáo dục giới tính (GDGT) vào cho trẻ. Chuyên gia sử dụng các bức tranh vẽ, những vật dụng như quần lót, đồ bơi... giúp các em hình dung được vùng riêng tư, nơi kín đáo trên thân thể.

Một cách dễ hiểu như thay đồ, đi vệ sinh nơi kín đáo; không được nhìn, dùng lời nói hay động tác xâm phạm cơ thể người khác. 

 

Giáo dục giới tính trẻ mầm non: Nói rõ kín, làm thì... hở - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một học sinh tiểu học ở TPHCM hướng dẫn về "vùng đồ bơi" cho các em nhỏ 

Thế nhưng, ngay sau buổi học, chuẩn bị cho giờ trả trẻ, các bé cả nam lẫn nữ, 4 - 5 tuổi, tồng ngồng giữa lớp, để thay quần áo. Nhiều em tò mò chỉ trỏ về cơ thể của nhau. 

Bài học giới tính nhà trường đã nỗ lực để tổ chức, thu xếp thời gian, bỏ tiền mời chuyên gia đến đã trở thành công cốc. Ngoài các buổi chuyên đề, trong hoạt động của trường, cũng có những giờ học giáo viên nói với các em về GDGT, về cơ thể, về sự kín đáo, riêng tư. Nhưng rồi, trẻ nghe một đằng, thực hành một nẻo.

Trẻ được dạy thân thể là riêng tư nhưng ở các lớp học bơi cho trẻ mầm non, lại dễ thấy "cơ thể này là của chung". Nhiều nơi có cả dãy nhà tắm nhưng giáo viên cho hàng chục trẻ cùng thoải mái thay đồ ngay giữa hồ bơi, nơi còn có rất nhiều người.

Cô Lê Ngọc Thanh, quản lý một trường mầm non tại TPHCM kể, ở trường mình, khi trẻ thay quần áo đều có vách ngăn giữa nam và nữ; khi đi vệ sinh, cũng chia nhóm nam nữ. 

 

Giáo dục giới tính trẻ mầm non: Nói rõ kín, làm thì... hở - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giáo dục giới tính là dạy trẻ giữ gìn, tôn trọng thân thể, nhân phẩm của mình và của người khác (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cô Thanh biết ở nhiều trường, nhiều lớp khác, giáo viên đã được chỉ dẫn nhưng họ không thực hiện hoặc làm qua loa cho có. Các cô kêu trẻ đông, không có vách ngăn... trong khi chỉ cần một tấm rèm là đã có thể giải quyết được. Tấm rèm ngăn cách có thể không che được sự tò mò của các em nhưng giúp các em hiểu mình cần ý tứ trong sinh hoạt, phải giữ gìn cho bản thân và cho người khác. 

"Vấn đề nằm ở tư duy, nhiều quản lý và giáo viên cho rằng đây là chuyện nhỏ, con nít đã biết gì nên qua loa sơ sài", cô Thanh nói. 

Giáo dục giới tính cho trẻ: Phải thay đổi người lớn  

Một chuyên gia tâm lý trẻ em nhấn mạnh, điều quan trọng trong GDGT là tôn trọng thân thể và quyền riêng tư của học sinh, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của cơ thể cũng như quyền tự chủ với chính cơ thể mình.

Thế nhưng, người lớn, và ngay cả giáo viên thường gặp khá nhiều "lỗi" trong GDGT. Điều này không chỉ do thói quen mà còn xuất phát từ cả tư duy, người lớn chưa thật sự tôn trọng cơ thể, nhân phẩm của trẻ.

Giáo viên dễ vi phạm "quyền tự chủ với cơ thể mình" của trẻ trong nhiều tình huống thường ngày như ép ăn, ép đi vệ sinh, trẻ đang sợ hãi thao thức thì dọa dẫm bắt đi ngủ...

Vi phạm sự riêng tư của trẻ như "nựng" trẻ; tắm rửa, thay đồ cho các bé chung nhau; đăng hình ảnh cá nhân trẻ lên mạng...

Việc ngại ngần dùng thuật ngữ chính xác gọi tên các bộ phận trên cơ thể đã vô tình khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng về "một thứ gì đó" cần phải tránh xa hoặc giấu giếm, thậm chí mơ hồ cảm thấy bộ phận ấy bẩn, tục, bậy, xấu xa. Điều này làm các em rất khó chia sẻ khi gặp những tình huống xấu hay bị xâm hại.

 

Giáo dục giới tính trẻ mầm non: Nói rõ kín, làm thì... hở - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

TPHCM đưa giáo dục giới tính vào trường mầm non, bắt đầu cho trẻ từ 3 tuổi (ảnh minh họa)

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TPHCM cho hay, bản chất của GDGT chính là giáo dục làm người. Ở đó, đề cao sự tôn trọng, không được xâm hại cơ thể, nhân phẩm của bản thân và của người khác.

Việc GDGT là một tiến trình suốt đời phải được bắt đầu từ rất sớm, thể hiện ngay trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày về việc nâng niu cơ thể mình và tôn trọng người khác.

Thấy được tầm quan trọng của GDGT cho trẻ nhỏ, từ năm học này, Sở GD&ĐT TPHCM triển khai chương trình GDGT cho trẻ từ 3-5 tuổi. Mục đích giúp trẻ nhận biết giới tính bản thân, hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể, sự kín đáo, quyền riêng tư với cơ thể mình và người khác... 

Qua đó, giúp trẻ biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại, ngay cả khi không có cha mẹ và người chăm sóc trẻ bên cạnh; giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, qua đó biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác. 

Đặc biệt, qua chương trình giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng và phương pháp về GDGT cho trẻ một cách khoa học; Có kiến thức và kỹ năng để trao đổi với phụ huynh, người chăm sóc trẻ và tổ chức các hoạt động GDGT cho trẻ theo từng độ tuổi. 

Đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ sẽ có kiến thức và hiểu biết về GDGT cho trẻ; Quan tâm và thường xuyên trao đổi với trẻ về vấn đề sinh lý, giới tính; Thay đổi quan điểm, phối hợp tốt hơn với nhà trường trong việc GDGT cho trẻ. 

Hoài Nam/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương

18:48 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại Trường THCS Đa Lộc, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương.