ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Quốc gia nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học?

Việc có cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học hay không vẫn là điều gây tranh cãi đối với nhiều quốc gia. Cùng tìm hiểu, học sinh nước nào được sử dụng điện thoại trong giờ học?

22/09/2020 08:30

Mỹ

Chính quyền liên bang Mỹ không có quy định cấm mang và sử dụng điện thoại ở trường học với lý do, điện thoại là một công cụ hữu hiệu giúp ích cho việc học tập trong nhiều trường hợp.

Năm 2006, Michael Bloomberg vốn là thị trưởng đương thời thành phố New York đã ra quyết định cấm học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại ở tất cả trường học, gây làn sóng tranh cãi trong cộng đồng phụ huynh và học sinh.

Luật cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học có hiệu lực đến tận năm 2015 khi ông Bloomberg rời ghế thị trưởng và ông Bill de Blasio lên thay.

 

Quốc gia nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một lệnh cấm sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học có phải là một ý tưởng tốt hay không? Đó vẫn là vấn đề gây tranh cãi lớn ở nhiều quốc gia (Ảnh minh hoạ: Shutterstock).

Năm 2012, trường Seton Hall ở bang New Jersey Mỹ quyết định cấp điện thoại thông minh cho sinh viên mới nhập học. Mặc dù đối với đa số các giảng viên, việc sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học là một sự thiếu tập trung đáng phê bình, tuy nhiên, trường Seton Hall đã “đi ngược thời đại” bằng việc bật đèn xanh cho điện thoại di động trong giờ học.

Những chiếc điện thoại Nokia Lumia 900 được trang bị một ứng dụng (app) giúp các tân sinh viên kết nối với những sinh viên khác, cùng những người có trách nhiệm hướng dẫn và văn phòng trường. Mục đích của phát kiến này là nhằm giúp kết nối sinh viên với nhà trường dù họ có đang ở trên khu học xá hay không.

Michael, một giáo sư kiêm chủ tịch Center for Mobile Research and Innovation (Trung tâm Nghiên cứu và Phát minh Điện thoại) cho hay: “Chúng tôi cần phải “chạm” được vào sinh viên và kết nối với họ”, và “chúng tôi muốn cung cấp một phương tiện luôn được nối kết và ở cạnh bên sinh viên, bất kể họ đang ở đâu”. 

Sự tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh trong các khu học xá các đại học Mỹ.

Giảng viên Taylor của trường Seton Hall cho rằng việc sử dụng điện thoại sẽ khiến người dùng mất đi sự tập trung và năng lực học tập, tuy nhiên thầy cũng nhìn thấy vai trò của điện thoại trong đời sống: “Chúng tôi đang rèn luyện sinh viên trở thành một người năng động trong một thế giới đang nhiều biến đổi liên tục, và công nghệ đóng vai trò to lớn trong sự thay đổi đó”.

Seton hall là ngôi trường “đầu tàu” cho tín hiệu này kể từ 2009, trường khuyến khích sinh viên sử dụng các tiện ích ngoài giờ lên lớp làm các câu chuyện kể bằng audio và video cũng như các điều tra, lưu trữ dữ liệu bằng smartphone.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ ra rằng phần lớn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ không phải để học mà để gửi tin nhắn cũng như đăng các dòng trạng thái lên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học của học sinh.

Australia

Tháng 9/2018, Australia đã quyết định ban hành lệnh cấm điện thoại di động trong trường học. Lệnh cấm được thực thi lần đầu tiên tại các trường ở bang New South Wales sau đó tiến hành trên phạm vi toàn bang này. Một trong số những quan ngại đó chính là hành vi bắt nạt trên mạng.

Bộ trưởng Giáo dục Australia đương thời – ông Rob Stokes lúc bấy giờ còn ra chỉ thị xem xét lại về việc sử dụng các thiết bị công nghệ khác ở trường học, chứ không chỉ riêng điện thoại thông minh.

Ông Stokes nhấn mạnh: “Mặc dù smartphone kết nối chúng ta với thế giới theo cái cách mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng nổi cách đây một thập kỷ, nhưng chúng làm dấy lên nhiều vấn đề mà những thế hệ đi trước chưa từng phải đối diện.

Trong các lớp học và sân chơi trên khắp thế giới, smartphone trao cơ hội kết nối cho học sinh và phụ huynh, nhưng chúng cũng tạo ra nhiều vấn đề khác: từ bắt nạt trên mạng, mạng xã hội, smartphone gây ra nhiều quan ngại cho các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh”.

Hiện nay, ở Australia, các trường học quy định điện thoại di động chỉ được sử dụng trong trường hợp gọi cho cha mẹ hoặc người bảo hộ, và chỉ khi cha mẹ hoặc người bảo hộ cho phép con em mình sử dụng trong lúc diễn ra các hoạt động ngoại khóa của trường như đi cắm trại, dã ngoại…

Việc sử dụng điện thoại di động cũng bị hạn chế trong môi trường học tập, và đặc biệt là bị tuyệt đối trong một số khu vực nhất định trong trường như phòng thay đồ, phòng tắm, phòng thể chất và bể bơi.

Điện thoại di động chỉ được cho phép sử dụng để quay phim hoặc chụp ảnh những người có sự đồng thuận, và nếu người đó dưới 18 tuổi, cần được sự cho phép của cha mẹ hoặc người bảo hộ.

Nếu một học sinh bị phát hiện sử dụng điện thoại di động ở những khu vực trên, họ sẽ bị tịch thu thiết bị của mình; và tùy theo tình huống sẽ bị phạt theo mức độ nặng.

Các trường hợp ngoại lệ sẽ được cân nhắc cụ thể và cho phép bởi hiệu trưởng mỗi trường, đặc biệt là với học sinh sử dụng thiết bị thông minh để theo dõi sức khỏe. Nếu học sinh cần liên lạc với phụ huynh trong giờ học hoặc ngược lại thì sử dụng điện thoại của văn phòng nhà trường.

Anh

Bắt đầu từ năm 2007, hơn 50% tổng số trường học ở Anh quyết định cấm sử dụng điện thoại di động trong lớp học, một điều chưa từng có tiền lệ trước đó khoảng 1 thập kỷ. Đến 2012, số lượng các trường học trên khắp nước Anh cấm điện thoại di động đã tăng lên 98%.

“Kể từ tháng 9/2018, học sinh ở độ tuổi 11 – 16 có sở hữu điện thoại di động ở trường học phải nộp cho giáo viên hoặc cất trong tủ đồ của lớp và chỉ được nhận lại khi tan trường”; lệnh cấm nêu rõ.

Chính quyền nước Anh đã ra lệnh cấm mạnh tay bởi lẽ nó đem đến lợi ích rõ ràng: cải thiện điểm số, loại bỏ những hành vi sử dụng điện thoại vì những mục đích không liên quan tới học tập.

Sau khi lệnh cấm được thực thi, các trường học ở Anh đã ghi nhận kết quả tích cực đối với học sinh: có thêm nhiều học sinh năng hoạt động bên ngoài hơn, số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ và sự kiện xã hội của trường tăng cao.

Bộ trưởng Tiêu chuẩn trường học Anh lúc bấy giờ, ông Nick Gibb, nói với tờ The Times: “Tôi tin rằng trẻ em nên hạn chế sử dụng điện thoại di động cả ở nhà.

Mỗi giờ mà chúng lên mạng hoặc dùng smartphone là mỗi giờ chúng ít nói chuyện với gia đình hơn, và là mỗi giờ ít luyện tập, ít ngủ hơn. Thiếu ngủ được khoa học chứng minh là gây tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm lý của trẻ em”.

Theo một nghiên cứu của Đại học Kinh tế London xuất bản năm 2015, học sinh có kết quả học tập cao hơn khi trường học cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.

Ước chừng, hiệu quả của việc không sử dụng điện thoại ngang với việc học sinh giành thêm một tuần đi học trong mỗi năm học, với việc điểm thi tăng khoảng 6,4% so với khi sử dụng điện thoại trong giờ học.

Đặc biệt hơn, nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng nhiều nhất đến học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn và những em học yếu trong lớp, với mức điểm thi trung bình tăng 14,23% so với trước khi điện thoại bị cấm.

 

Quốc gia nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đến 2012, số lượng các trường học trên khắp nước Anh cấm điện thoại di động đã tăng lên 98% (Nguồn ảnh: Telegraph).

Canada

Tháng 5/2018, Canada đưa ra một tuyên bố: điện thoại di động sẽ bị cấm tại trường trung học Victoria, Canada. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9/2018.

Hiệu trưởng trường, ông Tropher Macintosh cho rằng, họ nhận ra có rất ít hoặc không có hề có lợi ích giáo dục gì đối với học sinh khi chúng sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

Nhà trường cũng gửi một bức thư giải thích về lệnh cấm tới các bậc phụ huynh. Tất nhiên không phải ai cũng đồng tình.

Đến năm 2018, trong kỳ bầu cử ở bang Ontario, một ứng viên cũng đưa ra cam kết sẽ cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Điều này cho thấy vấn đề trên ngày càng thu hút được sự quan tâm của dư luận.

Cuối cùng, Chính phủ Canada ra quyết định cấm sử dụng điện thoại di động ở tất cả các trường tiểu học và trung học với lý do là “để tăng tối đa thời gian dành cho học tập”.

Pháp

Từ năm học 2018-2019, Pháp áp dụng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong tất cả trường học trên cả nước.

Quy định mới vốn là một cam kết tranh cử của Tổng thống Emmanuel Macron, đã được ban hành thành luật từ tháng 7/2018. Theo đó, cấm sử dụng điện thoại di dộng, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại toàn bộ các trường tiểu học và trung học.

Riêng các trường cấp ba (học sinh ở độ tuổi 15-18) có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ lệnh cấm trên, vì lệnh này không mang tính bắt buộc.

Những người đề xuất luật trên cho biết lệnh cấm này sẽ giảm tình trạng mất tập trung trong lớp học, chống bắt nạt và khuyến khích trẻ em hoạt động thể chất tích cực hơn trong giờ giải lao.

Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer hoan nghênh đạo luật trên, và gọi đây là "luật của thế kỷ 21", giúp tăng cường kỷ luật đối với 12 triệu học sinh ở Pháp. 

Ông Blanquer nhấn mạnh: "Cởi mở với công nghệ của tương lai không có nghĩa chúng ta phải chấp nhận mọi cách sử dụng chúng".

Gần 90% trẻ em từ 12-17 tuổi ở Pháp có điện thoại di động. Những người ủng hộ lệnh cấm trên hy vọng quy định này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của các nội dung bạo lực và khiêu dâm trong trẻ em.

Tuy nhiên, những người phản đối quy định mới cho rằng áp dụng biện pháp này sẽ rất khó khăn. Chính phủ phải để cho các trường tự quyết định thực thi quy định mới như thế nào, chỉ gợi ý rằng giáo viên có thể tạm giữ điện thoại của học sinh cả ngày trong tủ có khóa, nhưng nhiều trường không làm như vậy. 

Trung Quốc

Học sinh Trung Quốc hầu như được phép sử dụng điện thoại ở trường học, với gần 70% số học sinh tiểu học và trung học cơ sở sở hữu điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2018, ở tỉnh Sơn Đông, việc sử dụng điện thoại hay máy tính bảng đã bị cấm tại toàn bộ trường cấp 1 và cấp 2.

Nhật Bản

Theo chính sách mới nhất được thông qua vào tháng 7/2020, học sinh Nhật Bản từ cấp 2 sẽ được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp, điều cần thiết với tần suất thiên tai lớn ở Nhật Bản.

Thay thế quy định trước đó từ năm 2009, quyết định năm 2020 được đưa ra sau trận động đất lớn ở Osaka, thủ phủ phía Nam của Nhật Bản vào tháng 6/2018, khiến nhiều học sinh bị mắc kẹt, và một em tử vong.

Với quy định này, học sinh sẽ được mang điện thoại trong từ nhà đến trường để phòng tránh trường hợp nguy hiểm. Sau khi tới trường, các em sẽ được yêu cầu cất điện thoại vào những tủ cá nhân để tránh mất tập trung trong giờ học.

Thái Lan

Đối với hầu hết các trường học ở Thái Lan, việc sử dụng điện thoại bị nghiêm cấm. Một số trường thậm chí còn giới hạn thời gian học sinh có thể dùng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường giữa các tiết học và sau giờ học.

Bởi lẽ, học sinh dùng điện thoại để nhắn tin hay truy cập Internet thì sẽ phân tâm. Chỉ khi học cách đặt điện thoại sang một bên, học sinh mới bắt đầu thực sự học tập và tận hưởng cuộc sống ngoại tuyến.

Hàn Quốc

Từ năm 2012, toàn bộ học sinh Hàn Quốc bị cấm mang điện thoại đến trường, trừ những trường hợp cụ thể như đi dã ngoại hay hoạt động ngoại khóa ngoài trời.

Quyết định này được đưa ra sau nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gần 20% giới trẻ Hàn Quốc bị nghiện điện thoại thông minh hoặc mạng Internet. Song việc cấm là cấm, còn học sinh lén lút sử dụng thì tất nhiên không tránh khỏi.

Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm quản lý điện thoại học sinh dựa vào GPS: iSmartKeeper. Các nhà giáo dục Hàn Quốc giờ đây đã không còn phải đau đầu với sự phát triển của điện thoại thông minh đang gây mất tập trung trong từng tiết học của học sinh.

 

Quốc gia nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm giúp giáo viên có tắt điện thoại học sinh từ xa.

Ứng dụng có khả năng điều khiển từ xa tất cả các thiết bị khi vào khuôn viên trường, bao gồm cả khả năng tắt nguồn chúng. Với sự giúp đỡ của iSmartKeeper, giáo viên ở tỉnh Gangwon của Hàn Quốc, nơi một số trường học đang được áp dụng công nghệ mới, có thể lựa chọn để quản lý việc sử dụng điện thoại di động của học sinh bằng nhiều cách khác nhau.

Họ có thể khóa tất cả các điện thoại trong khuôn viên trường, chỉ cho phép các cuộc gọi khẩn cấp, chỉ cho phép gọi điện thoại hoặc tắt tất cả các ứng dụng trừ các công cụ giáo dục nhất định. Sử dụng công nghệ GPS geofencing, ứng dụng sẽ tự động chiếm quyền kiểm soát của điện thoại khi học sinh bước vào sân trường.

Song sử dụng phần mềm này, cũng như nhiều phần mềm theo dõi, hạn chế sử dụng điện thoại đã vấp phải nhiều lo ngại khác về quyền riêng tư và thông tin cá nhân của học sinh.

Lệ Thu/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.