ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giáo sư ĐH Harvard: Giáo dục Việt Nam đã làm tốt trong đại dịch Covid-19

Giáo sư Fernando Reimers, Trường Đại học Havard đánh giá cao về nỗ lực của ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn bệnh dịch Covid-19 vừa qua.

18/10/2020 09:57

 

Giáo sư ĐH Harvard: Giáo dục Việt Nam đã làm tốt trong đại dịch Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giáo sư Fernando Reimers, Trường Đại học Havard trao đổi tại Hội nghị trực tuyến ASEAN - UNICEF về "Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa qua.

Chúng tôi đã chọn Việt Nam làm ví dụ

Tại Hội nghị trực tuyến ASEAN - UNICEF về "Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), GS Reimers cho rằng, trong thời điểm khó khăn, những giải pháp của Bộ GDĐT Việt Nam rất quan trọng khi trường học không thể hoạt động bình thường như trước đại dịch.

“Tôi nhận thấy rằng những nỗ lực của Việt Nam đã được chuẩn bị đúng hướng”, GS Reimers nói.

GS Reimers cho hay đã cộng tác với nhiều cộng sự ở nhiều nước trên thế giới để thực hiện một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch để các nước khác có thể học hỏi.

 “Chúng tôi đã chọn Việt Nam làm ví dụ để các nước khác có thể học hỏi kinh nghiệm” - GS Reimers cho hay.

GS Reimers đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam và các nước khác trong việc tìm kiếm những cách thức học tập khác (không truyền thống) và sử dụng những công cụ khác nhau như công nghệ trực tuyến, truyền hình, truyền thanh, học liệu để đảm bảo việc học sinh không bị gián đoạn việc học.

Việc tìm các giải pháp thay thế để tiếp tục việc dạy học sinh đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng bị ngắt quãng việc học do Covid-19. Nhiều học sinh và đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, các em sẽ không quay lại trường học.

Theo GS Reimers, điều đó dễ dàng dẫn đến việc mất rất nhiều tài năng nếu học sinh không được tham gia vào việc học. Hơn nữa, việc tìm mọi cách để học sinh được học là thực sự cần thiết vì đại dịch này còn tiếp diễn trong một thời gian dài và học sinh thì không thể nghỉ học kéo dài.

Bên cạnh đó, đại dịch thể hiện sự không đồng đều giữa các học sinh trong việc tiếp cận công nghệ. “Trách nhiệm của chúng ta là phải cố gắng cân bằng khoảng cách số giữa những học sinh này”, GS nhấn mạnh.

Về vấn đề này, GS Reimers nhận định, trong đại dịch này, Việt Nam không chỉ thể hiện cam kết đảm bảo mọi trẻ em được tiếp tục việc học ngay cả khi không đến trường mà còn đã nỗ lực trong các sáng kiến và hành động để có thể hướng tới học sinh, không chỉ những em dễ tiếp cận mà còn đến những học sinh khó có thể tiếp cận nhất.

Ngoài ra, trong thời gian đại dịch này, Việt Nam đã xem thách thức này như một cơ hội để thay đổi những ưu tiên trong chương trình học, để nhìn lại và cùng nhận định những kỹ năng nào là cần thiết trong thời điểm này và cách chúng ta sử dụng bối cảnh của đại dịch như một cách để chúng ta cân bằng lại chương trình, giáo trình học một cách toàn diện hơn, tập trung vào các kỹ năng nhận thức và kỹ năng cảm xúc xã hội.

Chuyển đổi số là công cụ

Để quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đi đến thành công, GS Reimers lưu ý, cần ghi nhớ rằng, chuyển đổi kỹ thuật số không phải là điểm đến mà là công cụ dẫn tới điểm đến.

Sự chuyển đổi này cần được thúc đẩy mới mục đích rõ ràng, ví dụ như xác định cụ thể năng lực mà học sinh cần được phát triển.

“Tôi mong rằng Việt Nam tiếp tục củng cố quá trình tìm hiểu đâu là những năng lực phát triển mà học sinh cần được phát triển và sử dụng khung năng lực đó để hướng tới quá trình, nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số này”, GS Reimers nói.

GS Reimers gợi ý, đây là lúc nên nghĩ đến những kỹ năng cần phát triển là gì như: khả năng tự đính hướng, sáng kiến, khả năng tự nhìn nhận, khả năng hợp tác, khả năng xử lý vấn đề,…

Tại Hội nghị ASEAN - UNICEF về "Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, Giáo sư Fernando Reimers đã chia sẻ phương pháp tích hợp – mối liên hệ giữa các kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi (phát triển kỹ năng trong và ngoài trường học, khung kỹ năng chuyển đổi toàn cầu, đào tạo giáo viên).

GS Reimers nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến mọi ngành nghề và tạo ra một lỗ hổng lớn về giáo dục. Nhiệm vụ của ngành Giáo dục các nước là phải lấp đầy lỗ hổng đó. 

GS Reimers cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các nước, đặc biệt là việc chuyển đổi kỹ năng số và phát triển cả kỹ năng mềm, khả năng ứng phó khi việc học tập bị gián đoạn.

“Tôi rất vui mừng được nhìn thấy Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo trong khu vực khi tổ chức Hội nghị này trong thời điểm đặc biệt quan trọng nhằm mục đích tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho khu vực”, GS Reimers bày tỏ.

Gửi lời cảm ơn tới Việt Nam khi đã tổ chức sự kiện này, GS cho rằng, “đây là thời điểm mà tất cả chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với trẻ em và sự giáo dục của trẻ em”.

Phong Chi/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.