ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Toàn cảnh vấn đề SGK tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào vì nhiều "sạn"

Năm học 2020-2021, là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học trong bối cảnh Covid-19. Tuy nhiên, "sạn" trong SGK Cánh Diều đã gây ồn ào, bức xúc.

21/10/2020 10:08

 

Toàn cảnh vấn đề SGK tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào vì nhiều sạn - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Học sinh lớp 1 năm nay đi học trong bối cảnh khó khăn vừa chống dịch Covid-19, vừa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Do Covid-19, giáo viên ít được tập huấn, học sinh chưa được nhận biết mặt chữ

Năm học 2020-2021 là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu là vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Đây cũng là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đối với lớp 1  trong bối cảnh có những khó khăn.

Do tình dịch bệnh Covid-19 nên học sinh trước khi vào lớp 1 ở nhà khá dài (khoảng 6 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng 8) nên các em học sinh hầu như không được học chương trình mầm non cho trẻ 5 tuổi, không được học nhận biết các mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1.

Mặt khác do khung thời gian năm học 2020-2021 tất cả đều thực hiện tổ chức dạy học chính thức sau khai giảng 05/9/2020, không có thời gian làm quen nề nếp, tâm lí cho học sinh lớp 1, các năm học trước có 02 tuần bắt đầu tựu trường từ 15/8/2020 để học sinh và giáo viên tổ chức làm quen tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh lớp 1 điều này rất khó khăn cho các nhà trường tiểu học và giáo viên lớp 1.

Đối với giáo viên dạy lớp 1, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên việc triển khai tập huấn có gián đoạn và ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ và chất lượng, hạn chế thời gian, ít được tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình mới.

Các chương trình tập huấn chủ yếu thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình tập huấn.

Sách giáo khoa không biên soạn theo bài mà theo chủ đề

Về chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt là năm đầu tiên triển khai thực hiệnBộ GD&ĐT cho biết, chương trình không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học.

Đặc biệt, sách giáo khoa không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng vì vậy cùng một chủ đề trong SGK nhưng tùy vào đối tượng học sinh mà trường này có thể dạy 2 tiết, nhưng trường khác có thể dạy 3,4 tiết cho phù hợp đối tượng.

Tốc độ thực hiện chương trình nhanh hay chậm từng giai đoạn có thể khác nhau giữa các trường, miễn là không vượt quá tổng thời gian cho môn học đó trong một năm; trong quá trình thực hiện, giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp (đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn) nên giáo viên, nhà trường nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện mà vẫn thực hiện theo cách cũ.

Trong khi đó, phụ huynh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình (vì hạn chế thời gian nên các nhà trường có hạn chế trong việc trao đổi với phụ huynh); thường so sánh chương trình cũ và mới và đưa ra những nhận định, đánh giá chưa thật phù hợp và đầy đủ, gây áp lực cho con và cho giáo viên, nhà trường…

Học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết

Bộ GDĐT khi xây dựng chương trình đã đặc biệt chú ý để thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành. Tổng số tiết học môn Tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi, cụ thể:

Lớp

1

2

3

4

5

Tổng

CT 2000

350

315

280

280

280

1.505

CT 2018

420

350

245

245

245

1.505

Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 có tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000; ngược lại số tiết cho lớp 3, 4, 5 trong chương trình 2018 lại giảm.

Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.

Về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết.

Để hoàn thành nhiệm vụ này trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn.

Theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.

Hội đồng quốc gia thẩm định SGK bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

5 bộ sách được phê duyệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 05 bộ với tổng số 46 quyển SGK lớp 1 của 9 môn học và hoạt động giáo dục để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy (SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều là 1 trong số 46 quyền SGK lớp 1 được phê duyệt vừa qua).

Tất cả các quyển SGK được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai thực hiện tại trường. Điều này cho thấy thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, không còn sự độc quyền trong xuất bản, phát hành SGK như trước đây.

Bộ GDĐT tổ chức soạn thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở GDPT theo quy định tại Nghị quyết 88: "Cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh".

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì thẩm quyền lựa chọn SGK được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở GDPT trên địa bàn".

32% chọn sách giáo khoa Cánh Diều

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, toàn quốc hiện có khoảng 14.000 trường Tiểu học; gần 500.000 giáo viên Tiểu học, trong đó có khoảng 100.000 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020-2021 (trực tiếp lựa chọn SGK lớp 1).

Thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT về Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở GDPT các nhà trường đã tổ chức thực hiện lựa chọn SGK lớp 1 theo đúng quy định và kết quả lựa chon các bộ SGK cụ thể như sau:

 

Toàn cảnh vấn đề SGK tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào vì nhiều sạn - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Yêu cầu Nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa

Trước phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020 (Công văn số 4090/BGDĐT-GDTH ngày 09/10/2020).

Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn, cụ thể:

Về cơ bản ngữ liệu trong sách đã đáp ứng được các tiêu chí của ngữ liệu theo quy định trong Thông tư 33. Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp hơn, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học.

 

Toàn cảnh vấn đề SGK tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào vì nhiều sạn - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 nhiều "sạn" cần phải sửa lại nhiều

Về một số từ ngữ như: “nhá”, “nom”, “quà…quà,..”, Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1, sau khi rà soát sách, HĐTĐ tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn.

- Một số từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “chén”, “cuỗm”, “tợp”, “dưa đỏ”, “lồ ô”, “be be”, “lỡ xô”, “bê đồ” “ti vi”, “bế”, “khổ mỡ”, HĐTĐ đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp.

Một số đoạn/bài như : “Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp”, sau khi rà soát sách, HĐTĐ tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản.

Một số đoạn/bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó”, HĐTĐ đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp.

Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài “đa nghĩa” (đã xuất hiện khá nhiều trong bộ sách). Các tác giả nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bộ GDĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh

Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, đúng quy định, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH chỉ đạo các địa phương chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý, không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình.

Tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong SGK, Bộ GDĐT chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả viết sách giáo khoa thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến phản ánh về Bộ GDĐT theo quy định.  

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay Bộ GDĐT đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn sách giáo khoa; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi Hội đồng đánh giá Đạt và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng ký ban hành.

Dự kiến thực hiện lấy ý kiến trên Cổng thông tin của Bộ tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Hồng Hạnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

20:12 , 13/04/2024

Chiều ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông theo hình thức trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và trực tuyến tại 139 điểm cầu ở các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

09:58 , 13/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với một số nội dung chính như sau:

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

23:05 , 12/04/2024

Với chủ đề "Sách quý tặng bạn", sáng ngày 12/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Thư viện huyện Quảng Xương tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Tiểu học Tân Phong II.

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

10:05 , 12/04/2024

Ngày 11/4, Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức Ngày hội tặng sách và lan tỏa tình yêu với sách đến học sinh Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

08:30 , 12/04/2024

Tại thời điểm này, một số nhà xuất bản đã thông báo về việc giảm giá sách giáo khoa trong năm học 2024-2025. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc Nhà nước định giá sách giáo khoa là hợp lý.

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

23:40 , 11/04/2024

Từ khi thực hiện chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, không ít trường THPT trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn.