Trường THPT công lập đầu tiên được tự chủ và tuyển dụng ra sao?
Từ ngày 5/1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) là trường THPT công lập đầu tiên được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.
Sau thời gian dài được tự chủ về tài chính, đến nay, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) tiếp tục là trường THPT công lập đầu tiên được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Trường THPT Phan Huy Chú.
Theo đó, sau 12 năm tự chủ tài chính, trường này được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2020-2023.
Căn cứ chương trình, kế hoạch dài hạn đã được phê duyệt, hiệu trưởng nhà trường được thành lập Hội đồng trường và trình Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt, quyết định kế hoạch biên chế, sử dụng lao động hợp đồng làm việc tại trường.
Nhà trường cũng được xây dựng phương án tuyển dụng viên chức với các tiêu chí về số lượng, chức danh nghề nghiệp, điều kiện, hình thức và thời gian tuyển.
Việc điều động, biệt phái luân chuyển hay chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo viên THPT hạng II trở xuống và những người có chức danh tương đương cũng thuộc quyền quyết định của hiệu trưởng.
Hiệu trường cũng được quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, hoặc nâng lương trước thời hạn, kéo dài thời gian nâng lương với viên chức và người lao đồng hợp đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc trường tự chịu trách nhiệm tuyển dụng và tiếp nhận viên chức, lao động hợp đồng.
Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, trong đó xác định rõ số lượng cần tuyển của từng ngạch, chức danh nghề nghiệp, điều kiện tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tuyển dụng.
Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức theo đúng quy trình, quy định hiện hành của pháp luật.
Đặc biệt, Hiệu trưởng trường này được tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết và hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học trong lĩnh vực GD&ĐT và các hợp đồng kinh tế khác, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Trường được chủ động quyết định việc vay vốn, huy động vốn, góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bằng các hình thức xã hội hóa khác nhau để mở rộng cơ sở vật chất… đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chia sẻ về niềm vui này, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng nhà trường đã cảm ơn các cơ quan chức năng đã tin tưởng, thông qua và phê duyệt phương án tự chủ của nhà trường.
Điều này cũng khẳng định, nhà trường có đủ năng lực để đón nhận thêm những nội dung tự chủ mới.
M. Hà/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.

Kết thúc ngày thi đầu tiên an toàn, nghiêm túc
Kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 tại Thanh Hoá, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày thi đầu tiên diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.