Chuyên gia dự báo ngành quản trị khách sạn sẽ "bùng nổ" sau đại dịch
Hai năm qua, ngành du lịch đình trệ kéo theo dịch vụ lưu trú, ăn uống bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngành quản trị khách sạn vẫn là ngành học "hot" trong năm 2021.
Sau dịch Covid-19 không lo thiếu việc làm
Dịch vụ lưu trú, ăn uống là một trong những ngành phát triển nhanh ở nước ta trong 10 năm gần đây. Hàng loạt khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao được xây dựng trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19 khiến ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm sút nghiêm trọng. Riêng quý III/2021, 20 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ngành này giảm đến 54,8%.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, tình trạng này chỉ là tạm thời, khi Covid-19 qua đi, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống sẽ đón đợt phát triển "bùng nổ", kéo theo đó nhu cầu nhân sự cao.
Ông Tuấn dẫn chứng, trong mùa tuyển sinh năm nay, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng khối ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn có rất đông thí sinh lựa chọn. Cụ thể, số liệu đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ năm 2021 cho thấy, gần 200.000 em đăng ký nhóm ngành này, trong khi chỉ tiêu có hơn 24.000.
Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết: "Về mức độ cạnh tranh, khối ngành du lịch - dịch vụ đang đứng thứ 4 trên tổng số 24 nhóm ngành".
Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện ngành này đình trệ vì yêu cầu phòng dịch chứ không phải do giảm nhu cầu nên không lo thiếu việc làm.
Thạc sĩ Phạm Đình Sửu, Trưởng khoa Du lịch trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn (BKC), cũng cho rằng, hoạt động du lịch, lưu trú, ăn uống sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được ổn định. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngành nghề này vẫn giữ được sức hút đối với nhiều bạn trẻ.
Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: "Những ngành gắn với nhu cầu thực tế luôn phát triển rất mạnh, chỉ cần tháo bỏ hạn chế do phòng chống dịch nó sẽ bung ra".
Bí quyết thành công cho sinh viên quản trị khách sạn
Theo thạc sĩ Phạm Đình Sửu, sinh viên ngành quản trị khách sạn hệ cao đẳng được đào tạo nhiều kỹ năng nghề như nghiệp vụ lễ tân, tổ chức sự kiện, quy trình phục vụ trong nhà hàng - khách sạn; xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, resort…
Đặc biệt, hệ cao đẳng chú trọng nhiều đến các chương trình thực hành cùng giảng viên để nâng cao tay nghề, đưa sinh viên đi kiến tập thực tế tại các doanh nghiệp... nên kỹ năng của các em rất thành thạo.
Khi ra trường, các em có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm như: Nhân viên lễ tân, chăm sóc khách hàng; Giám sát và quản lý các hoạt động của nhà hàng - khách sạn; Nhân viên tổ chức sự kiện; Nhân viên kinh doanh - marketing…
Theo Trưởng khoa Du lịch BKC, sinh viên mới ra trường có thể hưởng mức lương từ 8 - 10 triệu đồng trở lên với vị trí nhân viên. Còn khi các em phấn đấu lên vị trí quản lý thì mức lương sẽ vượt ngưỡng 15 triệu đến vài chục triệu đồng.
Thạc sĩ Hoàng Tuấn Lang, Giám đốc điều hành khách sạn Orchids Saigon chia sẻ với sinh viên quản trị khách sạn bí quyết để thành công trong nghề này là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Trong nhóm kỹ năng, ông đánh giá đặc biệt cao ở kỹ năng giao tiếp, ứng xử, bởi quản trị khách sạn là ngành phải giao tiếp nhiều với khách hàng, đồng nghiệp.
Thái độ tôn trọng, kính trên nhường dưới khi làm việc chung với đồng nghiệp và thái độ chuẩn mực, phục vụ tốt khách hàng là yếu tố quyết định để trở thành nhân viên quản trị khách sạn thành công.
Ngoài ra, kỹ năng vượt khó cũng rất quan trọng, bởi trong công việc quản trị khách sạn lúc nào cũng có thể xuất hiện khó khăn chưa lường được, phải có tâm thế sẵn sàng mới có thể vượt qua.
Ông lấy ví dụ về giai đoạn ảnh hưởng do Covid-19 hiện nay, nhiều khách sạn đóng cửa nhưng cũng có nơi chuyển hướng phục vụ khách cách ly, y bác sĩ… Những nhân viên có kỹ năng vượt khó sẽ học kiến thức phòng dịch, 5K, vượt qua nỗi sợ lây nhiễm… để trụ lại với công việc.
"Những bạn sợ hãi, hoang mang sẽ đánh mất cơ hội, các bạn ở lại có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn. Chúng ta sống trong giai đoạn khác thường phải có giải pháp khác thường để thành công, phải vượt khó!", ông Hoàng Tuấn Lang nhấn mạnh.
Tùng Nguyên/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.

Kết thúc ngày thi đầu tiên an toàn, nghiêm túc
Kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 tại Thanh Hoá, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày thi đầu tiên diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.