ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế

Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực.

07/12/2021 09:08

Nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, chúng ta sẽ "hết giờ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh, cuộc suy thoái kinh tế lần này do đại dịch Covid-19. Mặc dù đây không phải là một cuộc suy thoái kinh điển, nhưng có điểm chung so với 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 chính là mức độ sụt giảm nhanh của GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường lao động và việc làm bị tác động và phân hóa mạnh mẽ. Thậm chí, Cục thống kê lao động Mỹ từng dự báo tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 19,4% - mức cao nhất trong lịch sử cận đại.

Trong bối cảnh đó, phần lớn các nhà tuyển dụng đều nhận ra giá trị của việc đầu tư vốn con người, kêu gọi khu vực công cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho việc nâng cao kỹ năng nghề cho những người lao động để góp phần phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.

Ông Dũng khẳng định, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực bởi tỷ lệ lao động qua đào có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,6%, chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy tăng ấn tượng nhưng vẫn ở mức 97/140 còn ở khoảng cách xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN.

 

Đào tạo nghề giải quyết điểm nghẽn nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Tỷ lệ người lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên nhưng lại làm những vị trí công việc chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng trở xuống tăng nhanh trong 10 năm qua, từ 12% lên 25%. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động của chúng ta vẫn rất thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hai thập kỷ rưỡi qua.

"Chúng ta sẽ hết cơ hội, hay nói cách khác là "hết giờ" để tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế", ông Dũng lưu ý.

Theo ông, 4 đợt dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vừa qua đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý III/2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý III/2021 thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Từ tháng 7 đến giữa tháng 9 vừa qua có tới 1,3 triệu người rời khỏi các thành phố lớn về quê.

Các kịch bản phục hồi và số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn khi nối lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động, thậm chí đứt gãy chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề sẽ hiện hữu nếu như chậm tiến độ bao phủ vắc-xin, các cơ sở đào tạo chưa được mở cửa trở lại. Nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động TPHCM là 21% Đại học - 66% Giáo dục nghề nghiệp - 13% chưa qua đào tạo.

Phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn nước ta cho thấy, để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh tiến độ bao phủ vắc xin và các trụ cột quan trọng như: Phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt; triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn có tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; nâng cao chất lượng thể chế; có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đồng bộ, hiệu quả… thì tiên quyết, quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao - một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước thời gian tới.

 

Đào tạo nghề giải quyết điểm nghẽn nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Dũng cho rằng 4 đợt dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vừa qua đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng.

Về giải pháp, trước mắt, cần cho kéo dài ít nhất một năm nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế chính sách này sẽ rất khó thành công trong năm nay như dự kiến bởi do tác động của dịch bệnh, đa số các doanh nghiệp thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh nên chưa ưu tiên thời gian cho việc đào tạo người lao động, nhất là phải chạy cho kịp các đơn hàng cuối năm.

Đồng thời, cần bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho HSSV và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi mà các chính sách hỗ trợ đào tạo cho vùng nghèo, vùng dân tộc, vùng nông thôn trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia không bao phủ.

"Thực tế vừa qua, nhiều lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông, kỹ năng chưa đáp ứng được sản xuất đã bị đào thảo, do đó, rất nhiều người đã mất việc, thất nghiệp và phải đào tạo kỹ năng phù hợp để chuyển đổi việc làm.

Chính sách này, sẽ thu hút được lượng lớn lao động đã về quê do mất việc, thất nghiệp…, đào tạo họ để họ quay lại các khu công nghiệp, các thành phố lớn đang thiếu hụt nhân lực trong thời gian ngắn nhất. Chính sách này cũng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng nghề lại ngày tăng cao khi đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam, rồi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, có thêm nhiều đơn hàng mới...", ông Dũng chia sẻ.

Về trung hạn và dài hạn, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, cần chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, nhất là khi mà nhu cầu lao động có kỹ năng tăng cao nhưng những rào cản bởi dịch bệnh và năng lực chuyển đổi, thích ứng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế nên năm nay tuyển sinh đào tạo chỉ đạt 80% kế hoạch đầu năm.

Đồng thời, cần ưu tiên ngân sách để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ cho 70 trường chất lượng cao, 150 nghề trọng điểm; 20 nghề, kỹ năng tương lai theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lệ Thu/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

Các huyện miền núi Thanh Hoá tập trung đầu tư cho giáo dục mũi nhọn

10:59 , 15/04/2024

Những năm gần đây, bên cạnh chất lượng giáo dục toàn diện, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã bắt đầu quan tâm hơn, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục với miền xuôi, góp phần giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn của toàn tỉnh.

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" về xu hướng ngành nghề

18:11 , 14/04/2024

Sáng 14/4, Hội thảo "Hiểu đúng - Quyết định đúng" do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hóa tổ chức đã thu hút hơn 600 phụ huynh, học sinh tham gia.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả

10:57 , 14/04/2024

Thời gian qua, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện bậc Mầm non

09:47 , 14/04/2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Bé yêu Tiếng Việt” cấp huyện, bậc Mầm non, năm học 2023 -2024, với sự tham gia của 24 đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông"

20:12 , 13/04/2024

Chiều ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông theo hình thức trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa và trực tuyến tại 139 điểm cầu ở các trường Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

09:58 , 13/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với một số nội dung chính như sau:

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách lưu động tại huyện Quảng Xương

23:05 , 12/04/2024

Với chủ đề "Sách quý tặng bạn", sáng ngày 12/4, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Thư viện huyện Quảng Xương tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Tiểu học Tân Phong II.

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” triển khai tại huyện Hoằng Hóa

10:05 , 12/04/2024

Ngày 11/4, Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức Ngày hội tặng sách và lan tỏa tình yêu với sách đến học sinh Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

Giảm giá các bộ sách giáo khoa

08:30 , 12/04/2024

Tại thời điểm này, một số nhà xuất bản đã thông báo về việc giảm giá sách giáo khoa trong năm học 2024-2025. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc Nhà nước định giá sách giáo khoa là hợp lý.

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia - những thuận lợi và khó khăn

23:40 , 11/04/2024

Từ khi thực hiện chương trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, không ít trường THPT trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn.