Cấm xe máy vào nội đô - Lời giải bất khả thi cho một bài toán khó?
Cấm xe máy vào nội đô từ 2025 là "bài toán khó" khi mạng lưới giao thông công cộng chưa thuận tiện, người dân vẫn còn quá phụ thuộc vào xe máy. Nếu không quyết tâm việc này sẽ chỉ là "hô khẩu hiệu".
UBND TP Hà Nội vừa gửi tới HĐND cùng cấp tờ trình về Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, những năm tới thành phố tiếp tục nghiên cứu để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận.
Việc hạn chế hoạt động xe máy là một trong những nội dung của Nghị quyết 04 đã được HĐND TP thông qua năm 2017. Sau khi Nghị quyết này được thông qua, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, sau năm 2025 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5. Dự kiến sau năm 2030, Hà Nội dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng, và bên trong vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.
Cấm xe máy sau năm 2025 liệu có gấp gáp?
Trao đổi với PV Dân trí, Tiến sĩ Phan Lê Bình (chuyên gia giao thông) cho rằng, việc cấm xe máy vào nội đô sau năm 2025 nhằm giảm phương tiện cá nhân đã được Hà Nội dự kiến từ nhiều năm. Tuy nhiên, để triển khai, chính quyền thủ đô sẽ phải đối mặt với hàng loạt "bài toán khó".
Trước hết, hiện nay Hà Nội chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân bằng các loại phương tiện công cộng. Ông Bình cho rằng, sau năm 2025, nếu thành phố chỉ dựa vào 2 tuyến đường sắt đô thị để lên phương án cấm xe máy thì chưa thuyết phục.
Cụ thể, các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, hay metro Nhổn - ga Hà Nội (nếu đi vào hoạt động) cũng chỉ đáp ứng được từ 10 - 14% nhu cầu đi lại của toàn thành phố. Trong khi xe máy hiện đang đảm nhận trên 70% nhu cầu đi lại của người dân, số ít còn lại dành cho xe buýt và ô tô con.
Hiện 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Metro Nhổn - ga Hà Nội có hướng di chuyển ở phía Tây và Tây Nam của thành phố, trong khi nhu cầu đi lại của người dân không chỉ bó hẹp bởi 2 hướng này.
Ông Bình nhận định, Hà Nội có hệ thống xe buýt khá phát triển, mạng lưới xe buýt tương đối phủ dày, khoảng 10 - 15 phút/chuyến. Tuy nhiên, nếu yêu cầu toàn bộ người dân dừng hẳn xe máy để chuyển sang đi xe buýt, mà tại các điểm không có tàu điện, thì chắc chắn hệ thống xe buýt sẽ bị "quá tải". Từ đó, người dân sẽ chọn đi xe ô tô cá nhân thay vì cân nhắc chọn đi các loại phương tiện công cộng khác.
Tình hình ùn tắc giao thông của Hà Nội cũng có một phần đến từ quá trình "ô tô hóa", khi người dân chuyển từ việc đi xe máy sang dùng ô tô quá nhanh. Ông Bình đưa ví dụ, trong một số trường hợp đường nội thành bị ùn tắc, số lượng ô tô đã chiếm phần lớn diện tích mặt đường, nếu chúng ta cấm hẳn xe máy thì rất dễ dẫn đến việc tăng đột biến số lượng ô tô, và sẽ không giải quyết được câu chuyện giảm ùn tắc.
Phương án được chuyên gia đề xuất đó là, trong thời gian tới Hà Nội cần nâng cao chất lượng các loại phương tiện giao thông công cộng. Trong đó, cần triển khai thêm các tuyến xe buýt có làn đi riêng, và đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng tuyến đường sắt Tây Hồ Tây - Trần Hưng Đạo, để xây dựng mạng lưới giao thông công cộng phát triển, phục vụ nhu cầu đi lại cao của người dân. Khi đó, người dân sẽ thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bỏ dần phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông.
Ông Bình cho rằng, hiện nay lực cản lớn nhất trong việc cấm xe máy sau năm 2025 đó là việc người dân phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện cá nhân, khi người dân không thích phải đi bộ đến các điểm chờ giao thông công cộng. Chính vì vậy, lộ trình tới cuối năm 2025 cấm xe máy sẽ là quá gấp gáp, khó thực hiện.
Cấm xe máy là xu hướng của thành phố văn minh
Cùng nêu quan điểm về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, đánh giá việc cấm xe máy vào nội đô là xu hướng của xã hội văn minh, thành phố văn minh. Tuy nhiên, thành phố và người dân phải quyết tâm rất cao cùng các điều kiện kèm theo, nếu không phương án này sẽ chỉ dừng lại ở việc "hô khẩu hiệu".
"Những năm tới, Hà Nội cần dồn tiền đầu tư các tuyến metro, xe buýt để đến năm 2025 có thể từng bước cấm xe máy, vì hiện Hà Nội đang trong tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, mà một trong những lý do ùn tắc là do sức ép của các phương tiện xe máy", ông Liên nêu quan điểm.
Tuy nhiên, sau khi cấm xe máy, người dân thành phố sẽ đi lại bằng gì? "Đây là câu hỏi mà tôi đã đặt ra trong một hội thảo cách đây 4 năm, tại Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Đầu tiên, người dân phải được đảm bảo việc đi lại bằng các loại phương tiện giao thông công cộng, bao gồm cả việc đi trên cao, dưới đất... vì lúc này trên mặt đất đã rất chật chội. Việc đi lại dưới lòng đất bằng tàu điện ngầm, đó là phương án mà ở đô thị các nước phát triển họ đã làm và thành công", ông Liên chia sẻ.
Ông Liên lấy ví dụ, như Singapore, họ có một hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, mạng lưới xe buýt phủ dày với tần suất 2 phút/chuyến. Việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở các thành phố lớn, một phần cũng tạo ra nếp sinh hoạt cho người dân bằng việc đi bộ. Khảo sát như bên Nhật, vào các giờ cao điểm, người dân đi bộ rất đông, nhưng giao thông trên mặt đường lại không hề bị ùn ứ, bởi chỉ một lúc sau là họ lại di chuyển để đi tàu điện ngầm.
Chuyên gia cho rằng, trước hết để cấm dần xe máy, thành phố cần phải giải phóng được mặt bằng, di dời dân cư ra khỏi nội thành, xây dựng các kế hoạch giãn dân. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch phải đi trước một bước. Đơn cử như tại các con phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, trước đó được quy hoạch rất tốt, tại đây hầu như ít xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Để giải quyết các vấn đề trên, thành phố cũng cần có một nguồn kinh phí lớn để nâng cấp hệ thống giao thông công cộng. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh này, nguồn kinh phí để phục vụ công tác chống dịch cũng đã tiêu tốn một khoản không hề nhỏ. Chính vì vậy, phương án cấm xe máy sau năm 2025 sẽ là khó thực hiện.
Theo ông Liên, một vấn đề quan trọng khác đó là chính quyền cần tích cực trong việc tuyên truyền, cho người dân quen dần trong việc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, giúp người dân tạo thói quen đi bộ đến các điểm dừng đón xe buýt, tàu điện. Khi người dân được đáp ứng nhu cầu đi lại bằng các phương tiện đó thì phương án cấm xe máy vào nội thành mới khả thi.
Trần Thanh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bão số 2 trên biển Đông giật cấp 11, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới sau 24 giờ hình thành đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trên Biển Đông trong mùa mưa bão năm 2025.

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn, đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cơ bản kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, và bổ sung quy định về thời hạn đóng chậm nhất.

Phân quyền trong lĩnh vực môi trường cho địa phương
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Nghị định 136 trong đó nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường được phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đa dạng nguồn cung sách giáo khoa năm học mới, giá giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay, nguồn cung sách giáo khoa đầy đủ, giá cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Hoá đơn tiền điện tăng cao trong cao điểm nắng nóng
Những ngày đầu tháng 7, nhiều hộ gia đình không khỏi bất ngờ vì hoá đơn tiền điện tháng 6 cao hơn nhiều so với những tháng trước đó. Tiền điện tăng đã phần nào tác động đến cân đối chi tiêu, dẫn đến tâm lý băn khoăn của nhiều hộ dân.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Giọt hồng xứ Thanh". Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Hạ tầng công nghệ thông tin - Xương sống vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp
Tại Thanh Hoá, để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức bộ máy chính quyền hai cấp, các sở ngành, địa phương đã khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tạo nền tảng quan trọng để bộ máy chính quyền hai cấp hoạt động ổn định, thông suốt, không bị gián đoạn ngay từ ngày 1/7/2025.

Thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm thủy 1
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 với lưu lượng 1300 m3/s. Mực nước dâng hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 mùa mưa hiện nay đang là: 25.5m/25.5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tăng lưu lượng xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25.5m.

Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hành chính trong triển khai chính quyền địa phương 2 cấp
Từ ngày 1/7, cùng với các địa phương trên cả nước, 166 đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn tỉnh chính thức đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về những thay đổi của mô hình này, từ nay đến ngày 15/7, lực lượng Công an tổ chức các tổ công tác nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính có liên quan.

Cách kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID
Từ 1/7, cả nước sẽ chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, thông tin cá nhân của người dùng trên ứng dụng VNeID đã được cập nhật lại, thay đổi thông tin về quê quán cũng như địa chỉ thường trú. Để kiểm tra thông tin về địa chỉ cư trú, quê quán mới được cập nhật trên ứng dụng VNeID, người dân có thể thực hiện theo các bước sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.