ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những bộ xương 8.000 năm tuổi tiết lộ về tổ tiên của người Đông Nam Á hiện đại

Các nhà khoa học đã không đồng tình về nguồn gốc thực sự của quần thể Đông Nam Á hiện đại trong hơn một thế kỷ. Và với nghiên cứu mới đột phá, sử dụng DNA từ bộ xương 8.000 năm tuổi cuối cùng có thể chấm dứt cuộc tranh luận này.

11/07/2018 16:26

Theo nghiên cứu mới, sự đa dạng di truyền của Đông Nam Á có thể được tìm thấy từ hàng ngàn năm với sự xen kẽ của những người săn bắn Hòabìnhian gốc và những người di cư từ ba nền văn hóa riêng biệt.

Chia sẻ trên science alert, nhà nghiên cứu di truyền học cổ đại Fernando Racimo từ Đại học Copenhagen ở Đan Mạch cho biết "Nghiên cứu của chúng tôi kéo dài từ Hòabìnhian đến thời kỳ đồ sắt và phát hiện rằng dân số Đông Nam Á ngày nay có nguồn gốc từ ít nhất bốn quần thể cổ đại".

Trước đây người ta cho rằng những người hái lượm Hòabìnhian, một nhóm người bản xứ cư trú Đông Nam Á bắt đầu khoảng 44.000 năm trước, đã không hòa nhập với những nông dân đầu tiên ở Đông Á. Thay vào đó, họ đã phát triển truyền thống nông nghiệp của riêng mình.

Lý thuyết hàng đầu thứ hai, 'mô hình hai lớp', đề xuất những nông dân trồng lúa đã được di cư từ nơi gọi là Trung Quốc ngày nay và thay thế cho nhóm bản địa.

Nhưng theo nghiên cứu mới, sự thật phức tạp hơn nhiều.

"Các bằng chứng được mô tả ở đây ủng hộ mô hình phức tạp bao gồm một quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, trong đó người gốc Hòabìnhia gắn liền với nhiều đợt di cư người Đông Á đi kèm với các diễn giả ngôn ngữ Austroasiatic, Kradai và Austronesian".

Các nhà nghiên cứu đã thu thập DNA từ tổng cộng 26 cá thể cổ đại và so sánh chúng với các nhóm sống ở Đông Nam Á hiện nay.

Trước đây, các nhà khoa học chỉ có thể tự sắp xếp thành công bộ gen từ các mẫu 4.000 tuổi ở khu vực này; do nhiệt độ và độ ẩm của Đông Nam Á là một thách thức khó khăn cho việc bảo tồn DNA.

Lần này, để điều tra, các nhà nghiên cứu đã trích xuất DNA từ xương người cổ có nguồn gốc từ Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Lào và Nhật Bản - và có niên đại 8.000 năm.

Lần đầu tiên, phân tích cho thấy mối liên hệ giữa những người săn bắn Hòabìnhian và người Jomon, từ Nhật Bản.

Giáo sư Eske Willerslev, các trường Cao đẳng St John, Đại học Cambridge, và Đại học Copenhagen, người đứng đầu nghiên cứu cho biết “Chúng tôi có nỗ lực lớn vào việc lấy DNA cổ đại từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á để có thể làm sáng tỏ về di truyền học con người phong phú của khu vực này”.

"Thực tế là chúng tôi có thể thu được 26 bộ gen người và làm sáng tỏ sự giàu có về di truyền đáng kinh ngạc của các nhóm trong khu vực này ngày nay."

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện mới này vẽ ra một lịch sử phức tạp hơn nhiều về dân số Đông Nam Á. Khu vực này là một trong những vùng di truyền đa dạng nhất trên thế giới, và bây giờ có thể được liên kết với ít nhất bốn quần thể cổ đại.

Hugh McColl, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm GeoGenetics, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết. "Bằng cách sắp xếp thứ tự 26 bộ gen người cổ đại - 25 từ Đông Nam Á, một người Nhật Jomon - chúng tôi đã chỉ ra rằng không có sự giải thích đơn giản nào phù hợp với sự phức tạp của lịch sử Đông Nam Á",

“Cả những người hái lượm Hòabìnhian và nông dân Đông Á đều đóng góp vào sự đa dạng Đông Nam Á hiện tại, với sự di cư xa hơn ảnh hưởng đến các hòn đảo ở Đông Nam Á và Việt Nam. Kết quả của chúng tôi giúp giải quyết một trong những tranh cãi lâu dài về thời tiền sử Đông Nam Á”.

Theo sciencealert, một nghiên cứu riêng do các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đứng đầu và xuất bản cùng với nghiên cứu khoa học này của Willerslev - cũng sử dụng các phân tích DNA để xác nhận xem có bao nhiêu đợt di cư lớn ảnh hưởng đến việc làm nên di truyền của người Đông Nam Á trong 50.000 năm qua.

Các kết quả này không chỉ giải quyết một số tranh cãi lâu đời nhất trong lịch sử Đông Nam Á, chúng cũng mở ra hướng phát triển mới về di truyền tiến hóa ở khu vực này của thế giới - một khu vực không lý tưởng để bảo tồn DNA , do tác hại của khí hậu nóng ẩm.

Đào Hiền/Dân trí 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

15:35 , 20/04/2024

Những năm qua, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực phát triển kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, góp phần giảm tải lên tuyến trên.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.