ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kích thước bộ não không quyết định trí thông minh, mà chính là lượng máu lưu thông lên não

Trí tuệ loài người tiến hóa ra sao? Các nhà nhân chủng học đã nghiên cứu trong nhiều thập kỷ để tìm câu trả lời thông qua các công cụ lao động tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, qua các bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta đã sử dụng lửa ra sao và cả những biến đổi về kích thước bộ não của các hộp sọ hóa thạch.

29/01/2020 17:07

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu tiến hóa thuộc Trường đại học Witwatersrand, Nam Phi, có một cách khác để đánh giá trí thông minh của người tiền sử, tổ tiên loài người ngày nay.

Khi nghiên cứu các hộp sọ hóa thạch, họ còn tìm hiểu xem bộ não của tông người cổ đại cần có bao nhiêu lưu lượng máu, bao nhiêu năng lượng để hoạt động, từ đó họ tính toán được người cổ đại đã suy nghĩ nhiều ít ra sao.

Kết quả cho thấy tốc độ lưu lượng máu lên não có thể là chỉ số chính xác hơn so với kích thước bộ não để đánh giá khả năng nhận thức.

Bộ não là một siêu máy tính

Các nhà nghiên cứu thường đánh giá rằng kích thước bộ não của người cổ đại càng lớn thì người đó càng thông minh.

Cách đánh giá này không phải là không có căn cứ. Đối với bộ linh trưởng, số lượng tế bào thần kinh trong não là yếu tố chính quyết định kích thước bộ não. Các nghiên cứu khác ở thú có vú cho thấy tốc độ trao đổi chất của bộ não, tức là bộ não cần bao nhiêu năng lượng để hoạt động, gần như tỉ lệ thuận với kích thước bộ não.

Quá trình xử lý thông tin trong não cần có sự tham gia của các tế bào thần kinh (nơ-ron) và sự kết nối giữa các tế bào đó (synapse hay thần kinh giao). Thần kinh giao là các điểm, nơi diễn ra quá trình xử lý thông tin, giống như các công tắc transitor của một chiếc máy tính.

Bộ não người chứa hơn 80 tỉ nơ-ron và gần 1 triệu tỉ thần kinh giao. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng bộ não sử dụng khoảng 20% năng lượng của một người đang ở trạng thái nghỉ ngơi.

Khoảng 70% năng lượng mà bộ não sử dụng là để cho các thần kinh giao sản xuất các hóa chất thần kinh để vận chuyển thông tin giữa các nơ-ron.

Để hiểu được bộ não của tổ tiên chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lượng, các nhà nghiên cứu tập trung vào tốc độ lưu lượng máu lên não. Vì máu cung cấp ô xy thiết yếu cho não nên lưu lượng máu có quan hệ mật thiết với việc các thần kinh giao sử dụng bao nhiêu năng lượng.

Bộ não người cần khoảng 10 ml máu mỗi giây. Khi một người chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức giấc, bắt đầu hoạt động, tập thể dục thể thao, hay giải những bài toán khó thì tốc độ luân chuyển máu có thay đổi một chút nhưng một chút này cũng cực kì quan trọng.

Như vậy, chúng ta có thể coi bộ não là một siêu máy tính sử dụng rất nhiều năng lượng. Công suất chiếc máy tính càng lớn thì nó càng cần nhiều năng lượng để hoạt động, và nó càng cần đến những sợi dây điện to hơn. Bộ não cũng tương tự như vậy: chức năng nhận thức càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng cao, lưu lượng máu càng lớn và càng cần có các động mạch lớn hơn để cung cấp được nhiều máu hơn.

Đo kích thước động mạch của các hộp sọ

Lưu lượng máu cần cho phần nhận thức của bộ não, tức là phần đại não, đi qua hai động mạch cảnh trong. Kích thước của hai động mạch này liên quan đến tốc độ lưu lượng máu đi qua.

Giống như một chiếc máy bơm có đường ống to hơn để cung cấp lưu lượng nước lớn hơn cho một tòa nhà lớn hơn, hệ thống tuần hoàn điều chỉnh kích thước các mạch máu để phù hợp với tốc độ lưu lượng máu đi qua mạch máu. Tốc độ lưu lượng lại liên quan đến lượng ô xy mà các bộ phận trong cơ thể cần.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu thiết lập mối quan hệ giữa tốc độ lưu lượng máu và kích thước mạch máu của 50 nghiên cứu có sử dụng chụp siêu âm và chụp cộng hưởng từ các loài thú có vú. Họ có thể biết được kích thước của các động mạch cảnh trong bằng cách đo kích thước các lỗ của đáy sọ.

 

Kích thước bộ não không quyết định trí thông minh, mà chính là lượng máu lưu thông lên não - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các hộp sọ giải mã trí thông minh (theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải: người vượn phương Nam, đười ươi, khỉ đột, tinh tinh)

Tiếp theo, họ đo các lỗ này ở hộp sọ của 96 con vượn họ người, bao gồm tinh tinh, đười ươi, khỉ đột và so sánh với hộp sọ của 11 con khác thuộc chi người vượn phương Nam sống cách đây khoảng 3 triệu năm.

Bộ não của tinh tinh và đười ươi có lưu lượng máu khoảng 350 ml, còn khỉ đột và người vượn phương Nam có lưu lượng lớn hơn một chút, khoảng 500 ml. Theo lẽ thường thì người vượn phương Nam ít nhất cũng phải thông minh như hai loài kia.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới này lại cho thấy bộ não của người vượn phương Nam chỉ có lưu lượng máu bằng 2/3 so với tinh tinh và đười ươi và ½ so với khỉ đột.

Từ trước đến nay, các nhà nhân chủng học thường xếp hạng trí thông minh của người vượn phương Nam ở giữa vượn và người, nhưng nghiên cứu mới này không đồng tình như vậy.

Ở người và nhiều loài linh trưởng còn sống khác, tốc độ lưu lượng máu trong động mạch cảnh tỉ lệ thuận trực tiếp với kích thước bộ não, tức là nếu kích thước bộ não lớn gấp đôi thì tốc độ lưu lượng máu cũng gấp đôi.

Đây là một bất ngờ, bởi vì tốc độ chuyển hóa của hầu hết các bộ phận có kích thước nhỏ lại tăng chậm hơn. Ở thú có vú, kích thước một bộ phận to gấp đôi thường cũng chỉ tăng tốc độ chuyển hóa lên khoảng 1,7 lần.

Điều đó cho thấy cường độ trao đổi chất của bộ não của loài linh trưởng (tức là năng lượng mà mỗi gam của bộ não tiêu thụ trong 1 giây) tăng nhanh hơn chúng ta vẫn nghĩ khi mà kích thước bộ não tăng lên. Đối với họ người, sự tăng trưởng này còn nhanh hơn ở các loài linh trưởng khác.

Từ vượn đất đến người có khoảng thời gian tiến hóa 4,4 triệu năm, bộ não to lên gấp gần 5 lần nhưng tốc độ lưu lượng máu tăng lên hơn 9 lần. Điều này cho thấy mỗi gam của bộ não đã sử dụng gần gấp đôi năng lượng, hiển nhiên là do hoạt động thần kinh giao lớn hơn và xử lý thông tin nhiều hơn.

 

Kích thước bộ não không quyết định trí thông minh, mà chính là lượng máu lưu thông lên não - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các động mạch đưa máu lên não qua các lỗ nhỏ của đáy sọ. Lỗ to hơn nghĩa là động mạch lớn hơn và não được cung cấp nhiều máu hơn.

Tốc độ lưu lượng máu lên não cũng đã tăng lên theo thời gian ở tất cả các loài linh trưởng, nhưng ở loài người thì tốc độ này tăng nhanh hơn nhiều. Sự tăng tốc này đi cùng với sự phát triển của các công cụ lao động, việc sử dụng lửa và tất nhiên là cả sự giao tiếp giữa các nhóm người với nhau.

Phạm Hường /Dân Trí

Theo The Conversation


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...