ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trực thăng made in Việt Nam

Trên cơ sở thành công về công nghệ máy bay không người lái, năm 2019, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái trực thăng lên thẳng động cơ xăng Dragonfly DF26.

26/01/2020 23:33

 

Trực thăng made in Việt Nam

Gọn nhẹ, bay được 3 tiếng

Phương tiện bay không người lái hay máy bay không người lái, viết tắt tiếng Anh là UAV (Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có người lái ở buồng lái, hoạt động tự lập và thường được điều khiển từ xa từ trung tâm hay máy điều khiển.

Máy bay không người lái được chế tạo rất đa dạng về kích thước và công suất, động cơ, công nghệ từ rất nhỏ, trung bình đến lớn, từ cánh bằng, lên thẳng, công nghệ xăng, điện hoặc xăng lai điện, tự động, bán tự động…

PGS.TS Hà Quý Quỳnh, Ban Ứng dụng Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vừa nghiên cứu chế tạo thành công máy bay quan sát không người lái Dragonfly DF26.

Đây là chiếc máy bay có hệ thống gọn nhẹ và chắc chắn phục vụ cho nhu cầu quan sát từ trên cao, ứng dụng cho lập bản đồ hiện trạng đất, đánh giá sản lượng nông sản, tài nguyên rừng…

Được thiết kế với các tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, DF26 có thời gian bay lâu (đến 180 phút) và được sản xuất tại Việt Nam nên toàn bộ hệ thống đáp ứng các điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới và dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản, sửa chữa…

Máy bay không người lái Dragonfly-DF26 dùng trong lĩnh vực quan sát, đo đạc với trọng lượng tối đa không quá 4 kg. Máy bay cũng được trang bị hệ thống chống rung lắc tọa độ sẽ được truyền về và lưu lại phục vụ cho việc làm bản đồ số theo thời gian thực và các ứng dụng của người dùng.

Điểm nổi bật của máy bay DF26 chính là khả năng hoạt động linh hoạt, lên xuống thẳng đứng nên không cần diện tích bãi đáp, có thể cất hạ cánh trên tàu thủy. Gọn nhẹ nhưng có khả năng mang tải có ích đủ cho một số máy đo chuyên dụng trong các ứng dụng cần thiết.

Thời gian bay đủ lâu để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp về thám không. Bán kính hoạt động đủ rộng (đến 50km) để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp (kể cả an ninh quốc phòng).

Tính năng tự động điều khiển cũng như bảo mật thông tin hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao. Khả năng tích hợp các thiết bị chuyên dụng cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được làm chủ và tiếp tục mở rộng.

Công nghệ của Việt Nam

PGS.TS Hà Quý Quỳnh cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu, nắm vững công nghệ lõi, Viện Hàn lâm KH&CN có thể chủ động tất cả các công đoạn để tạo nên sản phẩm DF26, phát triển nâng cấp cũng như đảm bảo vận hành bảo dưỡng.

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam sau nhiều năm theo đuổi công nghệ, xây dựng cơ sở nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái đã hoàn toàn chủ động tất cả các khâu chế tạo máy bay không người lái cánh bằng “Pelican VB-01”; Máy bay cánh bằng loại nhẹ “ORTUS” trước đây và máy bay trực thăng không người lái “DF-26” hiện nay.

Phòng thí nghiệm máy bay không người lái của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có trang bị hệ thống mô phỏng thực tại ảo phục vụ cho nghiên cứu hệ thống lái tự động Autopilot; Hệ thống kết nối và thử nghiệm thiết bị tải có ích và phục vụ đào tạo nhân lực sử dụng thiết bị cho khách hàng. Ứng dụng của máy bay không người lái, đặc biệt là trực thăng không người lái là rất lớn.

Bản trực thăng không người lái DF26 là sản phẩm thương mại (không phải dạng mẫu nghiên cứu). Với mức độ làm chủ công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chào ra các bản tùy biến (optional) của DF26 phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị sử dụng.

Ngoài ra còn có những chào hàng thiết bị chuyên dụng là tải có ích trên DF26 như: Phổ kế; đo xa laser, máy đo cường độ từ trường, Hệ thống quan sát ngày, đêm; Video bắt bám mục tiêu và tọa độ thời gian thực… Đây là nền tảng để các nhà khoa học tiếp tục sản xuất các loại máy bay nhỏ khác nhau trong thời gian tới.

Từ lần thử nghiệm đầu tiên

Từ 2010, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái. Đến nay đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều mẫu máy bay không người lái như: Pelican VB-01 (2013); ORTUS (2016).

Tiếp nối thành công công nghệ máy bay không người lái, năm 2019 Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học chế tạo thành công máy bay không người lái lên thẳng, động cơ xăng.

Máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly DF26 là hệ thống máy bay quan sát không người lái gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt và kéo dài trên không phục vụ cho nhu cầu quan sát, giám sát từ trên cao, lập bản đồ không ảnh, bản đồ và video hiện trạng đất, rừng nguồn nước; đánh giá sản lượng nông sản, tài nguyên rừng và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.

Vào năm 2013, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao viễn thông - tin học (HTI) thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái.

Đây là kết quả đề tài Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học của tập thể các nhà khoa học do TS Phạm Ngọc Lãng làm chủ nhiệm.

Sản phẩm của đề tài đã tạo ra được 5 loại mẫu máy bay không người lái có các thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau được kí hiệu là: AV.UAV.MS1, AV.UAV.S1, AV.UAV.S2, AV.UAV.S3 và AV.UAV.S4.

Loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3.000 m, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm. Các loại máy bay này đều được thiết kế và chế tạo ở trong nước, chế độ bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số.

Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp cả ban ngày và ban đêm đồng thời có các trang thiết bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Tầm bay của máy bay có thể mở rộng xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm điều khiển chuyển tiếp mặt đất.

TS Phạm Ngọc Lãng làm chủ nhiệm đề tài cho biết, khi đó, Viện đã tổ chức bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay trong số 5 mẫu đã được chế tạo tại sân bay Hòa Lạc. Chương trình bay thử nghiệm và kết quả bay thử nghiệm đã thành công tốt đẹp.

Bằng trí tuệ, tinh thần lao động kiên trì, sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam đã thiết kế và chế tạo ra được những chiếc máy bay không người lái đầu tiên. Từ kết quả ban đầu này, nhóm đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để thiết kế và chế tạo các thế hệ máy bay không người lái mới có các tính năng tốt hơn, có tầm bay lớn hơn và trần bay cao hơn.

Các sản phẩm máy bay không người lái sẽ được sử dụng vào các mục đích giám sát tài nguyên môi trường ở những vùng lãnh thổ khó tiếp cận trực tiếp; phục vụ việc quan sát, liên lạc và cứu hộ bờ biển, cho nghiên cứu thăm dò tài nguyên, kiểm soát cháy rừng, theo dõi tình trạng hệ thống tải điện quốc gia, theo dõi tình trạng giao thông...

Đến nay, công nghệ thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thành công các thiết bị bay không người lái của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã phát triển tiệm cận với công nghệ hiện đại trên thế giới. Việc làm chủ công nghệ từ những đề tài nghiên cứu này đặt nền tảng vững chắc để các nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm thiết bị bay có kích thước lớn hơn nữa trong tương lai.

Ứng dụng của máy bay không người lái, đặc biệt là trực thăng không người lái là rất lớn. Tùy theo tính năng, thiết bị tải có ích, trực thăng DF26 có thể ứng dụng trong: Nghiên cứu khoa học, quan trắc và giám sát; vận tải nhỏ và nhiều ứng dụng chuyên biệt của an ninh quốc phòng.

Mai Chi/Báo Giáo dục&Thời đại

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

09:04 , 10/04/2024

Vi An là đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam, do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel phát triển và vừa được giới thiệu tại Hội nghị Di động thế giới 2024. Viettel cũng là đại diện Việt Nam duy nhất tại Hội nghị Di động thế giới 2024 ra mắt thế giới công nghệ AI Human.

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

20:20 , 09/04/2024

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, kinh tế, xã hội, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều mô hình hoạt động về chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

20:06 , 09/04/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam năm 2024”. Là phiên bản địa chỉ Internet thế hệ mới, IPv6 có không gian địa chỉ gần như vô hạn. Việc chuyển đổi sang sử dụng IPv6 là một yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo tài nguyên địa chỉ cho phát triển Internet.

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

20:01 , 09/04/2024

Sau thời gian đưa vào vận hành, hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn đã phát huy được hiệu quả rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng chính quyền số và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

09:30 , 08/04/2024

Vừa qua, sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền – ransomware vào hệ thống của 2 doanh nghiệp lớn là VNDIRECT và PVOIL cho thấy, nhiều hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang là đích nhắm đến của các nhóm hacker, đặc biệt là các nhóm tấn công ransomware. Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông vừa cho ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware.

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

09:25 , 08/04/2024

Garmin vừa công bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn: ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank để mang đến cho người dùng nhiều chọn lựa hơn khi thanh toán một chạm trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của hãng.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

08:22 , 08/04/2024

Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu năm 2024. Theo đó, Việt Nam có thương hiệu Viettel của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã vươn lên đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới.

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

18:05 , 07/04/2024

Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện đang tích cực đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất và tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh để phát triển thị trường.