ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

Chiều nay 11/1 Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố Việt Nam đã chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (hay Đề án số hóa truyền hình).

12/01/2021 10:36

Trước đó, theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 63 tỉnh thành trên cả nước đã chính thức tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất từ 0h ngày 28/12/2020.

 

Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Nguyễn Nguyễn

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng - đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Đề án cho biết trải qua 9 năm, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đề ra.

Bộ trưởng nhấn mạnh điểm đột phá lớn nhất của đề án là Việt Nam đã lựa chọn sử dụng công nghệ DVB-T2 (viết tắt của "Digital Video Broadcasting - Second Generation Terrestrial").

Đây là công nghệ thế hệ sau, cao cấp và ưu việt hơn công nghệ cũ DVB-T, với việc sử dụng kỹ thuật điều chế và mã hóa tín hiệu ưu việt hơn nên hiệu quả sử dụng tần số tăng gấp 1,5 lần và có khả năng chống nhiễu tốt hơn.

Thời điểm ấy, Việt Nam chỉ là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ này. Đến thời điểm hiện nay, DVB-T2 vẫn là công nghệ tiên tiến, và nhiều nước phát triển tại châu Âu vẫn đang chuyển đổi công nghệ từ DVB-T sang DVB-T2.

 

Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Kênh Analog thu được bằng ăng-ten thông thường.

Theo thống kê của Bộ TT&TT, tiến độ thực hiện Đề án của Việt Nam đứng thứ 5 trên 10 nước ASEAN, dù chúng ta là nước đông dân nhất, cũng như có địa hình đồi núi cản trở tiến độ thực hiện khi so sánh trong nhóm dẫn đầu.

Trên bản đồ thế giới, Việt Nam cũng tự hào khi đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Tại thời điểm bắt đầu năm 2011, 90% số hộ gia đình có máy thu hình tương đương với hơn 18 triệu chiếc, 90% trong số đó chưa xem được truyền hình số. Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua phương thức cáp IPTV, trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.

Ngoài ra, vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất cũng đã đạt 80% dân cư, so với 50% dân cư của năm 2011. Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số.

Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 1 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 1 kênh chương trình truyền hình, nay 1 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.

 

Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố hoàn thành Đề án số truyền hình. Ảnh: Nguyễn Nguyễn

Để đạt được những thành quả đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đã có cách làm rất riêng, với ưu tiên lấy lợi ích của người dân làm trung tâm.

Cụ thể, sau 3 năm chuẩn bị, vào năm 2015, Việt Nam đã tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất và triển khai Đề án số hóa truyền hình tại địa phương đầu tiên là Thành phố Đà Nẵng.

Sau đó, Việt Nam tiếp tục lộ trình số hóa truyền hình mặt đất gồm 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh, từ địa phương có thu nhập cao chuyển đổi trước đến các địa phương có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Lộ trình có sự tính toán và theo từng giai đoạn đã giúp người dân có đủ thời gian để cập nhật kiến thức về chuyển đổi số hóa truyền hình, nhằm phù hợp với sự phát triển theo công nghệ 4.0 hiện nay.

Nguyễn Nguyễn/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

09:04 , 10/04/2024

Vi An là đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam, do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel phát triển và vừa được giới thiệu tại Hội nghị Di động thế giới 2024. Viettel cũng là đại diện Việt Nam duy nhất tại Hội nghị Di động thế giới 2024 ra mắt thế giới công nghệ AI Human.

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

20:20 , 09/04/2024

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, kinh tế, xã hội, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều mô hình hoạt động về chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

20:06 , 09/04/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam năm 2024”. Là phiên bản địa chỉ Internet thế hệ mới, IPv6 có không gian địa chỉ gần như vô hạn. Việc chuyển đổi sang sử dụng IPv6 là một yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo tài nguyên địa chỉ cho phát triển Internet.

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

20:01 , 09/04/2024

Sau thời gian đưa vào vận hành, hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn đã phát huy được hiệu quả rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng chính quyền số và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

09:30 , 08/04/2024

Vừa qua, sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền – ransomware vào hệ thống của 2 doanh nghiệp lớn là VNDIRECT và PVOIL cho thấy, nhiều hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang là đích nhắm đến của các nhóm hacker, đặc biệt là các nhóm tấn công ransomware. Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông vừa cho ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware.

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

09:25 , 08/04/2024

Garmin vừa công bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn: ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank để mang đến cho người dùng nhiều chọn lựa hơn khi thanh toán một chạm trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của hãng.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

08:22 , 08/04/2024

Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu năm 2024. Theo đó, Việt Nam có thương hiệu Viettel của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã vươn lên đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới.

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

18:05 , 07/04/2024

Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện đang tích cực đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất và tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh để phát triển thị trường.