ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vận hành robot thông minh thay nhân viên y tế trong khu cách ly

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Phủ Lý, Hà Nam) vừa đưa vào ứng dụng Hệ thống robot y tế hiện đại (Vibot-2) để thay thế nhân viên y tế phục vụ trong các khu vực cách ly bệnh nhân COVID-19.

18/05/2021 07:03
Bệnh nhân có thể tương tác với bác sĩ, người nhà (ở ngoài khu cách ly) thông qua hệ thống đường truyền được gắn trên robot. Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Đây là sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) độc lập cấp Nhà nước do Bộ KH&CN đặt hàng Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng triển khai khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trước đó, tháng 4/2020, trong bối cảnh phòng chống COVID-19, được Bộ KH&CN tín nhiệm giao nhiệm vụ, Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã khẩn trương triển khai thực hiện đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao”, đặt tên là Vibot.

Giai đoạn 1, Hệ thống robot y tế vận chuyển Vibot-1 gồm trung tâm giám sát, điều khiển và 01 robot di chuyển theo đường dẫn có từ tính kiểu AGV (Automated Guided Vehicle), nhằm hỗ trợ hoặc thay thế một phần nhân viên y tế và tạp vụ trong một không gian hạn chế có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là khu vực cách ly.

Sau 2 tuần thực hiện, hệ thống Vibot-1 đã được chế tạo và lắp đặt và thử nghiệm tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội để phục vụ người nghi nhiễm COVID-19. Đến nay, hệ thống Vibot-1 vẫn đang “trực chiến” tại đây, sẵn sàng tham gia chống dịch khi cần.

Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 1, nhóm nghiên cứu của Học viện kỹ thuật quân sự đã khẩn trương triển khai các nội dung nghiên cứu giai đoạn 2 với mục tiêu làm chủ công nghệ và thực thi phát triển hệ thống robot di động tự chủ kiểu AMR (Autonomous Mobile Robot).

Hệ thống này hoạt động linh hoạt, thông minh trong không gian rộng và phức tạp hơn, nhiệm vụ đa dạng hơn... nhằm giải quyết triệt để hơn vấn đề nhân lực và an toàn lao động trong môi trường bệnh viện tương lai.

Hệ thống robot y tế vận chuyển giai đoạn 2 (Vibot-2) gồm trung tâm giám sát, điều khiển và 5 robot được thiết kế theo triết lý một nền tảng - đa mục đích (One Platform - Multi Purpose) cho phép robot thay thế con người vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm... từ ngoài khu vực cách ly vào trong khu vực cách ly, đến từng phòng để phục vụ người bệnh. Ở chiều ngược lại, robot vận chuyển rác thải, đồ dùng bẩn từ các buồng bệnh ra vị trí tập kết bên ngoài khu vực cách ly.

Ngoài chức năng vận chuyển, robot còn có đường truyền thông tin giao tiếp riêng với trung tâm giám sát, điều khiển. Với chức năng này, người bên ngoài khu vực cách ly (y, bác sỹ, người thân) có thể giao tiếp (thăm bệnh, tư vấn, động viên,…) từ xa với bệnh nhân bên trong khu vực cách ly bằng hình ảnh, âm thanh chất lượng cao.

Từ trung tâm có thể giám sát và điều khiển được cùng lúc nhiều robot như: Theo dõi trạng thái kỹ thuật, thiết lập chương trình đưa đồ ăn, thuốc, thu rác, điều khiển di chuyển từng robot. Chính vì thế, việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot để hoạt động theo nhóm có thể được thực hiện dễ dàng.

Vibot-2 được thiết kế, chế tạo với nhiều tính năng thông minh hơn như khả năng tự xây dựng đường đi theo bản đồ khu vực làm việc nạp trước hoặc tự xây dựng, di chuyển an toàn vào/ra khu vực được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ nào từ bên ngoài; khả năng phát hiện và dừng hoặc vòng tránh các loại vật cản cố định và di động để đến được các vị trí đã được xác định trước; khả năng phối hợp giữa các robot khi thực hiện cùng một nhiệm vụ trên cùng một sàn…

Vibot-2 mang đồ ăn cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Phủ Lý, Hà Nam). Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Theo Thiếu tướng, GS.TS.NGND Nguyễn Lạc Hồng, Phó Giám đốc Học viện kỹ thuật quân sự , từ cuối tháng 4/2021, hệ thống robot y tế vận chuyển Vibot-2 đã được lắp đặt, vận hành thử nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Giữa tháng 5/2021, nhóm nghiên cứu đã lắp đặt để sử dụng hệ thống Vibot-2 gồm 1 Trung tâm giám sát, điều khiển và 5 robot tại Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai (tại Phủ Lý, Hà Nam) để thay thế nhân viên y tế phục vụ trong các khu cách ly bệnh nhân COVID-19.

Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, các công nghệ đã được nghiên cứu, hoàn thiện giúp các Vibot vận động linh hoạt trong môi trường bệnh viện nói riêng cũng như trong các môi trường làm việc cùng con người nói chung. Do đó, có thể đầu tư nghiên cứu thêm để phát triển, mở rộng phạm vi ứng dụng của Vibot cho các nhiệm vụ khác như vận chuyển trong phân xưởng, nhà máy thông minh; giám sát, hỗ trợ thông tin… tại sân bay, triển lãm… Trên nền tảng này, hoàn toàn có thể phát triển thành các robot quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo Bộ KH&CN, thời gian qua, Bộ KH&CN đã phê duyệt 10 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống đại dịch COVID-19. Kết quả nổi bật gồm: Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ kít phát hiện SARS-CoV-2; Sản phẩm vaccine phòng COVID-19 Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người; robot khử khuẩn buồng bệnh; phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo y tế…

Những kết quả trên cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn ngành KHCN trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời chứng minh KHCN Việt Nam đã từng bước đủ năng lực để giải quyết các "bài toán" của đất nước.

Theo Baochinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tấn công mạng gây sự cố vào các hệ thông thông tin Việt Nam giảm 53,2%

Tấn công mạng gây sự cố vào các hệ thông thông tin Việt Nam giảm 53,2%

11:21 , 11/09/2024

Tháng 8/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 349 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Lũy kế từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, có 4.029 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm tới 53,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, hợp tác xã, làng nghề trên cả nước

Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, hợp tác xã, làng nghề trên cả nước

11:02 , 09/09/2024

Ngày 8/9, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hội nghị Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, Hợp tác xã, làng nghề trên cả nước và tổng kết các kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ 844.

Hướng dẫn xử lý hơn 4.000 sự cố tấn công mạng

Hướng dẫn xử lý hơn 4.000 sự cố tấn công mạng

08:20 , 09/09/2024

Hơn 4.000 là số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố đã được Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 8 tháng năm 2024.

Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

08:20 , 09/09/2024

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông

Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông

08:16 , 09/09/2024

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung về tăng cường công tác ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương.

Ứng dụng khoa học công nghệ  trong phát triển sản phẩm OCOP

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP

17:27 , 07/09/2024

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

17:10 , 07/09/2024

Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa

Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa

17:03 , 07/09/2024

Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.

Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn

Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn

16:45 , 07/09/2024

18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.

Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ

Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ

16:41 , 07/09/2024

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.