ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Bộ Thông tin &Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước thay thế Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

14/09/2021 11:36

 

Người dùng chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước - Ảnh minh họa
Người dùng chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước - Ảnh minh họa

Bộ TT&TT cho biết, ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Với sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; môi trường pháp lý cần tiếp tục được hoàn thiện để tháo gỡ các điểm nghẽn cho phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số trong giai đoạn mới.

Trong thực tế, việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Nếu việc này chậm khắc phục, Việt Nam sẽ không theo kịp xu thế phát triển Chính phủ số của thế giới, thậm chí tụt hậu. Cụ thể, nhiều hệ thống, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước được triển khai, nhưng rời rạc, thiếu kết nối; sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, còn trùng lặp. Người dân, doanh nghiệp vẫn phải cung cấp lặp lại thông tin cho cơ quan Nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính. Cơ quan Nhà nước vẫn yêu cầu người dân cung cấp những giấy tờ do chính các cơ quan Nhà nước cấp trước đó…

Do vậy, môi trường pháp lý phải tạo điều kiện triển khai các định hướng lớn về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển chính phủ số, cụ thể như ưu tiên triển khai công nghệ điện toán đám mây; người dùng chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan Nhà nước; phát triển chính phủ mở; cải tiến, thiết kế lại quy trình làm việc của cơ quan Nhà nước trong chuyển đổi số…

Với các nội dung nêu trên, Bộ TT&TT đề xuất xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 64 và có tên gọi là Nghị định về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Công khai, minh bạch thông tin trên môi trường số, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Dự thảo nêu rõ các nguyên tắc triển khai chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, yêu cầu công khai, minh bạch thông tin trên môi trường số, bảo vệ dữ liệu cá nhân do cơ quan Nhà nước nắm giữ trên môi trường số, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm

Về điều kiện bảo đảm phát triển chính phủ số, dự thảo quy định về yêu cầu triển khai các nội dung mang tính nền tảng, tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển chính phủ số, bao gồm các nội dung chính sau: Xây dựng hạ tầng số, bao gồm xây dựng hạ tầng mạng, xây dựng nền tảng điện toán đám mây chính phủ, xây dựng hạ tầng internet vạn vật…

Kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong chính phủ số, gồm nguyên tắc kết nối, chia sẻ dữ liệu; mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo đảm kỹ thuật trong kết nối, chia sẻ dữ liệu; kết nối hạ tầng số của cơ quan Nhà nước; mở dữ liệu.

Xác thực người giao dịch trong chính phủ số: Hình thức xác thực người giao dịch trong chính phủ số; cung cấp dịch vụ xác thực người giao dịch trong chính phủ số; sử dụng dịch vụ xác thực người giao dịch trong chính phủ số.

Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của cơ quan Nhà nước; ưu đãi nhân lực CNTT trong cơ quan Nhà nước; biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT.

Đầu tư cho chính phủ số: Ưu tiên bố trí ngân sách cho chính phủ số; nội dung đầu tư cho chính phủ số; tiêu chí ưu tiên đầu tư dự án phát triển chính phủ số; khuyến khích các nguồn đầu tư cho chính phủ số; quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp, phần mềm, cơ sở dữ liệu.

Liên thông quy trình công việc giữa các cơ quan Nhà nước

Dự thảo quy định về trách nhiệm, yêu cầu triển khai các hoạt động của cơ quan Nhà nước trên môi trường số, bao gồm quy trình công việc (chuẩn hóa, cải tiến, thiết kế lại quy trình công việc của cơ quan Nhà nước, yêu cầu đồng bộ, kết nối, liên thông quy trình công việc giữa các cơ quan Nhà nước...); trao đổi văn bản điện tử, như tăng cường sử dụng văn bản điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử, hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số, lưu trữ văn bản điện tử.

Quản lý, điều hành, làm việc trên môi trường số, gồm: Chỉ đạo, điều hành trên môi trường số; thực hiện báo cáo trên môi trường số; giám sát, kiểm tra, thanh tra trên môi trường số; làm việc từ xa…

Theo Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

Vi An - Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam

09:04 , 10/04/2024

Vi An là đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam, do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel phát triển và vừa được giới thiệu tại Hội nghị Di động thế giới 2024. Viettel cũng là đại diện Việt Nam duy nhất tại Hội nghị Di động thế giới 2024 ra mắt thế giới công nghệ AI Human.

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

Huyện Hà Trung ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế, xã hội

20:20 , 09/04/2024

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, kinh tế, xã hội, huyện Hà Trung đã triển khai nhiều mô hình hoạt động về chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

Đưa Việt Nam vào top 8 toàn cầu về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

20:06 , 09/04/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi IPv6 Việt Nam năm 2024”. Là phiên bản địa chỉ Internet thế hệ mới, IPv6 có không gian địa chỉ gần như vô hạn. Việc chuyển đổi sang sử dụng IPv6 là một yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo tài nguyên địa chỉ cho phát triển Internet.

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

Hiệu quả của hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn

20:01 , 09/04/2024

Sau thời gian đưa vào vận hành, hệ thống phòng họp trực tuyến tại huyện Triệu Sơn đã phát huy được hiệu quả rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng chính quyền số và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

Ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware

09:30 , 08/04/2024

Vừa qua, sự cố tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền – ransomware vào hệ thống của 2 doanh nghiệp lớn là VNDIRECT và PVOIL cho thấy, nhiều hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang là đích nhắm đến của các nhóm hacker, đặc biệt là các nhóm tấn công ransomware. Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông vừa cho ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware.

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam

09:25 , 08/04/2024

Garmin vừa công bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn: ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank để mang đến cho người dùng nhiều chọn lựa hơn khi thanh toán một chạm trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của hãng.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu lĩnh vực viễn thông

08:22 , 08/04/2024

Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu năm 2024. Theo đó, Việt Nam có thương hiệu Viettel của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã vươn lên đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới.

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp Thanh Hoá áp dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

18:05 , 07/04/2024

Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện đang tích cực đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất và tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh để phát triển thị trường.