ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học

Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu càng cho thấy nghiên cứu khoa học quan trọng đến nhường nào.

20/09/2021 07:06

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu vắc xin ngay sau khi bộ gene của virus SARS-CoV-2 được giải trình tự. Các tạp chí công bố phân tích dữ liệu với tốc độ ấn tượng. Các bác sĩ lâm sàng của bệnh viện tích cực hợp tác với các viện nghiên cứu và các công ty để tăng tốc độ phát triển thuốc. Cỗ máy khoa học cài thêm một số nữa.

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
 

Một nghiên cứu mới mở rộng của UNESCO - cơ quan khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên Hợp Quốc – cho thấy, mức độ chi tiêu của các quốc gia cho hoạt động thực hành khoa học tăng cao trên toàn thế giới từ trước khi đại dịch nổ ra. Báo cáo được xuất bản 5 năm một lần này tổng hợp dữ liệu từ 193 quốc gia, được đánh giá như một phong vũ biểu cả về mức độ hỗ trợ cho nỗ lực khoa học và các lĩnh vực nghiên cứu chính. 

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018, chi tiêu cho nghiên cứu trên toàn thế giới tăng 19,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu (14,8%). Lượng đầu tư tăng thêm đó có nghĩa là tỷ trọng GDP chi cho nghiên cứu tăng trung bình từ 1,73% lên 1,79%.

Phần lớn sự tăng trưởng đến từ một quốc gia (xem biểu đồ 1). Nhằm giành được ưu thế khoa học trước Mỹ, Trung Quốc đã tăng chi tiêu từ 135 tỷ USD năm 2008 lên 439 tỷ USD vào năm 2018.

Khoảng 9/10 chi tiêu cho nghiên cứu, sản lượng và nhân sự đến từ các nước G20; 4/5 tổng số các nước chi chưa đầy 1% GDP cho nghiên cứu. Ở mức 4,9%, Israel đầu tư nhiều nhất vào nghiên cứu và phát triển tính theo tỷ trọng GDP của bất kỳ quốc gia nào.

Báo cáo cũng tính đến các báo cáo khoa học, tăng 21% trên toàn cầu từ năm 2015 đến năm 2019.

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
  Chi tiêu của Mỹ, EU và Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển, đơn vị: tỷ USD

Có thể do văn hóa “xuất bản hoặc tàn lụi” tại các trường đại học, Liên minh châu Âu (28,6%), Trung Quốc (24,5%) và Mỹ (20,5%) đảm đương phần lớn công việc này. Dẫu vậy, các nước đang phát triển cũng tăng sản lượng lên 71%.

Phần lớn sự tăng trưởng tập trung trong một danh mục rộng lớn - trí tuệ nhân tạo và người máy - với 147.806 ấn phẩm vào năm 2019, tăng từ con số 109.521 năm 2011. Những công nghệ như vậy ngày càng được sử dụng nhiều ở các nước phát triển và được coi là liều thuốc giải cho tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa.

Đặc biệt, Nhật Bản còn coi robot là trung tâm trong tương lai, sử dụng máy bay không người lái để giao hàng, dùng "robot nông nghiệp" để làm việc trên cánh đồng và máy hình người để hỗ trợ trong các trại dưỡng lão.Trong thế giới đang phát triển, một bối cảnh nghiên cứu rất khác đã xuất hiện, chịu sự chi phối của mối đe dọa biến đổi khí hậu.

Trong nỗ lực ngăn chặn các thảm họa môi trường, các nước nghèo tập trung nhiều hơn vào tính bền vững. Những nước như Guyana và Senegal đã bắt đầu đầu tư vào một số nguồn năng lượng tái tạo bằng các nguồn thu từ khai thác nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, họ chủ yếu dựa vào công nghệ và chuyên môn của nước ngoài.

Sự hợp tác khoa học quốc tế thể hiện rõ ràng nhất ở các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu. Phát triển nhanh nhất trong số 56 chủ đề nghiên cứu được UNESCO xác định trong báo cáo là về loại bỏ các mảnh vụn nhựa trôi nổi trên đại dương. Trong năm 2011, chỉ có 46 đề tài xem xét vấn đề này và năm 2019, con số đã lên đến 853.

Cây trồng thích ứng với khí hậu là chủ đề phát triển nhanh thứ hai, được thúc đẩy bởi nghiên cứu ở các nước có thu nhập thấp. Vào năm 2011, chỉ có 4,5% nghiên cứu về chủ đề này nhưng vào năm 2019, tỷ lệ đã tăng lên 11,4%. 

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tính theo phần trăm GDP ở các nước và vùng được lựa chọn.

 Theo Tạp chí Economist, báo cáo của Liên Hợp Quốc là một tín hiệu cho thấy, nghiên cứu có thể không còn được coi là một ưu tiên lớn trong ngân sách của các quốc gia. Các tác giả kêu gọi các chính phủ đầu tư nhiều hơn và chiến lược hơn vào nghiên cứu, bằng cách khuyến khích sự đổi mới trong khu vực tư nhân. Theo họ, đầu tư và tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đang tăng lên nhưng “khoa học bền vững vẫn chưa phải là chủ đạo trong xuất bản học thuật”.

Đại dịch Covid-19 chứng tỏ thế giới hoàn toàn có thể đạt được những bước nhảy vọt khi cộng đồng khoa học tập trung sự chú ý vào một vấn đề. Không nên tiêu tán năng lượng có được từ đại dịch, và cần đặt một trọng tâm tương tự vào mục tiêu giải quyết biến đổi khí hậu. 

Báo cáo Khoa học năm 2021 của UNESCO có tựa đề “Chạy đua với thời gian để phát triển thông minh hơn”, thể hiện kinh nghiệm của các nước về chuyển đổi kỹ thuật số kép và chuyển đổi thân thiện môi trường để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo dài 762 trang, được thực hiện trong thời gian hơn 18 tháng bởi 70 tác giả từ 52 quốc gia. Đây là tài liệu được xuất bản 5 năm một lần để xác định các xu hướng đương thời trong quản trị khoa học.

Các tác giả nhận thấy, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự theo đuổi phát triển khoa học, bởi muốn giải quyết được cuộc khủng hoảng y tế này cần phải có sự hỗ trợ và hợp tác khoa học giữa các cơ quan, ban ngành của chính phủ và các cộng đồng, đồng thời cần phải có các hệ thống khoa học mở, tính đến một tiến trình khoa học toàn diện, dân chủ và minh bạch hơn.

Thanh Hảo/Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

21:09 , 13/04/2024

Sau 4 năm thực hiện quyét định số 1221 của UBND tỉnh về “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, đến nay, toàn tỉnh có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình...