ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Những kỳ vọng khả quan

Trong đại dịch COVID-19, với nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá là "chìa khoá" để ngành tận dụng được những cơ hội mới sau đại dịch.

20/01/2022 16:28

 

Chuyển đổi số sẽ hạn chế cảnh người dân phải  "bám ruộng " mà vẫn kiểm soát được chất lượng, sản lượng của cây trồng, vật nuôi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Chuyển đổi số sẽ hạn chế cảnh người dân phải "bám ruộng" mà vẫn kiểm soát được chất lượng, sản lượng của cây trồng, vật nuôi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Dành 9 nền tảng số quốc gia phục vụ ngành nông nghiệp

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các địa phương đều nhắc đến chuyển đổi số như là một giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đó là một tín hiệu đáng mừng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số tạo ra 3 xu thế mới. Một là, bỏ qua trung gian. Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo nhanh, mạnh việc phát triển 2 sàn thương mại điện tử cho nông dân thành 2 sàn thương mại điện tử nông nghiệp lớn nhất hiện nay.

Năm 2021, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cũng đã hoàn thành mục tiêu tạo gian hàng số cho 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Không chỉ cung cấp nền tảng số, hướng dẫn cách lên sàn, Vietnam Post còn hỗ trợ các hộ gia đình đồng bộ các giải pháp từ tiếp thị, truyền thông, đóng gói, vận chuyển, thanh toán.

Chỉ tính riêng sàn Postmart.vn, khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ở các tỉnh phía nam, sàn đã hỗ trợ hơn 20.000 hộ sản xuất nông nghiệp đưa các loại trái cây đang vào vụ thu hoạch lên sàn như: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn xuồng Đồng Tháp, khoai lang tím Vĩnh Long, sầu riêng Đắk Lắk, na Chi Lăng – Lạng Sơn, bưởi Phúc Trạch,…

Thứ hai, chuyển đổi số sẽ tạo ra xu thế phi tập trung hóa, giúp nông dân tiếp cận thông tin, công nghệ như một doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu đến hộ nông dân, thậm chí đến từng cây, con. “Giải pháp là các doanh nghiệp cung cấp công nghệ, thông tin như một dịch vụ theo yêu cầu cho các hộ, với giá phù hợp mà các hộ có thể tiếp cận”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Thứ ba, chuyển đổi số sẽ tạo ra xu thế phi vật thể hóa. Theo đó, chuyển đổi số sẽ hình thành một phiên bản số của thế giới thực, tức là số hóa đất đai, môi trường, cây trồng, vật nuôi,… Sau đó, các hoạt động quy hoạch, mô phỏng, đánh giá, phân định sẽ được thực hiện trên thế giới ảo một cách nhanh nhất, tác động trở lại một cách thực chất, hiệu quả và tối ưu.

“Trong số 34 nền tảng số quốc gia vừa được Chính phủ giao phát triển trong năm 2022 để hoàn thiện hạ tầng xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thì có 9 nền tảng phục vụ cho ngành nông nghiệp. Ví dụ như nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản, nền tảng sàn thương mại điện tử nông nghiệp, nền tảng tốt ưu hóa chuỗi cung ứng. Nền tảng được hiểu là một phần mềm ứng dụng cho toàn quốc, cho các tỉnh, nhất là cho các xã và hộ nông dân”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

“Có một kinh nghiệm tốt ở các địa phương để làm tốt chuyển đổi số là phát triển tổ công nghệ cộng đồng ở cấp xã, thôn và lấy thanh niên làm nòng cốt”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Trọng tâm chuyển đổi số trong trồng trọt, chăn nuôi

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp. Nhưng muốn thực hiện chuyển đổi số thành công thì phải đồng bộ, tích hợp được dữ liệu, tạo sự liên thông, do vậy, đây không chỉ là nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT mà là của cả ngành nông nghiệp.

Năm 2022, Bộ NN&PTNT đã chọn 2 lĩnh vực đột phá là trồng trọt và chăn nuôi để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh việc hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số,... 

Trước mắt, ưu tiên xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng. Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online). Xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi. Xây dựng và phổ biến từ 2 đến 3 mô hình mẫu về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh có quy mô vùng, chuyên canh, sản xuất quy mô công nghiệp.

Tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triến các nền tảng số, hoạt động dữ liệu sổ, tạo ra các dịch vụ nội dung số về nông nghiệp và phát triển nông thôn  phục vụ xã hội, phát triển nền kinh tế số.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng chương trình khung đào tạo về công nghệ số, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

"Nhiệm vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột:  Bộ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Đỗ Hương/Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

15:35 , 20/04/2024

Những năm qua, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực phát triển kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, góp phần giảm tải lên tuyến trên.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.