ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chống tác hại rượu bia từ 'nâng cấp' Quỹ thuốc lá: Khó khả thi

Đề xuất lập Quỹ nâng cao sức khỏe trên cơ sở hợp nhất với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá được Bộ Y tế đưa ra tại dự luật Phòng chống tác hại rượu, bia được giới chuyên gia nhận xét "chưa hợp lý, khả thi". Bộ Y tế cũng đưa ra phương án không thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe: tuy nhiên các Doanh nghiệp sẽ vẫn phải đóng góp tương tự như phương án thành lập Quỹ, và nguồn quỹ sẽ do Chính phủ quy định nhiệm vụ, nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe.

16/05/2018 14:12
 

Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ buôn lậu thuốc lá (Ảnh minh họa)

Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ buôn lậu thuốc lá (Ảnh minh họa)

Nhiều dấu hỏi về lập Quỹ

Theo dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đang được Bộ Y tế lấy ý kiến, cơ quan này đề xuất lập Quỹ nâng cao sức khỏe trên cơ sở hợp nhất với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ý tưởng này khó khả thi khi ngay quỹ “gốc” là Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cũng chưa đạt kỳ vọng sau hơn 5 năm hoạt động.

Nguyên tắc và mục tiêu của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tập trung vào giảm lượng tiêu thụ thuốc lá, nhưng kết quả lại cho thấy tiêu thụ thuốc lá vẫn đang tăng lên, trong đó thuốc lá lậu là một trong những tác nhân “góp sức”.

Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, năm 2014 thuốc lá lậu chiếm 20% thị phần thuốc lá tại Việt Nam, gần 1 tỷ bao. Cũng trong năm này Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 nước khu vực châu Á. Ông Vũ Văn Cường – Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, tuy nhiên các hoạt động của Quỹ chống tác hại thuốc lá thì không có nội dung chống thuốc lá lậu.

Trong khi đó, tác hại của thuốc lá lậu gây ra cho sức khỏe người tiêu dùng rất rõ ràng. Thuốc lá lậu vừa trốn thuế vừa không phải in cảnh báo sức khỏe, không bị kiểm soát về hàm lượng Tar, Nicotine; không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Theo kết quả phân tích của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá vừa qua thì trong thuốc lá lậu còn chứa một số độc tố cấm sử dụng như thuốc diệt chuột; Hàm lượng Tar, Nicotine đều cao vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế Việt Nam.

“Thuốc lá lậu không được kiểm soát khiến Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá dù dành khoản chi lớn cho công tác tuyên truyền, phòng ngừa nhưng hiệu quả chưa cao so với nguồn lực quỹ”, ông Vũ Văn Cường – Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nhận xét. Vì thế ông cho rằng, khi Quỹ thuốc lá chưa làm “tròn vai”, việc phải gánh thêm vai trò nào cũng sẽ khó khả thi.

“Nâng cao sức khỏe bao hàm nội dung, ý nghĩa rộng và liên quan đến nhiều vấn đề khác chứ không riêng thuốc lá và rượu bia. Để nâng cao sức khoẻ người dân phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học sâu rộng, cần nhiều nguồn lực xã hội cùng chung tay chứ không chỉ dùng nguồn thu từ ngành sản xuất thuốc lá, bia rượu”, ông Cường nhấn mạnh.

Trên thế giới trong số ít quốc gia có luật về kiểm soát đồ uống có cồn, không phải nước nào cũng chọn việc lập Quỹ nâng cao sức khỏe để giảm tác hại bia, rượu tới sức khỏe. Đơn cử tại Thái Lan, sau một thời gian được lập Quỹ nâng cao sức khỏe đã phải điều chỉnh hoạt động do vướng phải những thách thức trong đảm bảo tính hiệu quả của quỹ.

Làm gì để chống tác hại từ lạm dụng rượu, bia?

Từ thực tế phòng chống tác hại thuốc lá chưa hiệu quả cho thấy, cần tìm phương thức hiệu quả để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, song song với đó là thắt chặt quản lý, kiểm soát và triệt hạ tệ nạn sản xuất, kinh doanh các loại rượu lậu, rượu giả tự nấu.

Theo Báo cáo khảo sát của Euromonitor năm 2015 ước lượng khoảng 28% đồ uống có cồn ở Việt Nam là sản xuất trái phép, không đóng thuế và không được kiểm soát chặt chẽ, trong đó chiếm 97% sản lượng và giá trị của đồ uống có cồn trái phép là rượu gạo, rượu lậu.

Rượu tự nấu, rượu lậu chất lượng kém, không được kiểm soát về an toàn thực phẩm, cùng với thói quen mua bán, tiêu dùng dễ dãi là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rượu ở nhiều vùng trên cả nước. sự buông lỏng quản lý mặt hàng này còn dẫn đến thất thu lớn cho ngân sách, mỗi năm lên đến 2.000 tỷ đồng.

Với điều kiện Việt Nam thay vì ban hành thêm Quỹ gây tốn nguồn lực, chưa rõ tính hiệu quả thì cần tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật tới các nhà sản xuất và truyền thông nâng cao nhận thức hành vi sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm, có văn hóa; không lạm dụng đồ uống có cồn đến người dân. Thay vì doanh nghiệp phải nộp 0,5-2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt vào Quỹ/ hoặc các hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe do Chính phủ quy đinh, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì khoản kinh phí hiện đang chi cho các chiến dịch truyền thông về uống có trách nhiệm với hiệu quả cao trong việc phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn, do các hoạt động marketing, quảng bá với người tiêu dùng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp này.

Một số chương trình như vậy đã được tiến hành liên tục trong nhiều năm và có ảnh hưởng khá rộng rãi trong công chúng. Chẳng hạn như cuộc thi online “Uống có trách nhiệm”, hay chương trình truyền thông “Đã uống rượu bia thì không lái xe” mà nhãn hàng Heineken đã phối hợp với Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia thực hiện, với ngân sách chiếm đến 10% ngân sách quảng cáo hàng năm của DN. Chuỗi sự kiên “Bức tường Tiger 2017” cũng gây ấn tượng mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi thông điệp uống có trách nhiệm, đặc biệt là trong các bạn trẻ.

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu và Nước Giải Khát Việt Nam (VBA) bày tỏ, việc thu hút nguồn lực dành cho các hoạt động tương tác với khách hàng của doanh nghiệp vào Quỹ do Chính phủ quản lý có thể làm tăng chi phí mà lại ít tác dụng trong việc giảm tác hại lạm dụng đồ uống có cồn. “Nên bỏ đề xuất lập Quỹ nâng cao sức khoẻ. Giải pháp tốt hơn là nên quy định các doanh nghiệp đồ uống có cồn phải tiếp tục duy trì khoản kinh phí hiện đang sử dụng cho các chương trình tuyên truyền uống có trách nhiệm, vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp này”, đại diện VBA kiến nghị.

Hà Anh/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

Quý I/2024: Doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giảm 17%

06:32 , 16/04/2024

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, doanh số bán ô tô toàn thị trường đạt trên 58 nghìn xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.