ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dệt may Việt Nam trên đà trở lại thời hoàng kim

Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.

13/05/2018 16:10

 

Lấy lại mức tăng trưởng 2 con số

Khoảng 10 năm về trước, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng từ 12-15% mỗi năm, nhưng sau đó là một giai đoạn giảm tốc kéo dài. Đến năm 2017, chỉ dấu tích cực đã quay lại khi kim ngạch xuất khẩu tiến dần tới mức tăng trưởng 2 con số (9,8%).

Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2018 tình hình xuất khẩu toàn ngành rất khả quan, dự kiến tăng trưởng ít nhất là 10% so với năm 2017. Đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đã kín lịch sản xuất cho cả năm.

Không thể phủ nhận rằng hiện tượng này phần nào xuất phát từ sự hồi phục của nhu cầu thế giới, nhưng có thể thấy chính sự cải tổ và đầu tư của DN toàn ngành lẫn động thái hỗ trợ của Chính phủ trên các phương diện xúc tiến thương mại, ngoại giao và là lực đẩy quan trọng để hàng dệt may Việt Nam mở rộng thị trường.

“Các chuyến thăm và làm việc suốt thời gian qua của Thủ tướng Chính phủ đến các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó có Australia đã thực sự tạo động lực và điều kiện tốt hơn cho giao thương nói chung, và giao thương của ngành dệt may nói riêng”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định.

Tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu dệt may từ mức chỉ 30-40% trong giai đoạn trước đây, nay đã lên đến 50-60%. Một trong những gương mặt đại diện của dệt may Việt Nam - Tập đoàn Vinatex - đang dần khép kín chuỗi cung ứng với nhiều nhà máy sợi, vải, may mặc. Đây cũng là nơi được cho là đang có tỷ lệ nội địa hóa dẫn đầu toàn ngành. Cuộc “hồi sinh” của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ dù mới chỉ bắt đầu sau một giai đoạn sản xuất kinh doanh đình đốn, nhưng sự tái khởi động ấy được kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào nhu cầu nguyên liệu xơ sợi cho toàn ngành.

“Cuộc chinh phục” mới

Cùng với Hiệp định CPTPP, cuộc chinh phục và mở rộng thị trường của hàng dệt may Việt Nam đã đặt ra nhiều đòi hỏi khiến DN phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đang là động lực chuyển mình đối với ngành sợi Việt Nam. Nhiều nhà máy lớn của cả DN nội địa lẫn FDI lần lượt “ra lò” với quy mô hàng triệu cọc sợi.

Không chỉ thế, CPTPP còn là động lực thúc đẩy cải cách thể chế cho DN nói chung và DN dệt may nói riêng. Người đại diện VITAS tin rằng với sự tham vấn từ các Hội nghề nghiệp, nhiều quy định pháp lý gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh. Trong đó có các chính sách về thương mại, lao động, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính.

“Vừa rồi Bộ Công Thương ra quy định yêu cầu công bố hợp quy cho vải sử dụng trong nước liên quan đến hàm lượng formaldehyde, dự kiến đầu tháng 5/2018 có hiệu lực. Tuy nhiên, sau khi tham vấn tình hình thực tế của ngành dệt may, Bộ đã đồng ý hoãn thời gian có hiệu lực của quy định trên đến đầu năm 2019 để DN có thêm thời gian chuẩn bị quy trình và hồ sơ công bố cho các sản phẩm của mình”, Phó Tổng Thư ký VITAS Nguyễn Thị Tuyết Mai cho hay.

Hiện Việt Nam đã tạo thuận lợi thương mại cho DN nói chung thông qua chương trình cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trước tiên là trong ASEAN - nơi đang thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sau đó là tới các hiệp định thương mại tự do khác, trong đó có CPTPP.

“Đầu tháng 6 tới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng VITAS và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ mở lớp đào tạo quy trình tự chứng nhận xuất xứ cho các DN”, bà Mai thông tin thêm.

Bắt nhịp thị trường Australia

Cuộc chiếm lĩnh thị trường Australia của VITAS đã khởi động khi Hiệp hội liên tục đưa nhiều đoàn DN dệt may Việt Nam tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Australia để phô diễn năng lực sản xuất. Ở chiều ngược lại, thương nhân Australia cũng được mời tới các sự kiện giao thương với DN Việt Nam - nơi nhiều DN Việt đang tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty Đà Lạt Apex tin tưởng: “Dù không thể tự xây dựng nhà máy có thể đảm đương mọi khâu để tuân thủ quy tắc xuất xứ ‘từ sợi trở đi’ nhưng tôi tự tin Apex có thể tìm được các nhà cung cấp từ những thành viên trong CPTPP. Chúng tôi cũng đã có ISO 9001-2015, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chí kiểm tra của đối tác nhập khẩu”.

Những “liên minh” lập thành chuỗi cung ứng cũng đang dần hình thành ngay trong lòng VITAS. Trong đó, đáng chú ý là “Ủy ban Denim” với hệ thống các nhà cung cấp liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị xuyên suốt “từ sợi cho đến hàng dệt may denim thành phẩm”. Và cũng có những nhà máy ở phía bắc - Ví dụ như Tập đoàn May mặc TAL chuyên sản xuất đồng phục - đã trang bị công nghệ quét hiện đại, có thể lấy số đo của từng khách hàng trong tích tắc nhằm tối ưu hóa năng suất lao động; Hay nhờ áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN Manufacturing), hiện nay Việt Tiến đã có thể rút ngắn thời gian sản xuất một chiếc áo sơ mi, từ lúc bán thành phẩm đến lúc hoàn thành chỉ còn mất vài phút.

Thay cho những tài liệu của tham tán thương mại Việt Nam tại australia từ năm 2014, VITAS cũng cho hay sẽ biên soạn các hướng dẫn cập nhật nhất cho DN để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Cùng với đó là động thái “bắt tay” với Hiệp hội Logistics Việt Nam để rút ngắn khâu vận chuyển hàng hóa nhằm đáp ứng xu thế “thời trang nhanh” (fast fashion) đang nở rộ trên khắp thế giới với chủ trương hàng may mặc chỉ nằm trên kệ không quá 2-3 tuần.

Dù đã vào TOP 3 các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Australia (sau Trung Quốc và Bangladesh) nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể giành được vị trí thứ 2 từ Bangladesh nếu các DN biết triệt để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại và thực sự chịu “chuyển mình”.

Phương Hiền/ Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bảo đảm an toàn hoạt động thẻ ngân hàng

Bảo đảm an toàn hoạt động thẻ ngân hàng

08:13 , 28/03/2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng.

Cẩm Thủy có 36 hợp tác xã đang hoạt động

Cẩm Thủy có 36 hợp tác xã đang hoạt động

23:53 , 27/03/2024

Thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Nhiều hợp tác xã kinh doanh dịch vụ khẳng định vai trò bà đỡ trong sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho thành viên.

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.