ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Grab vừa được rót thêm tỷ USD, các đối thủ đang ở đâu trong cuộc "đại chiến"?

Trong khi Grab tiếp tục tỏ ra "mạnh" hơn với khoản hợp tác cả tỷ USD từ Toyota thì các đối thủ khác cũng đang nỗ lực hết mình trong cuộc "đại chiến" taxi công nghệ...

14/06/2018 21:55
Khi Grab liên tục tỏ ra vị thế của kẻ “độc quyền” như tăng giá, giảm mạnh các hình thức khuyến mãi thì khả năng người dùng chuyển sang tìm kiếm những ứng dụng mới thay thế là tất yếu.
Khi Grab liên tục tỏ ra vị thế của kẻ “độc quyền” như tăng giá, giảm mạnh các hình thức khuyến mãi thì khả năng người dùng chuyển sang tìm kiếm những ứng dụng mới thay thế là tất yếu.

Ứng dụng mới chen chân trong "cuộc chiến" taxi công nghệ

Grab vừa thông báo việc đã đạt được thỏa thuận với Toyota Motor Corporation (Toyota). Theo đó, Toyota sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Grab, trở thành nhà đầu tư chính trong vòng gọi vốn hiện tại của Grab.

Theo Grab, đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trước đến nay trên quy mô toàn cầu từ một doanh nghiệp sản xuất ôtô vào lĩnh vực đặt xe công nghệ, và đưa Grab tiến gần hơn đến tầm nhìn trở thành nền tảng di động một điểm đến (one-stop) tại Đông Nam Á.

Sau khi thâu tóm Uber tại Đông Nam Á, Grab đang cho thấy tham vọng “bành trướng” của họ trên thị trường ứng dụng gọi xe. Tại Việt Nam, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho biết hãng đã triển khai chương trình “90 ngày nỗ lực hoàn thiện" nhằm giải quyết những khó khăn mà cả khách hàng và tài xế gặp phải khi sử dụng ứng dụng.

Theo đó, một loạt các chính sách được Grab đưa ra nhằm “hài lòng” cả phía tài xế và các khách hàng khi sử dụng ứng dụng. Chẳng hạn đối với tài xế, Grab cho phép họ có thể hủy chuyến trong trường hợp đã tới điểm đón mà sau 5 phút khách hàng vẫn không xuất hiện. Hay việc “thưởng đón khách” mới để khuyến khích tài xế đón khách ở xa…

Thực tế, sau thương vụ thâu tóm Uber, khá nhiều khách hàng đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng dịch vụ ứng dụng Grab, chẳng hạn như giá cước tăng cao, huỷ cuốc vô tội vạ… Không ít khách hàng đã “thằng tay” xoá ứng dụng này vì “ghét cái thái độ”.

Nhiều nhận định cho rằng đây là thời điểm tốt để các ứng dụng gọi xe khác “chen chân” trong cuộc chiến giành thị phần. Trong khi Grab tiếp tục “mạnh” hơn với khoản hợp tác cả tỷ USD cùng với loạt chính sách nhằm “lấy lòng” tài xế và khách hàng thì các đối thủ khác cũng đang nỗ lực hết mình trong cuộc “đại chiến” taxi công nghệ.

Mới đây, ứng dụng gọi xe công nghệ Aber từ Đức vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM. Đây là ứng dụng gọi xe thông minh trên nền tảng 4.0 được phát triển bởi nhóm kỹ sư người Việt du học tại châu Âu.

Điểm đặc biệt của Aber là hãng không áp dụng mức chiết khấu với tài xế trên từng cuốc xe mà tính phí quản lý ứng dụng cố định tùy vào tổng thu nhập hằng tháng của tài xế và được trừ sau mỗi tháng.

Tính ra, mức chiết khấu chưa đến 10% so với thu nhập hằng tháng, tài xế chạy càng nhiều, chiết khấu càng thấp. Trong khi đó, chính sách chiết khấu đối với tài xế của Grab hiện nay là 23,6%, đối tác mới đóng chiết khấu lên đến 28%.

Tỷ lệ chiết khấu doanh thu của Tập đoàn Mai Linh đối với ứng dụng gọi xe cũng chỉ 15%, thấp hơn khá nhiều so với Grab. Trước đó, ông lớn trong ngành vận tải – là công ty cổ phần xe khách Phương Trang cũng tuyên bố sẽ rót hơn 2.000 tỷ vào ứng dụng gọi xe Vivu để đổi tên thành VATO.

Điểm khác biệt ứng dụng này khác với Grab là cho phép người dùng mặc cả với lái xe (giá tối thiểu VATO đưa ra) để có thể nhanh chóng hoàn thành chuyến đi. Giá cước của Vato ở mức 8.500 đồng mỗi km, tương tự GrabCar nhưng phần chiết khấu với lái xe là 20%, vẫn thấp hơn của Grab.

Muốn “đánh” lớn, phải đầu tư lớn?

Khi Grab liên tục tỏ ra vị thế của kẻ “độc quyền” như tăng giá, giảm mạnh các hình thức khuyến mãi thì khả năng người dùng chuyển sang tìm kiếm những ứng dụng mới thay thế là tất yếu. Nhưng tính đến thời điểm này, những "tay chơi" mới dường như chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cả khách hàng lẫn tài xế.

Chị Mai - một nhân viên văn phòng thường sử dụng ứng dụng gọi xe để di chuyển cho biết: “Thi thoảng khi Grab tăng giá vô tội vạ thời điểm trời mưa, tôi chuyển sang một ứng dụng khác để gọi xe nhưng khá thất vọng. Sau vài lần thông báo “không tìm thấy xe”, tôi vẫn phải ngậm ngùi đặt Grab với mức giá có thể gấp đôi, gấp ba bình thường”.

Về những quận ngoại thành như Hà Đông, bản thân người viết cũng thấy rất khó khăn trong việc đặt được một chiếc xe qua ứng dụng Mai Linh hay Vato, trong khi đó, xe Grab lại “nhan nhản”.

Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cho rằng, thị trường ứng dụng gọi xe đầy tiềm năng, nhưng để “đấu” lại những đối thủ như Grab, các ứng dụng phải có nguồn lực tốt, tiềm lực tài chính mạnh.

Nhìn từ Grab hay Uber trước đây thì có thể thấy, họ đầu tư rất mạnh cho giai đoạn đầu, cùng với đó rất nhiều chiêu thức để thu hút tài xế và các siêu khuyến mại để hút người dùng. Khi họ có được mạng lưới xe dày đặc với một lượng lớn người dùng, việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cũng trở nên dễ dàng hơn.

Nếu không có được một ứng dụng thông minh, hoạt động trơn tru và lượng đối tác tài xế hùng hậu, e rằng việc đấu lại với Grab là rất khó.

Thực tế, ý tưởng hay chưa hẳn là vấn đề mấu chốt thành công mà điểm quan trọng cần có là mạnh về vốn. Nếu không có nguồn vốn tốt, ý tưởng của các doanh nghiệp khó có thể triển khai. Tuy nhiên nếu “đốt tiền” với những ý tưởng tồi thì doanh nghiệp cũng sớm muốn nhận được kết cục buồn.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nào yếu hơn sẽ bị đào thải nhưng họ có thể lựa chọn cách tránh đối đầu trực diện với những đối thủ lớn bằng cách đi vào các thị trường ngách.

"Thay vì ý định ngay lập tức chia lại thị trường, những ứng dụng mới nên đi theo một chiến lược dài hơi, gây dựng chỗ đứng từng bước", vị này nói.

Nguyễn Mạnh/Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.