ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nguy cơ thiếu điện có giảm nếu mua của Trung Quốc, Lào?

"Để đảm bảo sản xuất 265-278 tỷ kWh điện vào năm 2020 và khoảng 572-632 tỷ kWh vào năm 2030, nhà nước cần có cơ chế về khung giá mua điện từ Lào để đẩy nhanh việc đàm phán với phía Lào nhằm thu gom các nguồn điện tại Nam Lào. Ngoài ra, cần tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc ở phía Bắc theo phương án cách ly lưới điện."

10/08/2018 08:36

Đó là phát biểu của ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại buổi Diễn đàn Năng lượng Việt Nam với chủ đề “Những thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững” diễn ra hôm qua (9/8) tại Hà Nội.

Đảm bảo mục tiêu sản xuất 265 - 278 tỷ kWh điện năm 2020 và khoảng 572 - 632 tỷ kWh vào năm 2030 và đạt tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2020 là 10,3-11,3%/ năm, giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 8,0-8,5%/năm thì theo ông Hải, cần phải kiểm soát được nhu cầu phụ tải và đảm bào về nguồn cung điện.


Nguy cơ thiếu hụt điện năng trong những năm tới đòi hỏi có cơ chế nhập khẩu điện

Nguy cơ thiếu hụt điện năng trong những năm tới đòi hỏi có cơ chế nhập khẩu điện

Cụ thể, theo ông Hải: “Việc kiểm soát phụ tải cần tăng cường các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, phải quản lý nhu cầu sử dụng điện và ưu tiên cho khu vực miền Nam. Ngoài ra, cần có cơ chế của Nhà nước để đẩy mạnh chương trình điều tiết phụ tải, khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.”

“Và để đảm bảo nguồn cung, đến năm 2021, phải hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện, đặc biệt ở phía Nam như các dự án nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1, BOT Duyên Hải 2; Đảm bảo tiến độ phát điện trở lại Nhà máy nhiệt điện Xekaman 3-Lào (2020)”, ông Hải cho biết thêm.

Tuy nhiên, giải pháp quan trọng mà ông Hải cho rằng cần ưu tiên đó là việc: “Nhà nước cần phải có cơ chế về khung giá mua điện của Lào, để đẩy nhanh việc đàm phán với phía Lào. Việc thu mua này này nhằm thu gom các nguồn điện tại Nam Lào và các đường dây đấu nối để nhập khẩu về Việt Nam qua các đường dây 220kV hiện hữu. Bên cạnh đó, cần tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc ở phía Bắc theo phương án cách ly lưới điện.”

“Cùng với đó là phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch và tập trung đầu tư công trình lưới điện 220-110kV để đấu nối truyền tải các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời); tạo điều kiện để phát triển các dự án điện mặt trời, ưu tiên phát triển các dự án gần trung tâm phụ tải, thuận tiện đấu nối”, ông Hải cho biết thêm.

Nguy cơ thiếu điện tại miền Nam

Chia sẻ với báo chí về nguy cơ thiếu điện tại các tỉnh phía Nam, ông Ngô Sơn Hải cho biết, với phương án phụ tải cơ sở, tần suất nước về các hồ thủy điện ở mức trung bình nhiều năm, trong các năm 2019-2020, nhìn chung cung ứng điện có thể được đảm bảo.

Thế nhưng, đó là nếu, nguồn nhiệt điện chạy dầu cần phải huy động với sản lượng tương ứng gần 4,4 tỷ kWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh năm 2020. Trường hợp xấu, các tổ máy phát điện không đáp ứng độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.

Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam ngày 9/8/2018.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam ngày 9/8/2018.

Tình trạng đó tiếp tục xảy ra thì đến giai đoạn năm 2021-2023, theo ông Hải: ”Hệ thống điện sẽ không đáp ứng được nhu cầu điện và sẽ có khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.”

“Khả năng miền Nam rơi vào tình trạng thiếu điện sẽ cao hơn hoặc kéo dài ra cả giai đoạn đến 2025 nếu: phụ tải tăng trưởng cao, lượng về các hồ thủy điện kém hơn trung bình nhiều năm hoặc nguồn khí Lô B, khí Cá Voi Xanh chậm tiến độ và các dự án nguồn điện mới tiếp tục bị chậm tiến độ so với cập nhật hiện nay”, ông Hải cho biết thêm.

“Mỗi dự án nhiệt điện than 1.000 đến 1.200MW tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm mức độ thiếu điện tại miền Nam tăng thêm từ 7,2 đến 7,5 tỷ kWh/năm”, Phó Tổng giám đốc EVN nhấn mạnh.

Các yếu tố ảnh hưởng lớn ông Hải kể đến hiện nay là do các nguồn điện đã được khởi công xây dựng để đưa vào vận hành trong 5 năm tới rất thấp so với yêu cầu tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, với tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành là 34.864 MW, trong đó nhiệt điện là 26.000MW.

Thế nhưng, thực tế hiện nay mới chỉ có 7 dự án nhiệt điện than/7.860MW đã được khởi công và đang triển khai xây dựng. Do đó, còn tới trên 18.000MW/26.000 MW các dự án nhiệt điện than dự kiến vào vận hành trong 5 năm tới. Nhưng đến nay, các dự án đều chưa được khởi công xây dựng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng điện các năm tiếp theo.

Nguyên nhân thứ hai là, nhiều dự án nguồn điện, nhất là các dự án nhiệt điện tại miền Nam còn tiềm ẩn rủi ro nên sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ so với đánh giá tại thời điểm hiện nay. Không những thế, việc đảm bảo nguồn nhiên liệu cho phát điện còn tiềm ẩn rủi ro do các nguồn khí thiên nhiên trong nước hiện đang khai thác đã suy giảm mà chưa có nguồn cấp khí thay thế; Tiến độ dự kiến khí lô B và khí Cá Voi Xanh vẫn còn nhiều rủi ro về tiến độ.

Như vậy, theo thông tin từ EVN, có thể thấy, việc đảm bảo cung ứng điện toàn toàn quốc trong thời gian tới sẽ có nhiều rủi ro.

Thế Hưng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.