ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, "cửa" chi phình ra

Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

15/10/2018 06:43

Những năm gần đây, tình trạng bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam luôn ở mức cao và kéo dài, hiệu quả sử dụng nguồn lực công còn bộc lộ nhiều bất cập. Để xây dựng một nền tài chính an toàn, bền vững và hỗ trợ cho quá trình phát triển nhanh, toàn diện, tái cấu trúc tài chính công đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Phóng viên báo điện tử VOV đi tìm lời giải cho bài toán tái cấu trúc tài chính công của Việt Nam để hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Dư địa thu ngân sách ngày càng hạn chế

Theo thống kê của Bộ Tài chính, bình quân 2 năm 2016-2017 quy mô động viên NSNN đạt 25% GDP, cao hơn mức bình quân 23,6% của giai đoạn 2011-2015 nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân 26,3% của giai đoạn 2006-2010.

 

nguon thu ngan sach nha nuoc hep dan nhung cua chi phinh ra hinh 1
Quy mô thu NSNN/GDP (Nguồn: Bộ Tài chính)

 

 “Cơ cấu thu NSNN còn chưa thực sự bền vững, còn dựa vào các khoản thu từ vốn, các khoản thu có tính chất một lần. Thu từ đất đai chủ yếu là từ giao quyền sử dụng đất và tiền thuê đất trả tiền một lần”, ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chỉ rõ.

Cụ thể, khoản thu từ giao quyền sử dụng đất trong cơ cấu thu NSNN có quy mô tương đối cao. Năm 2016 là 8,96% và năm 2017 là 9,7%.

Trong khi đó, tỷ trọng thu NSNN từ các sắc thuế gắn trực tiếp với sản xuất – kinh doanh trong nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng… trong tổng thu NSNN đang có xu hướng tăng lên nhưng trong cơ cấu thu nội địa thì nguồn thu từ sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm từ 68,3% giai đoạn 2011-2015 xuống 62,3% trong 3 năm 2016-2018.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Vụ phó Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, tỷ trọng các khoản thu từ sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm xuống cho thấy dư địa thu ngân sách ngày càng hạn chế.

“Chúng tôi xác định sản xuất kinh doanh là gốc là nền tảng để thu NSNN nhưng tỷ trọng các khoản thu trực tiếp từ sản xuất kinh doanh giảm cho thấy dư địa và khả năng tài chính ngân sách của doanh nghiệp có vấn đề”, ông Tân nhấn mạnh.

Còn theo PGS. TS. Lê Xuân Trường, Phó Trưởng khoa Thuế và Hải Quan, Học viện Tài chính, những năm gần đây thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách đã thấp đi nhiều, buộc chúng ta phải tìm nguồn khác bù đắp cho thu ngân sách, nhưng phải là những nguồn thu bền vững, tức là phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì mới có cơ sở để tăng thu ngân sách.

Chi ngân sách liên tục tăng

Trong khi đó, quy mô chi NSNN xét về số tuyệt đối lại không giảm. Xét về số tương đối so với GDP mặc dù có giảm nhưng không đáng kể. Trung bình giai đoạn 2006-2010 là 29,7% và giai đoạn 2011-2015 là 29,4% GDP.

 

nguon thu ngan sach nha nuoc hep dan nhung cua chi phinh ra hinh 2
Quy mô chi NSNN/GDP (Nguồn: Bộ Tài chính)

 

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, Phó Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, tổng chi NSNN liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2017 với tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn này là gần 10%. Năm có tỷ lệ tăng chi cao nhất là năm 2017, tăng 19,5% so với năm 2016.

“Tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN thời gian qua dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN”, PGS Nguyễn Thị Thanh Hoài cảnh báo.

Bên cạnh đó, PGS Hoài cho rằng, cơ cấu chi NSNN chưa thực sự hợp lý, chi thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn, tốc độ nhanh trong khi chi đầu tư phát triển giảm và tốc độ chậm hơn chi thường xuyên. Tỷ trọng chi thường xuyên trung bình giai đoạn 2013-2017 chiếm trên 65% tổng thu NSNN.

“Cơ cấu chi ngân sách chưa thực sự hợp lý, khoản chi cho khoa học, công nghệ, môi trường còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi”, bà Hoài đánh giá.

Trong cơ cấu chi NSNN, khoản chi đầu tư hàng năm chiếm tỷ lệ dưới 25% tổng chi NSNN, tốc độ tăng chi không cao, có năm còn giảm so với năm trước (như năm 2016 giảm 4% so với năm 2015).  

“Chi đầu tư vẫn còn tình trạng giải ngân vốn đầu tư từ NSNN đủng đỉnh vào đầu năm và dồn dập vào cuối năm; vẫn còn tình trạng tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN không đồng đều giữa các bộ, ngành cũng như giữa các địa phương, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả đầu tư công”, bà Hoài chỉ rõ.

Bội chi NSNN năm 2016 là 5,52% GDP (theo cách tính của Việt Nam), xấp xỉ mức bình quân giai đoạn 2011-2016, kéo theo nợ công tăng nhanh, từ quanh mức 50% GDP (năm 2010) lên khoảng 63,7% GDP (năm 2016). Mặc dù dư nợ công năm 2017 giảm xuống còn 61,4% GDP, tiệm cận ngưỡng 65% GDP mà Quốc hội cho phép. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, nợ công ở mức cao đã làm cho không gian tài khóa bị thu hẹp, dư địa về khả năng can thiệp của Chính phủ khi cần thiết đã giảm đáng kể so với trước.

“Cân đối NSNN tuy có cải thiện bước đầu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô và cơ cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững, bội chi kéo dài và nợ công ở mức cao. Hệ lụy cuối cùng của những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến tính bền vững trong tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn”, ông Tuấn cảnh báo./.

Bài viết cùng loạt bài "Tái cấu trúc tài chính công"

Bài 1: Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

Bài 2: Quản lý tài chính công bộc lộ nhiều rủi ro

Bài 3: Tái cấu trúc tài chính công là đòi hỏi cấp thiết

Cẩm Tú/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá

09:55 , 22/04/2024

Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản

09:53 , 22/04/2024

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thanh Hóa có 13 hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

09:44 , 22/04/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

08:13 , 22/04/2024

Những ngày qua, người dân trồng thanh long trên cả nước vui mừng khi giá thanh long nghịch vụ liên tục ở mức cao.

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

Doanh thu các doanh nghiệp chứng khoán tăng mạnh

08:09 , 22/04/2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường từ đầu năm đến nay đã giúp nhiều công ty chứng khoán có doanh thu, lợi nhuận cao.

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần

08:05 , 22/04/2024

Lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lại tăng mạnh, lên gần chạm trần 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

22:14 , 21/04/2024

Những năm qua, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu "hái quả ngọt" trên vùng đất khó.

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp

18:10 , 21/04/2024

Theo thống kê trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh Thanh Hoá đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp.

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

09:31 , 21/04/2024

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 3/2024, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng trên tổng số trên 657.000 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2024 vẫn chưa được phân bổ chi tiết.

Thanh Hoá tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển

Thanh Hoá tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển

16:15 , 20/04/2024

Nhờ không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quý 1/2024, tỉnh Thanh Hoá tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư với 30 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 6 dự án FDI), gấp 2,14 lần so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký khoảng 3.540 tỷ đồng và 62 triệu USD.