ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sản xuất nông sản không phải để chờ "giải cứu"

Muốn tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thuận lợi, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản xuất phải gắn với thị trường, theo tín hiệu của thị trường...

11/10/2018 18:20

Cung vượt cầu, sản xuất theo phong trào, thiếu liên kết,... là những cụm từ được nhiều chuyên gia nhắc đến khi trao đổi về câu chuyện quả thanh long phải đổ, bỏ cho gia súc ăn thời gian qua ở những địa phương được coi là thủ phủ của thanh long như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh long giảm giá, phải đổ bỏ là do thương lái không thu mua, thị trường Trung Quốc ngừng mua thanh long. "Được mùa rớt giá" trong sản xuất nông nghiệp không phải là câu chuyện mới, mà đã từng xảy ra đối với những nông sản như: chuối, dưa hấu, hành tím, củ cải…

Hàng loạt vườn thanh long ở Bình Thuận đến kỳ thu hoạch.
Hàng loạt vườn thanh long ở Bình Thuận đến kỳ thu hoạch.

Thực tế cho thấy, hơn 80% sản lượng thanh long được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khi thị trường này không tiếp nhận, người trồng thanh long không còn nơi tiêu thụ.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Thị trường quyết định sản xuất, bản thân nông dân cũng cần hiểu rằng sản xuất những gì có thể bán được, những gì thị trường cần.Thực tế cho thấy, hơn 80% sản lượng thanh long được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khi thị trường này không tiếp nhận, người trồng thanh long không còn nơi tiêu thụ.

Theo ông Ngọc, bản chất sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với rủi ro lớn nhất đó là rủi ro thị trường, nếu sản xuất mà không có hợp đồng liên kết thì việc sản xuất được sản phẩm bán ra thị trường sẽ gặp khó khăn chưa kể đến những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp - một trong những địa phương đi đầu trong tái cơ cấu nông nghiệp với nhiều chuỗi giá trị từ rau quả, đến chăn nuôi - phân tích, việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết khiến nông dân gặp nhiều rủi ro, đã đến lúc nông dân cần phải thay đổi tư duy và sản xuất một cách chuyên nghiệp hơn.

"Nông dân vào hợp tác xã mua chung vật tư đầu vào, giảm giá thành, đàm phán về giá cả với doanh nghiệp, giờ sản xuất manh mún, mạnh ai đấy bán, cạnh tranh về giá để bán khiến giá bán cũng giảm. Nông dân muốn rằng tự quyết định giá nông sản mình làm ra nhưng nếu không thay đổi, không liên kết lại thì không thể quyết định được giá", ông Hoan cho hay.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau thời gian lượng nhập khẩu thanh long giảm từ thị trường Trung Quốc hiện mọi hoạt động giao thương xuất khẩu thanh long tại các cửa khẩu giữa hai bên đã diễn ra bình thường.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, muốn tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thuận lợi đầu tiên phải đảm bảo yếu tố về chất lượng sản phẩm, sản xuất phải gắn với thị trường, theo tín hiệu của thị trường, ông Toản lưu ý.

Bài học thành công về tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ vải thiều (Bắc Giang) và nhãn lồng (Hưng Yên) ở miền Bắc là minh chứng rõ nét trong việc xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đây là kinh nghiệm có thể áp dụng đối với nhiều loại trái cây ở Nam bộ trong đó có thanh long, bởi không chỉ tập trung sản xuất mà không quan tâm tính đến tín hiệu thị trường, bị động để chờ "giải cứu".

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nông dân và các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất và quản lý, tăng cường khâu chế biến sâu để gia tăng giá trị. Đồng thời, phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, “không để trứng vào một giỏ”; đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế và dần dần xóa bỏ xuất khẩu tiểu ngạch.

Theo Minh Long/VOV1

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

Yên Định phát triển 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu

23:51 , 27/03/2024

Hiện nay, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chứng nhận 39 mã số vùng trồng ớt phục vụ xuất khẩu với diện tích 300 ha. Trong đó có 24 mã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 15 mã sang thị trường Malaysia và 2 mã vùng nội địa.

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

Thanh Hóa gieo trồng được gần 80 ha bí xanh

23:24 , 27/03/2024

Qua đánh giá nhiều vụ sản xuất cho thấy, cây bí xanh khá phù hợp với điều kiện canh tác tại một số địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Do đó, thời gian qua, một số địa phương đã định hướng mở rộng diện tích trồng bí xanh.

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

Quyết liệt xử lý tàu cá mất kết nối hành trình

23:20 , 27/03/2024

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), đến trung tuần tháng 3 năm 2024, toàn tỉnh vẫn còn một số tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển hơn 10 ngày.

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất

23:14 , 27/03/2024

Vụ đông năm 2023 - 2024, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng hơn 46.900 ha cây trồng các loại. Để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng diện tích cây trồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

Triệu Sơn thu hút đầu tư tạo động lực cho phát triển

21:05 , 27/03/2024

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đang là giải pháp quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối, kêu gọi đầu tư, thu hút ngày càng nhiều dự án vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

Đánh giá hiệu quả mô hình diệt chuột bằng thuốc thế hệ mới

20:32 , 27/03/2024

Mới đây, tại xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình: "Quản lý chuột hại bằng bả trộn sẵn Hicate 0.08AB" trên ruộng lúa vụ xuân năm 2024.

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

6.300 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế khu vực nông thôn

18:10 , 27/03/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 64 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định và 3 Quỹ tín dụng nhân dân đang trong diện kiểm soát đặc biệt, bình quân mỗi quỹ có trên 1.800 thành viên tham gia.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

07:25 , 27/03/2024

Tỷ lệ hội viên nông dân chiếm 90% so với số lao động nông, lâm nghiệp nên trong những năm qua, hội nông dân huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, nhiều hộ đã biết khai thác thác tiềm năng đất đồi rừng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

Thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng phục hồi

07:11 , 27/03/2024

Thị trường vật liệu xây dựng sản xuất, tiêu thụ sụt giảm. Dự báo đến giữa năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng mới có triển vọng phục hồi.

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

Trong quý 1/2024: Có 5 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD

07:02 , 27/03/2024

Theo thông tin từ tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 5 nhóm hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp đạt tỷ đô la đó là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, gạo và rau quả.