ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vựa cây cảnh "bung lụa" đón Xuân

Ở Hưng Yên, nhiều cây cảnh, từ bưởi thế, bưởi bonsai mini tới các "cụ" bưởi lâu năm quả vàng óng, sai trĩu cành..., đang chờ khách rước về chơi Tết.

11/01/2019 14:06

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, khách đã nườm nượp đổ về Văn Giang, Hưng Yên để săn cây cảnh về chơi Tết. Ở “vựa” cây cảnh này, khách có thể lựa chọn cho mình được nhiều loại cây độc, lạ về chưng Tết hoặc làm quà biếu …

Văn Giang (Hưng Yên) nổi danh là “lò” luyện cây cảnh phục vụ thị trường Tết.
Văn Giang (Hưng Yên) nổi danh là “lò” luyện cây cảnh phục vụ thị trường Tết.

Đa dạng các loại cây cảnh như bưởi, cam, quất, chanh vàng, đu đủ,… được bày bán kín trên vỉa hè tại nhiều đoạn đường lớn chạy qua huyện Văn Giang. Theo chân chủ một số nhà vườn tại Văn Giang, phóng viên VOV bị choáng ngợp bởi những cây bưởi cảnh xum xuê trái, những cây cam canh trĩu quả đỏ au, những cây chanh vàng bonsai nhiều tư thế, và cả những cây đu đủ hình dáng ấn tượng, quả sai lúc lỉu...

Trang trại bưởi cảnh của anh Vũ Đức Mạnh ở thôn Quán Trạch, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, có hàng trăm cây với nhiều mẫu mã khác nhau, từ bưởi thế, bưởi bonsai mini tới các “cụ” bưởi lâu năm quả vàng óng, sai trĩu cành.

Anh Mạnh cho biết, vài năm trở lại đây, nhiều thích chơi bưởi cảnh dịp Tết bởi đây là loại quả phổ biến vào mỗi dịp Tết cổ truyền. Giá bưởi cảnh năm nay rất phải chăng, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng mỗi cây.

Chỉ tay vào những chậu bưởi cảnh cao đến vài m, đều quả tăm tắp, ánh vàng sáng bóng, anh Mạnh chia sẻ: Bưởi cảnh được trồng từ gốc nhiều năm tuổi nhưng phải trải qua quá trình chăm sóc, tạo kiểu công phu mới có được cây dáng đẹp, nhiều quả. 

Để có cây đẹp, nhà vườn phải “săn” gốc bưởi diễn lâu đời, thế đẹp, không bị sâu để mang về ươm và ghép quả, anh Mạnh cho hay.

Thông thường, để có một chậu bưởi cảnh hoàn chỉnh chơi Tết, người trồng phải mất mấy năm chăm sóc, tạo tán cho cây và cấy ghép quả từ đầu năm. “Khoảng 30-40% số quả bưởi trên cây là do cây tự đẻ ra, còn 60-70% số quả còn lại là do ghép cuống. Ghép quả tỷ lệ thành công lên tới 90% nếu nhà vườn có kinh nghiệm,” anh Mạnh chia sẻ.

Thời điểm ghép quả thường là từ đầu tháng 4 âm lịch để quả bưởi có thể chín vàng đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Muốn có cây bưởi đẹp, ngoài số quả tự nhiên thì các chủ vườn phải ghép thêm quả sao cho cân đối, đều nhau, phù hợp với dáng và tán cây. Đặc biệt, tổng số quả trên cây phải mang một ý nghĩa đẹp theo quan niệm dân gian, thường là số lẻ, đẹp nhất là số hàng đơn vị là 6, 8, 9.

Giá mua bưởi cảnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, dáng dấp, số lượng quả, số tuổi cây… Những cây đẹp có giá khoảng hơn chục triệu đồng, thậm chí là vài chục triệu đồng. Những cây nhỏ thì giá chỉ vài triệu đồng. Những cây bưởi bonsai mini giá dao động từ 3-5 triệu đồng mỗi cây.

Ngoài bưởi cảnh, nắm bắt được xu thế khách hàng thích chơi cam canh dáng đẹp về chưng Tết, nhà vườn Mạnh Thủy ở xã Liên Nghĩa đã tập trung vào trồng cam canh bonsai. Năm nay, nhà vườn này có khoảng 140 chậu cam canh cảnh phục vụ khách mua về chơi Tết. 

Chủ nhà vườn cho hay, hiện một số cây đẹp đã được đặt mua. Giá cả năm nay cũng không đắt hơn so với năm ngoái, dao động từ 5-6 triệu đồng/cây đối với những cây cam canh loại đẹp và to. Còn những cây nhỏ hơn thì giá chỉ tầm 1,5-3 triệu đồng.

Trồng cam canh làm cảnh kỳ công hơn trồng bưởi, chủ nhà vườn Mạnh Thủy chia sẻ, và cho biết thêm, khó nhất là khâu đảo lấy quả, mang cây từ đất vườn thả vào chậu cảnh. Cây cam canh thường đơm hoa kết trái vào tháng 2 âm lịch nên chủ vườn phải tiện quanh gốc cây để lấy hoa và quả và đưa cây vào chậu từ đầu năm để “rèn” cây quen với môi trường sống trong chậu.

“Có những cây cảnh sống trong chậu cả đời, chỉ đổi chậu theo yêu cầu của khách”, chủ nhà vườn Mạnh Thủy cho hay.

Quá trình “làm đẹp” cho cây bắt đầu từ vài tháng trước Tết, từ cắt tỉa và chăm bón tới  tạo dáng cho cây. Hầu hết các nhà vườn đều phải thuê thợ làm thêm với giá nhân công từ 300.000 – 400.000 đồng/ngày để phụ giúp chăm cây.

Về mặt lợi nhuận, theo chủ nhà vườn Mạnh Thủy, trồng bưởi cảnh và cam cảnh thu lãi tương đương nhau. Chi phí trồng bưởi cao hơn trồng cam, nhưng trồng cam lại đòi hỏi phải kỳ công, tỉ mỉ và kỹ thuật cao hơn để giữ quả đẹp và bền. Mỗi năm, nếu thời tiết thuận lợi thì lãi thu về bằng 50% tổng doanh thu của cả vườn, trung bình thu lợi khoảng 300-400 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nếu thời tiết khắc nghiệt thì lãi cũng chỉ được 100-200 triệu đồng/năm.

Những cây bưởi, cây cam đã trở nên quá quen thuộc, do đó, để làm mới thị trường, một số nhà vườn tại Văn Giang đã tạo ra những cây cảnh mới, trong đó có đu đủ bonsai – một mặt hàng đang hút khách năm nay.

Gia đình nhà anh Vũ Văn Tiến ở xã Liên Nghĩa đang sở hữu một vườn đu đủ bonsai trĩu quả. Rất nhiều trong số đó đã được khách đặt mua cách đây cả tháng, giá dao động từ 2-3 triệu đồng/cây.

Anh Tiến cho hay, khách “săn” hàng về chơi Tết đã về Văn Giang lùng mua từ đầu tháng 10 âm lịch, và dịp đông khách nhất là vào cuối tháng 11 âm lịch. Để chọn cho mình cây cảnh ưng ý về chơi Tết hay đi biếu, tặng, khách đã đặt cọc tiền sớm và chủ vườn phải đánh dấu vào những cây khách đã đặt mua chờ dịp thuận tiện sẽ cho xe tới chờ về.

Chăm sóc đu đủ cảnh cũng không quá vất vả nhưng cần sự tỉ mỉ. “Thức ăn của loại cây này chủ yếu là xỉ, đất và phân gà, phân vi sinh và NPK. Đu đủ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đây là loại cây ưa nắng ấm, rất kỵ với rét đậm rét hại. Nếu lạnh quá lá sẽ bị xoằn, vàng ngọn, trái hỏng…”, anh Tiến chia sẻ.

“Đối với người trồng cây cảnh, cũng giống như “đãi cát tìm vàng”, cần phải có chút “duyên”, anh Tiến nói. Các công đoạn chăm bón và “tút tát” được những người làm vườn thuộc như lòng bàn tay. Ấy vậy mà không ít người đã phải nhận “trái đắng” chỉ vì lơ là, mất tập trung ở một công đoạn dù rất nhỏ, có khi là ở ngay khâu đơn giản là cho cây “ăn”, hay khi trời không “thương”, đổ mưa nhiều khiến cây ngập úng. Về giá cả cũng vậy, khi hên gặp khách ưng thì mua bán đắt như tôm tươi, còn khi thị trường ế ẩm thì cũng không thể nói trước được điều gì.

Theo Trần Ngọc-Huy Phương/VOV.

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

06:45 , 18/09/2024

Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

06:10 , 18/09/2024

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

07:54 , 17/09/2024

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

07:51 , 17/09/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

08:27 , 16/09/2024

Đến nay, Thanh Hóa có khoảng 200 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất hàng dệt may, da giày, với tổng vốn đăng ký trên 36.000 tỉ đồng. Đã có 143 cơ sở dệt may, da giày đi vào hoạt động sản xuất, gồm: 116 nhà máy may với công suất khoảng 610 triệu sản phẩm/năm, 27 nhà máy giày với công suất 275 triệu sản phẩm/năm.

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

10:27 , 15/09/2024

Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

09:45 , 15/09/2024

Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.