ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vẫn nhiều vướng mắc kiểm tra chuyên ngành trong cơ chế một cửa ASEAN

Việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, nhất là trong kiểm tra chuyên ngành vẫn còn tồn tại, vướng mắc.

19/02/2019 16:32

Sáng 19/2, tại Hà Nội, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa Quốc gia và tạo thuận lợi thương mại tổ chức phiên họp thứ 4 về kiểm điểm kết quả triển khai nhiệm vụ 2018 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2019. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, tính đến cuối tháng 1 vừa qua, cơ chế một cửa quốc gia đã có 173 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với gần 1,9 triệu hồ sơ của khoảng 27.000 doanh nghiệp (đạt 97% so với mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 19).

61% doanh nghiệp cho rằng, thực hiện thủ tục qua Cơ chế một cửa quốc gia đã giảm thời gian tiếp nhận, xử  lý và thủ tục nhanh gọn, đơn giản.
61% doanh nghiệp cho rằng, thực hiện thủ tục qua Cơ chế một cửa quốc gia đã giảm thời gian tiếp nhận, xử lý và thủ tục nhanh gọn, đơn giản.

Tính đến ngày 31/12/2018, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 153 thủ tục hành chính của 12 Bộ, ngành, kết nối với gần 1,8 triệu hồ sơ của trên 26.000 doanh nghiệp. Trong năm 2018, các bộ, ngành có sự chuyển biến tích cực trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Trong đó có các Bộ: Giao thông Vận tải, Công thương, Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ lực trong triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia và đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Nhà nước hoàn thành 100% kế hoạch kết nối.

Theo báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức, có đến 61% doanh nghiệp cho rằng, thực hiện thủ tục qua Cơ chế một cửa quốc gia đã giảm thời gian tiếp nhận, xử  lý và thủ tục nhanh gọn, đơn giản; 51% cho rằng giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ cho doanh nghiệp; 42% cho rằng minh bạch trong thủ tục…

Về triển khai cơ chế một cửa ASEAN và kết nối ngoài ASEAN, Việt Nam chính thức trao đổi thông tin xuất xứ hàng hóa mẫu D điện tử với 4 nước trong khu vực gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Theo đó, nước ta trở thành 1 trong 5 nước đầu tiên trong khu vực kết nối thông tin tờ khai hải quan điện tử này…

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, theo kế hoạch đề ra về việc cơ chế một cửa quốc gia theo Nghị quyết 19, chúng ta cơ bản hoàn thành chỉ tiêu. Công tác cải cách, kiểm tra chuyên ngành cũng đạt được kết quả tích cực, trong năm 2018 các Bộ, ngành đã tiếp tục sửa đổi bổ sung  29 văn bản quy phạm phát luật và văn bản hướng dẫn; ban hành 18 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành; ban hành tiêu chuẩn quy chuẩn đối với 15 nhóm hàng phải kiểm tra chuyên ngành…

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, nhất là trong kiểm tra chuyên ngành vẫn còn tồn tại, vướng mắc như: Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn, việc cắt giảm danh mục hàng hóa quản lý và kiểm tra chuyên ngành vẫn còn hạn chế. Đối với số lượng thủ tục hành chính triển khai mới còn chưa đáp ứng mục tiêu…

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu, thời gian tới các Bộ ngành tiếp tục duy trì, nâng cấp, vận hành để đảm bảo hệ thống thông tin dữ liệu được thông suốt. Đẩy mạnh việc rà soát, ban hành, hay cắt giảm các thủ tục phải đi vào thực chất. Qua đó phải đảm bảo mục tiêu, đó là vừa tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn chống được gian lận thương mại, tăng cường được khả năng quản lý. Các Bộ, ngành tiếp tục việc tăng cường sự phối hợp với nhau nhằm tạo thuận lợi, tránh việc chồng chéo.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Chúng ta phải khắc phục đến mức tối đa việc một loại mã hàng hóa, thuộc diện kiểm tra lại rất nhiều bộ, ngành cùng kiểm tra. Chúng ta chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là đúng nhưng việc kiểm tra hậu kiểm cũng cần dựa trên cơ sở đánh giá những rủi ro.

Số lượng các doanh nghiệp phàn nàn chúng ta kiểm tra theo thông quan quá tràn lan và chúng ta không kiểm soát được chuyện này. Việc doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp phản ánh chúng ta cũng cần phải xem xét vấn đề này. Cần đánh giá lại kiểm tra theo thông quan trên tỷ lệ số lượng các đơn hàng chúng ta kiểm tra xem kết quả như thế nào để đánh giá lại tác động và hiệu quả.

Trong năm nay, mục tiêu đề ra là phấn đấu hoàn thành triển khai mới 61 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Thực hiện trao đổi thông tin xuất xứ hàng hóa điện tử với liên minh kinh tế Á-Âu và Hàn Quốc. Thực hiện trao đổi thông tin tờ khai Hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch động thực vật với các nước ASEAN theo kế hoạch chung.

Theo Nguyễn Hằng/VOV1

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

09:30 , 17/04/2024

Chile là một trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

08:59 , 17/04/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 820 ngày 11/4/2024 về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024. Quyết định này nhằm thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2023.

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu có trên 120 sản phẩm OCOP

18:16 , 16/04/2024

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ giúp các chủ thể vững vàng hơn trong sản xuất, kinh doanh nhờ được thụ hưởng nhiều cơ chế hỗ trợ thiết thực. Qua đó cũng góp phần tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

06:40 , 16/04/2024

Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.