Đường dây nóng: 0237 3721150

Để nông thôn mới phát triển bền vững: Cần chất lượng hay số lượng?

Xác định yếu tố chất lượng quan trọng hơn số lượng sẽ là lời giải cho vấn đề xây dựng nông thôn mới bền vững.

15/04/2019 06:18

Việc xây dựng nông thôn mới ở khu vực Đông Nam bộ dù đã mang lại hiệu quả tích cực; song vẫn còn đó những khó khăn, rào cản cần phải khắc phục, vượt qua. Nông thôn mới về đích cần có lộ trình và thời gian. Nhưng kết quả xây dựng nông thôn mới trước tiên là phải cần thực chất và nông dân là đối tượng được thụ hưởng?

Đồng Nai có 133 xã triển khai xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2018, 100% số xã này đã hoàn thành các tiêu chí và đạt chuẩn quốc gia. Cấp huyện có 8/11 đơn vị đạt chuẩn, 3 đơn vị còn lại cũng đã được Hội đồng thẩm định Trung ương bỏ phiếu công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, dự kiến trong tháng 4/2019 sẽ nhận quyết định.

Là địa phương “nổi tiếng” với công nghiệp, dịch vụ, nhưng Đồng Nai trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Và điểm sáng Đồng Nai đã góp phần tạo nên thành tích chung để Chương trình xây dựng nông thôn mới của cả nước về đích sớm hơn dự kiến đề ra.

de nong thon moi phat trien ben vung: can so luong hay chat luong hinh 1
Đồng Nai đến cuối năm 2018, 100% số xã này đã hoàn thành các tiêu chí và đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh vào năm 2019, nghĩa là “về đích” sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu là năm 2021. Nhưng chưa dừng lại ở đó, nông thôn mới ở Đồng Nai không ngừng được nâng cao vì càng về sau chuẩn của các tiêu chí đều được nâng lên, việc thẩm định cũng khắt khe hơn. Bằng nỗ lực từ cấp tỉnh xuống cơ sở, Đồng Nai đang cố gắng hết sức để về đích sớm. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là giữ vững về mặt chất lượng, nghĩa là phải lấy đời sống người dân nông thôn làm thước đo, việc không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân nông thôn được chú trọng hàng đầu.

Bài học kinh nghiệm được rút ra ở Đồng Nai, ngoài những vấn đề như công tác tuyên truyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xác định được hướng đi, vai trò người đứng đầu… thì yếu tố người dân được đặc biệt coi trọng.

“Sản xuất là quan trọng nhất. Nông thôn mới mà dân còn đói, còn nghèo thì dân người ta không tin. Thúc đẩy sản xuất có 2 cái lợi, một là dân tin, từ ngày làm nông thôn mới đời sống mình khác hẳn, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn… Thứ 2, phát triển sản xuất thì người dân có điều kiện để đóng góp ngược lại cho nông thôn mới. Ví dụ khi huy động làm đường anh đóng 5 triệu. Anh thấy làm đường thì đúng mà không có tiền thì cũng không thể đóng góp” - Ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai phân tích.

Ở Đồng Nai, xây dựng nông thôn mới được xác định là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, không chủ quan, tự mãn với kết quả đã đạt được. Do vậy, việc nâng cao thu nhập, đời sống của người dân luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để đạt mục tiêu đó, cần phát triển sản xuất theo hướng bền vững, liên kết chuỗi, đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, nâng cao giá trị nông sản.

de nong thon moi phat trien ben vung: can so luong hay chat luong hinh 2
Xây dựng nông thôn mới thì nhiệm vụ số 1 là phải tổ chức sản xuất. (Ảnh: KT)

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chương trình xây dựng nông thôn cả nước đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để “nâng chất” cho phong trào, các địa phương cần tập trung hơn cho các chỉ tiêu cốt lõi. Theo đó, chỉ tiêu số một vẫn là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi liên kết.

“Tập trung số 1 là phải tổ chức sản xuất. Phải hình thành được liên kết trên tất cả 3 trục sản phẩm cấp quốc gia, cấp tỉnh và trục sản phẩm cấp OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tất cả đều phải coi liên kết là chìa khóa để chúng ta thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chìa khóa để chúng ta có thể đưa nông sản Việt Nam hội nhập và đây mới là cơ sở để cải thiện đời sống nông dân” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Nông thôn mới, sau 10 năm xây dựng đã để lại những dấu ấn tịch cực, thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn cả nước.

Nhưng, xây dựng nông thôn mới không phải là cuộc chạy đua hình thức mà cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do vậy, cần đặc biệt chú trọng về chất lượng các tiêu chí về môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, củng cố chính quyền địa phương…

Về phát triển sản xuất, những chương trình lớn như: phát triển 15.000 hợp tác xã kiểu mới; chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm… cũng phải được xem là chiến lược lâu dài. Trong khi đó, du lịch Việt Nam hiện cũng đang tăng nhanh theo mỗi năm, nên việc khai thác du lịch nông nghiệp, nông thôn; hay  thu hút doanh nghiệp đầu tư vào những chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng rất cần được quan tâm giải quyết./.

VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

09:18 , 01/07/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

09:16 , 01/07/2025

Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

09:11 , 01/07/2025

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

09:10 , 01/07/2025

Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

15:18 , 30/06/2025

6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

06:37 , 30/06/2025

Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

06:29 , 30/06/2025

Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên

19:45 , 29/06/2025

Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường

16:25 , 29/06/2025

6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

16:23 , 29/06/2025

Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.