ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trên 78.400 tỷ đồng của các ngân hàng lớn chưa thu hồi được

Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, số việc phải thi hành liên quan đến tín dụng ngân hàng rất lớn, 17.459 việc, tương ứng số tiền trên 78.458 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng Agribank là 18.752 tỷ đồng; Vietinbank trên 8.506 tỷ đồng; BIDV 8.315 tỷ đồng; Sacombank 12.281 tỷ đồng;...

19/04/2019 18:52

Tại hội nghị tổng kết công tác đầu năm 2019 ngày 19/4, Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, các cơ quan thi hành án dân sự đã nỗ lực, cố gắng thi hành xong trên 243.000 việc tương ứng với trên 18.000 tỷ đồng, tăng trên 1.000 việc tương ứng với trên 6.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự ngày 19/4.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự ngày 19/4.

Tuy nhiên, điều kiện thi hành án trong những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn còn gặp nhiều khó khăn do giá trị phải thi hành lớn nhưng đa phần tài sản đã bị che giấu, hợp lý hoá hoặc cố tình tẩu tán nên giá trị tài sản bảo đảm rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thi hành án. Điển hình là vụ Vinashin, vụ Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TPHCM.

Hoặc cũng có vụ việc, người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam không có tài sản để thi hành như vụ Phạm Thị Bích Lương- cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội, vụ Huỳnh Thị Huyền Như. Tài sản bị kê biên có tình trạng pháp lý không rõ ràng, chưa được đền bù, giải phóng mặt bằng, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án trong quá trình xử lý như vụ Phạm Công Danh- cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Khó khăn thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng

Báo cáo của Tổng cục Thi hành án dân sự cho thấy, tổng số tiền, số việc phải thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng còn rất lớn: 17.459 việc, tương ứng số tiền trên 78.458 tỷ đồng, tập trung ở các ngân hàng lớn và có vốn nhà nước chi phối.

Trong đó, ngân hàng Agribank là 3.945 việc, trên 18.752 tỷ đồng; Vietinbank 1.327 việc, tương ứng trên 8.506 tỷ đồng; BIDV là 1.853 việc, trên 8.315 tỷ đồng; Techcombank 1.515 việc, trên 5.836 tỷ đồng; Sacombank 1.445 việc, trên 12.281 tỷ đồng; VPBank 2.266 việc, trên 2.234 tỷ đồng.

Theo báo cáo thống kê thì số tiền thi hành án tín dụng ngân hàng chiếm gần 60,7% số tiền phải thi hành án cả nước. Trong đó các địa phương có số tiền phải thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng lớn là TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Đến nay kết quả thi hành án các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng về giá trị thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.

“Do đó, kết quả thi hành án cũng đòi hỏi không chỉ nỗ lực, năng lực, công tác phối hợp của đội ngũ chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự mà cả hệ thống tín dụng, ngân hàng có lượng án lớn nêu trên”- đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay.

Trong khi đó, giá trị tài sản bảo đảm khi nhận thế chấp thì lớn nhưng khi xử lý thì giá trị bị giảm nhiều lần, việc thi hành án kéo dài do bán nhiều lần không thành, xác minh mất nhiều thời gian, phát sinh chi phí lớn.

Mặc dù trong những năm gần đây các tổ chức tín dụng đã chặt chẽ hơn trong giai đoạn thẩm định cho vay, nhưng các vụ việc cũ và một số vụ việc mới vẫn tiếp tục gặp một số khó khăn do tài sản bảo đảm không đúng với thực tế tài sản. Thậm chí nhận thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất là nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, có mồ mả trên đất.

Cơ quan thi hành án dẫn ví dụ tại tỉnh Kiên Giang, có ngân hàng đã nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất mà trên đất có 14 ngôi mộ không rõ lai lịch (?!).

Bên cạnh đó, vẫn còn tâm lý “e ngại” của người dân khi mua tài sản kê biến, đấu giá do đó nhiều tài sản kê biên, bán đấu giá nhiều lần vẫn không bán được dẫn đến thời gian thi hành án kéo dài.

6 tháng qua đã có gần 2.600 việc tương ứng số tiền trên 5.900 tỷ đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được. Nhiều vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản nên chưa thể xử lý dứt điểm.

Ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống cơ quan thi hành án, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng chỉ ra hàng loạt khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Bộ trưởng yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự địa phương cần làm tốt công tác phân loại án, kiểm tra thi hành án tại các chi cục và làm rõ nguyên nhân không thi hành án được.

Đồng thời, ông Long mong muốn TAND các cấp sẽ phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để giải thích bản án kịp thời, phối hợp ngay từ đầu trong các vụ án lớn; VKSND các cấp tăng cường công tác kiểm sát, đặc biệt ngay từ khi bắt đầu ra quyết định thi hành án.

Thế Kha/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.