63.000 tỷ đồng mất do tham nhũng tại các ngân hàng, thu hồi được 11.000 tỷ
Đây là con số được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chồng tham nhũng nêu ra khi công bố kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW, ngày 4/9/2018 và Quyết định số 196-QĐ/BCĐTW, ngày 26/10/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN); từ ngày 13/12/2018 đến ngày 19/12/2018, Đoàn công tác số 3 của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng Đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
![]() |
Tiền tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng chiếm 82%
Đoàn kiểm tra nhận định, thời gian qua, Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quan triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, trong đó có nội dung thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Kết quả kiểm tra cho thấy, từ năm 2013 đến tháng 9/2018, tổng số tiền các tổ chức tín dụng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 62.797,37 tỷ đồng, 18,52 triệu USD (chiếm 81,91% trong tổng số tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của toàn quốc 5 năm là 76.730,55 tỷ đồng).
Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Thi hành án dân sự thu hồi được 10.843,44 tỷ đồng (đạt 17,26%), 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).
Đối với các tài sản được Tòa án giao để bảo đảm thi hành án, các tổ chức tín dụng đã tổ chức, quản lý, khai thác, xử lý có hiệu quả. Về cơ bản, các tổ chức tín dụng tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài sản tiền gửi; tích cực phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng chỉ rõ, trong việc thực hiện công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương dẫn chứng, số cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề về thu hồi tài sản còn hạn chế; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài từ trước năm 2013 đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm; một số tổ chức tín dụng chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản, nên tỷ lệ thu hồi đạt thấp (mới chỉ đạt 17,26% về tiền, 59,48% về ngoại tệ so với tổng tài sản phải thu hồi)…
Triệt để kê biên tài sản, phong toả tài khoản trong án tham nhũng
Đoàn công tác kiến nghị Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng liên quan khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phối hợp để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định. Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự các cấp và các cơ quan liên quan để xử lý dứt điểm các tài sản bảo đảm có giá trị lớn, có nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các vụ còn tồn đọng kéo dài từ trước năm 2013.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác thẩm định cho vay; quản lý, xử lý tài sản bảo đảm, quản lý, khai thác các tài sản của tổ chức tín dụng được Tòa án giao để tránh thất thoát, bảo đảm hiệu quả thu hồi tài sản cho các tổ chức tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện tốt quy chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong PCTN, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế liên quan đến ngành ngân hàng; phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng về tài khoản, tiền gửi liên quan phục vụ điều tra, xử lý các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng…
Đoàn công tác số 3 kiến nghị Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN giao Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan sớm ban hành cơ chế phối hợp trong truy nguyên, truy tìm tài sản của đối tượng phạm tội để kê biên, phong tỏa, tạm giữ phục vụ việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế…
Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về giao dịch bảo đảm thay thế Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Bổ sung quy định về việc xác định số dư tài khoản ở nước ngoài, quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục về hợp tác quốc tế trong việc ủy thác hoặc thực hiện lệnh của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về xác minh, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ Việt Nam hiện nằm ở các nước khác.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh những nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần lưu ý, như thống nhất xác định việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát là một trong những yêu cầu phải xử lý của các vụ án hình sự nhằm khắc phục các thiệt hại; tăng cường phối hợp để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo.
Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án và công tác thu hồi tài sản, nhất là phối hợp trong việc cung cấp thông tin về tài khoản tiền gửi, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, giám định… để phục vụ cho các vụ án liên quan trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự các cấp xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài…
P.Thảo/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.