ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tìm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Chiều nay 17/6, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Ban chỉ đạo Quốc gia ODA và vốn vay ưu đãi với nhóm 6 Ngân hàng phát triển.

17/06/2019 18:39

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo và đại diện 6 nhà tài trợ gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Hiện nay, tại nước ta, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi do 6 Ngân hàng phát triển tài trợ đã giảm nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Năm 2018, tổng số vốn cam kết của 6 ngân hàng là gần 29 tỷ USD, tuy nhiên, vốn cam kết chưa giải ngân của nguồn vốn ODA từ 6 Ngân hàng phát triển hiện vẫn còn ở mức gần 17 USD, bằng 7% GDP của Việt Nam.

tim giai phap thuc day giai ngan von oda va von vay uu dai  hinh 1
Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Báo Chính phủ)

Mặc dù 6 Ngân hàng phát triển đã đạt được những kết quả tích cực trong danh mục đầu tư tại Việt Nam nhưng hiệu quả của các dự án đã giảm rất nhiều kể từ giai đoạn 2014-2015. Tỷ lệ giải ngân đã giảm từ mức 23,1% trong năm 2014 xuống chỉ còn 11,2% trong năm 2018. Tiến độ và giải ngân chậm đã dẫn đến trì hoãn hoặc thậm chí không đạt được các kết quả phát triển, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư, giảm tác động đến tăng trưởng GDP.

Khảo sát của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á tại 81 Ban quản lý dự án vào quý 1 năm nay cho thấy, có 5 vấn đề lớn ảnh hưởng đến dự án đó là thủ tục phê duyệt, chấp thuận của Chính phủ, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bị thiếu, vấn đề liên quan đến đấu thầu, thu hồi đất và tái định cư, các rủi ro khác liên quan đến khía cạnh xã hội của những bên bị ảnh hưởng và vấn đề liên quan đến quá trình giải ngân, rút vốn. Trong khi đó, có 4 vấn đề lớn ảnh hưởng đến giải ngân như: quy định của Chính phủ về quản lý vốn ODA không thống nhất và thường xuyên thay đổi, chậm phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn cho dự án, phân bổ vốn hàng năm không đáp ứng nhu cầu...

Để tháo gỡ những khó khăn, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển, đặc biệt, các nhà tài trợ Nhóm 6 Ngân hàng phát triển trong quá trình hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi Phạm Bình Minh nêu rõ: Việt Nam đang trong quá trình xây dựng 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, một trong những nội dung đặt ra là phải xác định nguồn lực cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, đối với nguồn vốn nước ngoài, Chính phủ chủ trương tiếp tục sử dụng và huy động nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ đầu tư phát triển, tuy nhiên, Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn ADF của Ngân hàng Phát triển châu Á, nguồn vốn ODA của các đối tác khác đang giảm đáng kể thay vào đó là vốn vay ưu đãi.

“Chúng tôi mong nhận được sự phối hợp hiệu quả của cộng đồng các đối tác phát triển, trong đó có nhóm 6 ngân hàng phát triển với các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi để tránh những bất cập trong việc bố trí kế hoạch nước ngoài như trong thời gian qua”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói./.

Bá Toàn/VOV1


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

Thanh Hóa: Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt hơn 23,9 triệu USD trong quý I/2024

14:00 , 18/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, quý 1 năm 2024, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của tỉnh tương đối ổn định. Tổng giá trị xuất khẩu chính ngạch đạt hơn 11,6 triệu USD; giá trị xuất khẩu tiểu ngạch đạt 12,3 triệu USD.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá: Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa

10:43 , 18/04/2024

Trước yêu cầu đòi hỏi cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 3/5/2019, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định số 1622 cho phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa. Ngày 30/6/2019, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã được tổ chức, đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội.

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

Hơn 17 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn

08:14 , 18/04/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi Nghị quyết số 248/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn có hiệu lực, đến nay Ban đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng.

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

Đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng

07:59 , 18/04/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6 năm nay như dự kiến.

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

Thọ Xuân: Hơn 3,4 tấn thực phẩm được cung cấp thông qua chuỗi liên kết

18:55 , 17/04/2024

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ.

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Hơn 1.800 tỷ đồng cho vay chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

18:55 , 17/04/2024

Nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 năm 2027 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tiếp sức cho các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

Huyện Như Xuân: Hàng hóa xuất khẩu đạt giá trị 5,6 triệu USD

18:55 , 17/04/2024

Quý 1 năm 2024, huyện Như Xuân đạt giá trị hàng hóa xuất khẩu 5,6 triệu USD, bằng 30,8% kế hoạch.

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

Vĩnh Lộc: Hơn 230 hộ làm nghề nuôi ong mật

18:55 , 17/04/2024

Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện để Nhân dân được vay vốn, thành lập các hội nuôi ong. Qua sinh hoạt của các hội, người nuôi ong được trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng mật ong, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại 2024

09:50 , 17/04/2024

Quý 1/2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 46 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngoài việc chủ động nguồn cung, ổn định giá cả, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại đã tìm các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

09:37 , 17/04/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 39 nghìn tấn, với trị giá đạt 208 triệu USD.